Sự thật về chỉ số GI của thực phẩm: Người đái tháo đường nên biết

Thứ tư - 26/07/2017 10:42

Sự thật về chỉ số GI của thực phẩm: Người đái tháo đường nên biết

Rất nhiều người tiểu đường áp dụng chế độ ăn uống dựa vào chỉ số đường huyết (hay còn gọi là chỉ số GI) của thực phẩm. Điều này là đúng nhưng chưa đủ. Theo các chuyên gia y tế, người tiểu đường cần quan tâm đến 2 chỉ số trong thiết lập thực đơn: tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm (chỉ số GI) và hàm lượng đường mà thực phẩm đó cung cấp (chỉ số GL).

Sự thật về chỉ số GI của thực phẩm

Theo chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vy:  Chỉ số đường huyết thực phẩm là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) từ 0-55 là thấp, từ 70 trở lên là cao.

Tuy nhiên, người tiểu đường sử dụng chỉ số này để tính thực đơn ăn uống hàng ngày là đúng, nhưng chưa đủ. Vì chỉ số GI không thể hiện được tổng lượng đường mà thực phẩm sẽ cung cấp khi chúng ta ăn nó.

Ngày nay, người ta dùng 1 chỉ số khác có tính chất khái quát và hữu dụng hơn. Đó là tải trọng đường huyết của thực phẩm. Chỉ số này thể hiện được hàm lượng đường mà cơ thể sẽ hấp thu nếu chúng ta ăn thực phẩm là bao nhiêu.

Tải trọng đường huyết được tính bằng cách lấy chỉ số GI nhân với số lượng carbonhydrat có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó và chia cho 100. Tải trọng đường huyết của thực phẩm (GL) nhỏ hơn 10 là thấp, từ 10 trở lên là cao.

Ví dụ: Xoài là loại thực phẩm có chỉ số GI thấp (GI=51) tuy nhiên hàm lượng đường trong xoài lại cao (14,1g/100g), nếu ăn 100g xoài thì tải trọng đường huyết của xoài là 12.8 (Trong khi 100g dưa hấu có hàm lượng đường là 2,3g và tải đường huyết chỉ là 1,65). Do đó nếu ăn xoài không kiểm soát, chúng ta đã đưa một lượng lớn đường vào cơ thể.

Hình ảnh Sự thật về chỉ số GI của thực phẩm: Người đái tháo đường nên biết số 1

Xoài có chỉ số đường huyết thấp (GI =51) nhưng tải lượng đường huyết lại cao (GL=12.8)

 Người tiểu đường cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào?

 Theo chuyên gia dinh dưỡng có những thực phẩm chỉ số chỉ số đường huyết (GI) thấp, nhưng tải trọng đường huyết (GL) lại cao thì cũng không nên ăn nhiều. Ngược lại, có những thực phẩm có chỉ số GI cao, nhưng GL trong 100g thực phẩm thấp thì người tiểu đường vẫn có thể ăn được nhưng kiểm soát về số lượng. Tuy nhiên, dù ăn bất kỳ thực phẩm nào, cũng nên nhớ các quy tắc sau:

- Ăn nguyên quả để cơ thể hấp thu được lượng chất xơ dồi dào. Tuyệt đối không nên dùng nước ép hoa quả vì cách ăn này sẽ làm đường huyết tăng rất nhanh.

- Ăn hoa quả trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn chính 2 tiếng

 
 

 

 

 

 

- Khoảng cách giữa 2 lần ăn hoa quả trong 1 ngày tối tiểu là 6 tiếng đồng hồ.

- Mỗi người đái tháo đường nên ăn hoa quả có chỉ số GI thấp (dưới 55) và GL thấp (dưới 10).

 
Hình ảnh Sự thật về chỉ số GI của thực phẩm: Người đái tháo đường nên biết số 2

Nên ăn hoa quả có chỉ số GI thấp và GL thấp

 - Nên sử dụng cách chế biến đơn giản như luộc hấp thay vì những cách chế biến phức tạp như ép, chiên, xào, nướng...

- Ngoài ra, người đái tháo đường nên lựa chọn cho mình 1 chế độ ăn đa dạng giữa các nhóm chất: đạm 15%-20%, đường bột 50%-55%, chất béo < 25%, vitamin và chất xơ.

- Nên dùng từ 300 -500g rau xanh mỗi ngày.

- Một ngày, tổng lượng hoa quả tiêu thụ tối đa khoảng 20g glucid, 2g protid; lipid không đáng kể, năng lượng 90 kcal (tương ứng với 1 quả táo tây 100g; hoặc 1 quả cam 150g; hoặc 1 quả chuối 130g…)

- Trường hợp đái tháo đường biến chứng thận có tăng kali máu thì không dùng rau xanh và hoa quả tươi.

 Còn cách nào để ổn định đường huyết?

Các nhà khoa học đã tìm ra một loại cây có tác dụng hạ và ổn định đường huyết vượt trội. Hoạt chất trong cây này tác động vào tất cả các quá trình tổng hợp và chuyển hóa đường của cơ thể: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường ở gan vào máu, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Đó là hoạt chất trong Dây thìa canh chuẩn hóa của sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường Diabetna.

Nghiên cứu lâm sàng tại Viện Rối loạn chuyển hóa Đại học Y Hà Nội và nghiên cứu về Dược lý học tại Đại học Dược Hà Nội đã chứng minh Diabetna giúp: hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1c, giảm mỡ máu xấu, giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. Đồng thời khẳng định, sản phẩm này không gây hại lên gan, thận, có thể sử dụng lâu dài, không gây tác dụng phụ và rất an toàn cho người sử dụng.

Hình ảnh Sự thật về chỉ số GI của thực phẩm: Người đái tháo đường nên biết số 3
 

Nhờ đó, vượt qua các nhãn hiệu hỗ trợ điều trị đái tháo đường trong nước và quốc tế, năm 2017, tổ chức INTAGE của Nhật Bản cũng đã nghiên cứu và công bố Diabetna là sản phẩm chất lượng số 1 và được nhiều người tin tưởng sử dụng nhất ở Việt Nam hiện nay.

Xem bảng tra cứu chỉ số GL của thực phẩm TẠI ĐÂY

 
Nguồn : Nguoiduatin.vn

 

 

 

 

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để mau hồi phục sức khỏe

Thứ sáu, 21/07/2017 | 09:23 GMT+7

       

 

Song song với việc uống thuốc, các bác sĩ đề nghị bệnh nhân phải có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để phục hồi bệnh nhanh chóng.

Sốt xuất huyết là một loại bệnh nhiễm trùng do vi-rút gây ra do muỗi đốt. Bệnh nhân được chẩn đoán bị sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến trên toàn thế giới nhưng số lượng các ca sốt xuất huyết được được phát hiện nhiều nhất là ở châu Á, Ấn Độ. Có khoảng 100 triệu trường hợp sốt xuất huyết được ghi nhận trên toàn cầu tính đến thời điểm này.

Hình ảnh Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để mau hồi phục sức khỏe số 1

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến trên toàn thế giới nhưng số lượng các ca sốt xuất huyết được được phát hiện nhiều nhất là ở châu Á, Ấn Độ.

Sốt cao đột ngột, đau khớp, đau quanh mắt, đau đầu, buồn nôn và ói mửa là triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết. Vì nó là một căn bệnh gây tử vong, bệnh nhân có các triệu chứng sốt xuất huyết cần phải nhập viện ngay lập tức để điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

Cùng với việc điều trị bằng các loại thuốc, các bác sĩ đề nghị một chế độ ăn uống nghiêm ngặt đối với các bệnh nhân sốt xuất huyết để phục hồi nhanh chóng.Chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết thường bao gồm rất nhiều lượng chất lỏng, các loại rau xanh và protein.

1. Bổ sung nhiều nước

Hình ảnh Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để mau hồi phục sức khỏe số 2

Cung cấp nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ các độc tố để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.

Chất lỏng là điều đầu tiên cần thiết trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết, phải được bổ sung một cách tối đa. Ngoài nước, người bệnh cần bổ sung các loại nước giàu dinh dưỡng như nước mía, nước dừa, nước chanh, nước cam tươi và các loại nước ép trái cây khác nhau. Cung cấp nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ các độc tố để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.

 

2. Chế độ ăn uống giàu protein

Các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, cá và các loại thực phẩm giàu protein khác giúp bệnh nhân sốt xuất huyết chống lại các virus sốt xuất huyết. Protein cần được đưa vào chế độ ăn uống sẽ giúp giảm sốt một cách từ từ và cơ thể phục hồi nhanh chóng, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đã bị mất khi bị bệnh.

 
 

 

 

 

 

3. Bài thuốc dân gian từ đu đủ

Người dân ở vùng sâu vùng xa dựa vào thuốc đông y, thuốc gia truyền để chữa trị nhiều bệnh. Nước ép chiết xuất từ lá đu đủ được biết đến là một trong những bài thuốc tự nhiên chữa bệnh rất hiệu quả đối với bệnh sốt xuất huyết.

4. Ăn chay

Sau nước, thực phẩm quan trọng nhất trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết là tất cả các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh. Trong quá trình chế biến món ăn, bạn cũng lưu ý không nấu quá chín để tránh bị mất chất dinh dưỡng.

5. Không ăn thực phẩm nhiều gia vị và dầu

Hình ảnh Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để mau hồi phục sức khỏe số 3

Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu khiến cho bệnh nhân sốt xuất huyết phục hồi chậm.

Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu khiến cho bệnh nhân sốt xuất huyết phục hồi chậm. Không chỉ vậy, chúng còn khiến bạn khó tiêu, tình trạng sốt có thể trở nên trầm trọng thêm.

6. Ăn súp và thực phẩm luộc

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường không thích hợp để ăn những thực phẩm rắn. Trong trường hợp này, hãy ăn những món súp chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein. Nếu cần thiết, bạn có thể nghiền thức ăn luộc và thêm vào một chút gia vị để tăng hương vị.

7. Trà gừng

Cuối cùng, một trong những loại thực phẩm có hiệu quả cho bệnh nhân sốt xuất huyết là trà thảo dược. Trà gừng là hiệu quả nhất do các đặc tính chữa bệnh khác nhau của nó như chống viêm, giảm đau...

 


Theo các chuyên gia y tế, người tiểu đường cần quan tâm đến 2 chỉ số trong thiết lập thực đơn: tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm (chỉ số GI) và hàm lượng đường mà thực phẩm đó cung cấp (chỉ số GL).
Chỉ số đường huyết thực phẩm là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) từ 0-55 là thấp, từ 70 trở lên là cao.
Tải trọng đường huyết được tính bằng cách lấy chỉ số GI nhân với số lượng carbonhydrat có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó và chia cho 100. Tải trọng đường huyết của thực phẩm nhỏ hơn 10 là thấp, từ 10 trở lên là cao.

Bảng tra cứu chỉ số đường huyết và tải trọng đường huyết của thực phẩm

(Màu xanh: Thực phẩm nên ăn; Màu hồng: Thực phẩm cần hạn chế)

Bảng chỉ số GI và GL của thực phẩm

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
 

 

Tác giả bài viết: Trang Vũ (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập42
  • Hôm nay19,999
  • Tháng hiện tại381,472
  • Tổng lượt truy cập32,847,997
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây