Bức tường bê tông phân cách giàu nghèo gây phẫn nộ ở Peru

Chủ nhật - 03/04/2016 09:47

Bức tường bê tông phân cách giàu nghèo gây phẫn nộ ở Peru

Được mệnh danh là bức tường nhục nhã hay bức tường Berlin của Peru, bức tường bê tông cao 3m, dài nhiều km với dây thép gai phủ bên trên được chính quyền thủ đô Lima của Peru xây dựng nhằm ngăn cách khu dân nghèo với khu vực giàu có của thành phố, từ đó giúp "đẩy lùi tình trạng trộm cắp tại thành phố".

Bức tường được xây dựng tại rìa ngoài thủ đô Lima, giúp ngăn cách khu dân cư Las Casuarinas giàu có thuộc quận Surco, nơi sinh sống của những người giàu có nhất Peru với khu dân nghèo Vista Hermosa thuộc quận San Juan de Miraflores nằm ngay bên cạnh. Chính quyền thành phố xây dựng bức tường này sau khi nhận được nhiều phàn nàn từ những cư dân giàu có về tình trạng trộm cắp mà thủ phạm là những người "hàng xóm" nghèo khổ.

Bức tường bê tông phân cách giàu nghèo gây phẫn nộ ở Peru - Ảnh 1.

 Bức tường nhục nhã ngăn cách hai khu dân cư giàu / nghèo tại thủ đô Lima, Peru.

Những hình ảnh và video về bức tường này được chụp từ trên cao bởi thiết bị bay không người lái và được các nhà hoạt động chia sẻ trên mạng xã hội đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận Peru. Người xem có thể thấy được một cách rõ ràng bức tường bê tông ngăn cách khu vực có những ngôi nhà gỗ được thắp sáng bằng ánh nến và khu vực có những ngôi nhà tiền triệu.

Bên cạnh lên án việc xây dựng Bức tường nhục nhã, các nhà hoạt động Peru còn tổ chức những hoạt động tô màu cho bức tường nhằm giúp những đứa trẻ nghèo khổ không phải hàng ngày chứng kiến bức tường xám xịt vô cảm.

Bức tường bê tông phân cách giàu nghèo gây phẫn nộ ở Peru - Ảnh 2.

 Bức tường được nhằm ngăn cản “những tên trộm” từ khu dân nghèo Vista Hermosa lẻn sang khu vực giàu có Las Casuarinas.

Theo thống kê của Oxfam thì các nước khu vực Mỹ Latin có mức độ phân cách giàu – nghèo cao nhất thế giới với 1% người giàu nhất nắm giữ 41% tổng tài sản quốc gia trong khi 99% người dân còn lại chỉ nắm giữ 59% tổng tài sản quốc gia.

Bức tường bê tông phân cách giàu nghèo gây phẫn nộ ở Peru - Ảnh 3.

 Bên cạnh lên án việc xây dựng Bức tường nhục nhã, các nhà hoạt động Peru còn tổ chức những hoạt động tô màu cho bức tường nhằm giúp những đứa trẻ nghèo khổ không phải hàng ngày chứng kiến bức tường xám xịt vô cảm.  

Theo Hương Cherry
 
 
 

Những quốc gia có chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới

Dựa vào chỉ số Gini, World Street Journal đã phân tích được sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia trên thế giới. Mức 0 biểu thị sự cân bằng tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), và mức 1 biểu thị sự mất cân bằng tuyệt đối (1 người nắm giữ toàn bộ thu nhập của những người còn lại).
 
Theo bảng phân tích này, các quốc gia sau đây có tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo lớn nhất trên thế giới:
 
1. Chile
 
Hệ số Gini - trước thuế và cân đối thu nhập: 0,503
 
Tỷ lệ chi tiêu xã hội trên GDP: 10% (thấp nhất)
 
Thay đổi hệ số Gini sau thuế và cân đối thu nhập: 0,029 (nhỏ nhất) 
 
Tỷ lệ đói nghèo: 17,8% (cao thứ 4) 
 
 
Chile là quốc gia duy nhất trong khối OECD có hệ số Gini sau thuế và cân đối thu nhập cao hơn 0,5.
 
Mỗi năm, Chile sử dụng 10% trong tổng số GDP vào các chương trình xã hội, thấp hơn các quốc gia phát triển khác và thấp hơn 1/2 so với bình quân các nước thuộc khối OECD. 
 
Chile có tỷ lệ người nghèo 17,8%, đứng thứ tư trong khối OECD.
 
2. Mexico
 
Hệ số Gini - trước thuế và cân đối thu nhập: 0,482
 
Tỷ lệ chi tiêu xã hội trên GDP: Không có thông tin
 
Thay đổi hệ số Gini sau thuế và cân đối thu nhập: Không có thông tin
 
Tỷ lệ đói nghèo: 21,4% (cao nhất)
 
 
Thu nhập bình quân đầu người thấp không đồng nghĩa với việc mất cân bằng thu nhập, nhưng hầu hết các quốc gia trong khối OECD có sự chênh lệch thu nhập lớn thường có nền kinh tế kém phát triển hơn. 
 
Điều này đúng với Mexico khi quốc gia này có GDP 17.800USD (thấp nhất trong bảng xếp hạng và thấp hơn GDP của Mỹ tới 3 lần).
 
Tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể duy trì mức cân bằng thu nhập nhưng điều này không đúng với Mexico. 
 
Mexico có tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, chỉ có 4,8%, thấp thứ 4 trong các nước thuộc khối OECD. Tỷ lệ chênh lệch thu nhập lớn khiến Mexico có tỷ lệ nghèo khổ cao nhất với 21,4% là điều không có gì ngạc nhiên.
 
3. Thổ Nhĩ Kỳ
 
Hệ số Gini - trước thuế và cân đối thu nhập: 0,412
 
Tỷ lệ chi tiêu xã hội trên GDP: 12,5% (thấp thứ 3)
 
Thay đổi hệ số Gini sau thuế và cân đối thu nhập: 0,0062 (nhỏ thứ 3)
 
Tỷ lệ đói nghèo: 19,2% (cao thứ 3)
 
 
Thổ Nhĩ Kỳ là 1 trong những quốc gia nghèo nhất trong khối OECD với GDP bình quân là 18.993USD. 
 
Quốc gia này cũng là nước có tỷ lệ nghèo đứng thứ 3 trong khối OECD với 19,2% người dân hiện đang sống dưới mức nghèo khổ. 
 
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia khác có hệ thống thuế và tái phân phối không làm giảm sự mất cân bằng thu nhập nhiều như nhiều quốc gia khác thuộc khối OECD. 
 
Sự mất cân bằng thu nhập trước thuế và cân đối thu nhập của quốc gia này đứng thứ 18 trong các quốc gia thuộc khối OECD, trong khi con số này sau thuế và cân đối thu nhập là thứ 3 từ dưới lên.
 
4. Mỹ
 
Hệ số Gini - trước thuế và cân đối thu nhập: 0,389
 
Tỷ lệ chi tiêu xã hội trên GDP: 19,2% (thấp thứ 10)
 
Thay đổi hệ số Gini sau thuế và cân đối thu nhập: 0,118 (nhỏ thứ 6)
 
Tỷ lệ đói nghèo: 17,4% (cao thứ 5)
 
 
Một lần nữa Mỹ lại nằm trong top những quốc gia có tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới.
 
Mỹ là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân lên tới 55.000USD, cao thứ 4 trong khối OECD. 
 
Thực tế, trong số 16 quốc gia có GDP cao nhất trong khối OECD, Mỹ là quốc gia duy nhất có mức chênh lệch giàu nghèo cao. 
 
Mỹ có tỷ lệ người sở hữu tấm bằng đại học cao thứ tư. Việc có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học cao có thể là 1 trong những nguyên nhân giúp làm giảm sự mất cân bằng tại quốc gia này.
 
5. Israel
 
Hệ số Gini - trước thuế và cân đối thu nhập: 0,377
 
Tỷ lệ chi tiêu xã hội trên GDP: 15,5% (thấp thứ 4)
 
Thay đổi hệ số Gini sau thuế và cân đối thu nhập: 0,103 (nhỏ thứ 5)
 
Tỷ lệ đói nghèo: 20,9% (cao thứ 2)
 
 
Tại Israel, hệ số Gini giảm từ 0,481 xuống còn 0,377 sau thuế và cân đối thu nhập. Thực tế, 2 yếu tố này không có tác dụng nhiều trong việc cân đối như những quốc gia khác. 
 
Trên thực tế, trước thuế và cân đối thu nhập, Israel xếp thứ 16 từ dưới lên về cân bằng và đứng thứ 5 từ dưới lên về cân bằng sau thuế và cân đối thu nhập. 
 
Mất cân bằng thu nhập đồng nghĩa với việc tỷ lệ đói nghèo cao. Hơn 20% dân số đất nước này sống dưới mức nghèo khổ - đứng thứ 2 từ dưới lên trong khối OECD.  
 
Những thành tựu giáo dục có thể sẽ giúp Israel làm giảm bớt chênh lệch thu nhập. Chỉ 15% dân số trong độ tuổi 25 đến 64 không có bằng trung học phổ thông, so với mức trung bình 23,46% của khối OECD. 
 
6. Anh
 
Hệ số Gini - trước thuế và cân đối thu nhập: 0,344
 
Tỷ lệ chi tiêu xã hội trên GDP: 21,7% (thấp thứ 16)
 
Thay đổi hệ số Gini sau thuế và cân đối thu nhập: 0,181 (lớn thứ 12)
 
Tỷ lệ đói nghèo: 9,5% (thấp thứ 13)
 

 
Trước thuế và cân đối thu nhập, hệ số Gini của Anh là 0,525 - xếp thứ 5/34 trong các quốc gia thuộc khối OECD. Sau khi tính thuế và cân đối thu nhập, hệ số này giảm xuống còn 0,344 - xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng.  
 
Giống như những nước có tỷ lệ chênh lệch thu nhập cao, Anh là một nền kinh tế lớn với tổng GDP ở mức 2.500 tỷ USD trong năm 2014, cao thứ 5 trong khối OECD.  
 
Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này chỉ là 39.510USD, xếp thứ 17. 
 
Quốc gia này cũng nằm trong nhóm có tỷ lệ lao động bán thời gian lớn nhất bởi nhiều người không thể tìm được công việc toàn thời gian.

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập52
  • Hôm nay12,546
  • Tháng hiện tại187,087
  • Tổng lượt truy cập32,653,612
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây