Thổ Nhĩ Kỳ dọa phủ quyết việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO

Chủ nhật - 15/05/2022 09:00
unnamed
unnamed

Ảnh tư liệu: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, phát biểu tại thượng đỉnh NATO, Bruxelles, ngày 24/03/2022. AP - Markus Schreiber

Mặc dù được Mỹ cũng như nhiều thành viên khác và cả tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg hoan nghênh và tuyên bố ủng hộ, ý định của Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO lại bị Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng phản đối. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 13/05/2022 nhận định để hai nước Bắc Âu gia nhập NATO là « một sai lầm ».  

Do Thổ Nhĩ Kỳ có quyền phủ quyết tại NATO nên Thụy Điển và Phần Lan dự kiến thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về hồ sơ này vào hôm nay 14/05 tại Berlin, bên lề một cuộc họp không chính thức của ngoại trưởng các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương mà Phần Lan và Thụy Điển cũng được mời dự. 

Vì sao tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại phản đối việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO ? Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer giải thích :  

« "Chúng tôi không ủng hộ điều đó", "Thổ Nhĩ Kỳ không muốn phạm hai lần cùng một sai lầm" : Recep Tayyip Erdogan đã có những phát biểu không mang tính ngoại giao chút nào để phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập khối NATO. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc những nước này là "nơi trú ngụ của các tổ chức khủng bố", nêu tên Đảng Những người lao động Kurdistan (PKK) và đảng cực tả DHKP-C. Tayyip Erdogan đã so sánh với sự gia nhập của Hy Lạp, quốc gia bị ông cáo buộc là đã lôi kéo NATO chống Thổ Nhĩ Kỳ.  

Giữa Ankara và một số nước châu Âu, đặc biệt là Thụy Điển, vẫn luôn có căng thẳng vấn đề đảng PKK và YPG, chi nhánh của đảng PKK ở Syria. Nhưng tuyên bố dứt khoát của Tayyip Erdogan có thể gây bất ngờ. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, người tự coi mình có thế mạnh trong NATO những tháng gần đây nhờ vai trò trung gian giữa Ukraina và Nga, và cũng là người tìm cách cư xử khéo léo với Nga, dường như đang nắm bắt cơ hội để gây sức ép với các đồng minh phương Tây về vấn đề các chiến binh người Kurdistan.

Năm 2019, ông Erdogan đã từ chối ủng hộ một kế hoạch phòng thủ của NATO cho các nước vùng Baltic và Ba Lan chừng nào các nước thành viên NATO chưa công nhận YPG là một nhóm khủng bố. Ankara cuối cùng đã phải thay đổi quan điểm mà không giành được nhân nhượng nào ».  

Ngày 13/05/2022, tổng thống Mỹ Biden đã điện đàm với thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö trong hơn nửa giờ đồng hồ về việc hai nước xin gia nhập NATO. Trên Twitter, tổng thống Sauli Niinistö bày tỏ « lòng biết ơn sâu sắc » của đất nước Phần Lan về « sự ủng hộ cần thiết của Mỹ ».


 

Nguồn tin: Thùy Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập74
  • Hôm nay14,115
  • Tháng hiện tại375,588
  • Tổng lượt truy cập32,842,113
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây