Bạn đã biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân mình chưa?

Chủ nhật - 05/08/2018 00:05

Bạn đã biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân mình chưa?

Mọi người nên áp dụng những bí quyết điều khiển cảm xúc của chính mình từ những câu chuyện rất đời thường mà có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu trong cuộc sống hiện nay.

Khi bạn bị người khác làm tổn thương, hoặc có những lời lẽ sỉ nhục, bạn sẽ làm gì để đối đáp lại? Trở nên cáu giận, hoặc đáp trả lại với những ngôn từ mạnh hơn… Hãy tham khảo bí quyết điều khiển cảm xúc của chính mình qua những câu chuyện được chia sẻ dưới đây.

 

Câu chuyện thứ nhất

Ban da biet cach kiem soat cam xuc cua ban than minh chua?

Hãy làm chủ chính bản thân mình chứ đừng phụ thuộc vào người khác

 

Một ngày nọ, khi đi qua một ngôi làng, một số người ra gặp Phật Thích Ca, và có nói những lời vô lễ, thậm chí còn có kẻ chửi thề. Phật Thích Ca chỉ đứng lặng lẽ lắng nghe, và ngài nói sau đó rằng: “Cảm ơn các thí chủ đã đến gặp ta, nhưng giờ ta phải tiếp tục lên đường, vì mọi người ở ngôi làng tiếp theo đang chờ đợi. Nhưng ta sẽ có nhiều thời gian hơn khi ta trở lại vào ngày mai. Xin các bạn hãy đến lần nữa nếu các bạn có nhiều thứ hơn để nói.”

Những người đang đứng đó không thể tin vào đôi tai của mình nữa. Họ thắc mắc rằng đã có chuyện gì xảy ra với ngài thế nhỉ? Một trong số những kẻ đó đã hỏi Đức Phật rằng: “Ông có nghe thấy bọn tôi nói gì không? Bọn tôi nói rằng ông chẳng là cái thá gì cả, thế mà ông không phản ứng lại gì à?”

Đức Phật bèn trả lời: “Nếu các ngươi gặp ta vào 10 năm trước thì có lẽ ta sẽ phản ứng lại, nhưng bây giờ ta đã không còn bị kẻ khác điều khiển nữa. Các ngươi đã quá trễ khi muốn xem thái độ của ta. Ta là chủ nhân của chính ta chứ không còn là nô lệ của cảm xúc nữa, mà ta có thể làm những gì mình muốn.”

 

Câu chuyện thứ hai

Ban da biet cach kiem soat cam xuc cua ban than minh chua?

Không cần thiết phải phiền lòng vì những người không liên quan

 

Có một anh chàng luôn mua báo tại duy nhất một sạp báo, và anh luôn lịch sự nói “cảm ơn” với ông ấy mặc dù người bán báo luôn giữ bộ mặt lạnh lùng và thiếu thân thiện với anh.

 

Khi một đồng nghiệp của anh vô tình nhìn thấy điều đó, và hỏi anh: “Ông chủ bán báo vẫn luôn bán hàng với bộ mặt đó à?”

“Đúng thế”.

“Tại sao anh vẫn đối xử lịch sự với ông ta như vậy?”

Anh bèn trả lời: “Tại sao tôi lại để cho ông chủ bán báo quyết định hành động của tôi chứ?”

 

Câu chuyện thứ ba

Ban da biet cach kiem soat cam xuc cua ban than minh chua?

Hãy sống vì chính bản thân mình

 

Cuộc sống gia đình và công việc của người bạn tôi cũng bị ảnh hưởng vì anh ta đang có một mối quan hệ xấu với đồng nghiệp. Và anh ấy quyết định là xin thôi không làm việc ở đó nữa.

Tôi hỏi anh ấy: “Nếu không phải vì người đồng nghiệp đó, thì bạn có ở lại không?”

Anh trả lời: “Tất nhiên là có. Tôi rất thích công việc của tôi, nhưng tôi thật sự rất căm thù người này. Khi thấy hắn ta, tôi cảm thấy căng thẳng và bồn chồn, chỉ có cách bỏ đi thì mới yên chuyện”.

Tôi nói: “Tại sao anh lại lấy người đồng nghiệp này là tiêu điểm của cuộc sống?”

Anh ấy không trả lời được.

Tình yêu thương luôn chiến thắng những mối thù, nhưng người ta không dành sự quan tâm cho những người mà mình yêu mến, mà lại hao tâm tổn trí để ghét bỏ một người mà mình không có cảm tình. Người bạn ghét sẽ bao bọc cả thế giới của bạn, trở thành trung tâm trong cuộc sống của bạn nếu bạn luôn ôm giữ thù hận đối với người mà mình ghét. Đây là một kết cục mà bạn có thể chấp nhận hay không?

Vì sao hành động và cảm xúc của chúng ta lại bị kẻ mà mình ghét gây ảnh hưởng? Chúng ta có thể tự kiểm soát những cảm xúc của riêng mình, không để bị ảnh hưởng khi kẻ khác có ý đối đầu với mình.

Tất nhiên, để có thể đạt được điều này bạn phải trải qua một quá trình dài rèn luyện.Bạn hãy bắt đầu từ việc đơn giản đó là thay đổi nội tâm và để cho những cảm xúc không đáng có bị bản thân chế ngự.

Nên áp dụng những bí quyết điều khiển cảm xúc của chính mìnhqua những câu chuyện ở trên, chắc chắn rằng bạn sẽ có được một lập trường khá vững vàng trong mọi quyết định, cũng như cảm xúc của bản thân.

Theo Khuyên Vũ
Tạp chí Sống Khỏe

 
 

 

 

Có thể bạn không tin, nhưng cha mẹ “lười” nuôi dạy nên những đứa trẻ giỏi giang hơn

Bức ảnh chụp cô con gái 13 tuổi của Brooke Hampton đang phải quyết toán thu chi cuối tháng.Bức ảnh chụp cô con gái 13 tuổi của Brooke Hampton đang phải quyết toán thu chi cuối tháng.

 
Tôi làm “mẹ lười” một cách có chủ đích và các con tôi trở nên tự lập, chủ động nhờ việc đó.

 

Brooke Hampton, một hot blogger, nữ doanh nhân sống tại Texas, Mỹ đã có bài viết “gây bão” cộng đồng mạng khi tự nhận mình là một bà mẹ lười và cô đã phân tích những lợi ích đối với trẻ khi làm cha mẹ lười. Sau ít ngày đăng tải, bài viết đã thu hút 3k bình luận, 18k lượt chia sẻ và 22k lượt yêu thích.

Tôi đăng lên Facebook bức ảnh con gái 13 tuổi của chúng tôi đang quyết toán thu chi cuối tháng. Con chịu trách nhiệm quản lý việc mua sắm thực phẩm trong nhà tôi hàng tháng. Ban đầu, tôi đã rất sốc khi nhận được rất nhiều tin nhắn nói với tôi rằng, con còn quá nhỏ để có thể giữ nhiều trọng trách như vậy. Họ gọi tôi là một bà mẹ lười biếng và tôi coi đó như một lời khen, mặc dù tôi không dám chắc họ nói với ý như vậy.

 

Tôi làm “mẹ lười” một cách có chủ đích và các con tôi trở nên tự lập, chủ động nhờ việc đó. Tôi là một người khá năng động. Tôi có thể dễ dàng xử lý mọi thứ cho các con nhưng tôi không làm vậy vì tôi muốn chúng phải tự học cách làm.

Tôi “thích” những ánh mắt và những nhận xét nghiêm khắc, gay gắt từ những bậc cha mẹ khác khi họ cho rằng con tôi đã làm những việc “quá sức” đối với chúng. “Bà mẹ ấy lười quá đi mất. Những đứa trẻ đó tội nghiệp quá!” – họ thì thầm. 

Đúng vậy, họ có thể phán xét tôi theo cách họ muốn nhưng tôi tin rằng mình đang dành tặng cho các con món quà lớn lao nhất. Đó là tôi chuẩn bị cho các con hành trang để bước vào đời mà không cần đến sự hiện diện của tôi nữa.

Tôi nghĩ chúng ta đã đánh giá quá thấp con cái mình. Bọn trẻ có nhiều khả năng hơn chúng ta nghĩ. Phần lớn chúng ta đã kiểm soát quá mức lịch trình của bọn trẻ. Chúng ta không cho các con cơ hội thử để rồi sai, rồi thử lại lần nữa. Chúng ta quá bận rộn để có thể làm cha mẹ lười biếng và chính việc này làm tổn thương con cái. Những đứa trẻ được đối xử theo kiểu chúng được thừa nhận là có khả năng thì sẽ trở thành những đứa trẻ có khả năng thật sự.

Mọi thứ khởi đầu từ những điều bé nhỏ nhất. Nó bắt đầu từ một đứa trẻ chập chững biết đi muốn giúp mẹ dọn rửa chén bát. Và kết cục, bạn phải đối mặt với một cơn sóng thần trong phòng bếp. Hoặc một đứa 4 tuổi muốn tranh việc đổ rác khi bạn đang trên đường mở cửa đi ra ngoài. Để rồi phải mất tới 20 phút để hoàn thành việc đổ rác thay vì nếu là bạn, chỉ mất 2 phút thôi. Bởi túi rác đã to gần bằng chúng và nhóc con của bạn phải kéo lê túi rác trên nền đất nên túi bị thủng lỗ chỗ và bạn buộc lòng phải vệ sinh toàn bộ thân thể cho con. Mọi phần của túi rác có lẽ đều đã chạm vào tay con bạn rồi.

Chân dung bà “mẹ lười” Brooke Hampton bên các con.

Giờ thì bạn đã muộn buổi hẹn gặp của mình nhưng con thì cảm thấy vô cùng hãnh diện, sung sướng. Như vậy muộn cũng đáng lắm!

Cần sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm để làm một ông bố, bà mẹ lười biếng bởi con trẻ làm sao có thể hoàn hảo ngay từ lần đầu. Chúng sẽ tạo ra những đống lộn xộn khủng khiếp, những bãi chiến trường đích thực. Sẽ có đổ vỡ, nhầm lẫn, hỏng hóc và quan trọng nhất là mất gấp 4 lần thời gian để bọn trẻ làm những việc mà bạn chỉ nháy mắt là làm xong.

Cũng thật khó khi đứng yên quan sát bọn trẻ phải vật lộn hoàn thành công việc. Chúng ta yêu con mình và chỉ muốn cuộc sống dễ dàng cho con. Nhưng đời đâu có như mơ. Nó đầy thử thách và khó khăn và chúng ta chỉ làm hại con mà thôi nếu không để bọn trẻ vật lộn và chứng minh cho chính bản thân chúng rằng: mình cũng được đấy chứ!

Một bức ảnh khác chụp con gái của Brooke Hampton đang tất bật với việc bếp núc.

 

Tôi đã để ý thấy nhiều người chần chừ khi để con tự làm mọi việc bởi họ không có thời gian hoặc họ chỉ muốn ngôi nhà của mình phải bóng lộn như nhà đẹp trên tạp chí. Và để một đứa trẻ 3 tuổi học cách tự sắp xếp không gian của mình hay tự nấu bữa sáng cho mình thì có thể phải đối mặt với kết quả là những bừa bộn ghê gớm mà họ chẳng hề mong muốn.

Sự chật vật mà trẻ phải đối mặt là có thật. Nhưng bạn chỉ đơn giản là cần vượt qua ham muốn làm hộ con bởi nuôi dạy nên những đứa trẻ độc lập, trưởng thành không bắt đầu ở tuổi 16, khi trẻ không thể tự mình làm gì cho chính mình. Nó bắt đầu từ tuổi lên 3 khi chúng cần bạn quay lưng đi, để chúng tạo nên một trận địa chấn trong phòng bếp.

Hãy giúp con bạn và giúp chính bạn. Hãy là một cha mẹ lười. Hãy quay lưng lại và cứ để bọn trẻ được thỏa sức thử, thỏa sức sai rồi thử lại một lần nữa.

Brooke Hampton, “bà mẹ lười của 3 đứa trẻ “toàn năng”.

 

 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Van Thanh

Nguồn tin: Theo Afamily

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập84
  • Hôm nay22,746
  • Tháng hiện tại316,002
  • Tổng lượt truy cập32,782,527
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây