Ai đã khiến vũ trụ này chuyển động? Thật tuyệt vời .

Thứ năm - 12/11/2015 09:52

Ai đã khiến vũ trụ này chuyển động? Thật tuyệt vời .

Newton nói: “Nếu như không có sức mạnh của Thượng Đế thì không thể có tình hình các hành tinh chuyển động quanh mặt trời như vậy. Nếu không có sự giúp đỡ của Thượng Đế, tôi không biết trong giới tự nhiên còn có thể có sức mạnh gì thúc đẩy loại vận động hướng ngang này.”
Đấng Toàn Năng, vũ trụ, thượng đế, Khoa học, hệ mặt trời, hành tinh, chuyển dộng, chua,

 

Newton từng nói rằng, thể hệ của mặt trời, hành tinh và vũ trụ đẹp đẽ vô cùng này, chỉ có thể là được sắp xếp và tạo dựng bởi một Đấng Toàn Năng có đầy đủ khả năng, trí huệ và uy quyền. Đấng Toàn Năng này vĩnh viền bất diệt, không nơi nào là không tồn tại, và chính vì “tồn tại bất diệt” và “có mặt khắp mọi nơi” của Đấng Toàn Năng mà đã cấu thành hết thảy thời gian và không gian.

Về sau, Newton tiến một bước về việc thăm dò các vật thể trong vũ trụ, muốn biết được các vật thể lúc ban đầu vì sao lại chuyển động. Kết quả có được sau cùng là Thượng Đế đã tạo nên lần chuyển động đầu tiên, đây chính là “ thuyết chuyển động lần đầu tiên.

Ngoài ra, trong quan hệ giữa vật chất và vận động, Newton cũng phủ nhận sự liên hệ nội tại giữa vật chất và vận động, phủ định vận động là thuộc tính có sẵn của vật chất. Newton cho rằng cội nguồn trong sự vận động của vật chất không nằm ở bên trong của nó, mà là kết quả của tác dụng ngoại lực; mà loại ngoại lực này là độc lập với bên ngoài của vật chất, có thể tạo nên một loại tác dụng trong vận động. Như vậy trong vận động của thiên thể, loại ngoại lực này là gì đây? Newton đưa ra một học thuyết “ vạn vật hấp dẫn”, cho rằng mặt trời có lực hấp dẫn đối với các hành tinh của nó, nhưng nếu muốn khiến cho các hành tinh dưới sức hút của mặt trời không bị hút thẳng đến mặt trời, các hành tinh chính là phải “chuyển động quanh mặt trời.

Newton đã tính toán thử, cùng lúc khi mà các hành tinh chịu tác dụng sức hút của mặt trời, chuyển động theo phương tiếp tuyến của quỹ đạo, cần phải thêm vào một ngoại lực thích hợp, khiến cho hành tinh có tốc độ dọc theo phương hướng tiếp tuyến, như thế mới có thể thực hành được chuyển động quanh mặt trời. Nhưng mà, cái “lực tiếp tuyến” đương sơ này đối với hành tinh là từ đâu đến đây? Newton cho rằng là Thượng Đế đã cấp cho “đẩy chuyển động đầu tiên” cho hành tinh , từ đó về sau hành tinh liền bắt đầu chuyển động quanh mặt trời.

Ông lại tiếp tục nói rằng, trọng lực có thể khiến hành tinh chuyển động. Tuy nhiên “nếu như không có sức mạnh của Thượng Đế thì không thể có tình hình các hành tinh chuyển động quanh mặt trời như vậy. Nếu không có sự giúp đỡ của Thượng Đế, tôi không biết trong giới tự nhiên còn có thể có sức mạnh gì thúc đẩy loại vận động hướng ngang này.” Vì vậy, kết luận của Newton: “Thượng Đế Chí Cao Vô Thượng là một vị Chúa Tể vĩnh hằng, vô hạn và hoàn thiện tuyệt đối.

Edison nhà phát minh nổi tiếng của nước Mỹ mấy trăm năm sau, cũng có cách nhìn tương tự như Newton.

Có một lần, khi mấy phóng viên báo chí yêu cầu Edison, cho phép họ báo cáo rằng ông là học giả phản tôn giáo, Edison đã giận tím cả mặt, và dùng những lời lẽ kiên định trả lời họ rằng: “Những người có tư tưởng triết học, đối với những sự thật thì không thể không thừa nhận, hết thảy đều phải chấp nhận.

Nhìn từ tình huống biểu hiện của vạn vật trên thế gian, vũ trụ xác thật là thành tích vĩ đại trong ý chí của Đấng Toàn Năng; nếu như phủ nhận sự tồn tại của Đấng Toàn Năng Chí Thượng, chúng ta cũng tương đương khinh mạn tri thức của mình. Khoa học và tôn giáo là cùng một nguồn cội, giữa chúng tuyệt đối sẽ không phát sinh xung đột. Tôi tin vào lời dạy của Chúa tôi, con người và vạn vật là do một lãnh tụ chỉ đạo, vận mệnh của thế giới là do một Đấng Chí Thượng chi phối.

 

 

 

Tác giả bài viết: Tiểu Thiện

Nguồn tin: dịch từ Epoch Times

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập72
  • Hôm nay24,836
  • Tháng hiện tại295,788
  • Tổng lượt truy cập32,762,313
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây