Cảnh sát Trung Quốc tiết lộ: Đạt chỉ tiêu thi đua đàn áp tôn giáo hoặc bị sa thải

Thứ ba - 25/12/2018 09:10

Cảnh sát Trung Quốc tiết lộ: Đạt chỉ tiêu thi đua đàn áp tôn giáo hoặc bị sa thải

Theo một nguồn tin giấu tên làm việc trong ngành cảnh sát tại Đại Liên đã tiết lộ với báo chí phương Tây rằng, kể từ tháng 9 sở cảnh sát nơi ông làm việc đã bắt đầu áp dụng một chế độ chỉ tiêu theo quý, trong đó quy định mỗi nhân viên cảnh sát phải bắt giữ một số lượng người có tín ngưỡng hoặc tôn giáo nhất định. Và nếu những viên chức này không hoàn thành chỉ tiêu sẽ bị đe dọa đuổi việc.

Cảnh sát Trung Quốc đàn áp tăng nhân Tây Tạng. (Ảnh: Weiner Elementary)

Trung Quốc là nơi xảy ra những vụ vi phạm nhân quyền lớn nhất và tàn bạo nhất trên thế giới. Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, những tín đồ người Trung Quốc bị đàn áp, bị bắt, tra tấn, bị đưa vào trại lao động như những tù nhân lương tâm, và thậm chí bị sát hại hàng loạt để lấy nội tạng của họ.

Trung Quốc chính thức là một quốc gia vô thần, mặc dù nói rằng cho phép tự do tôn giáo. Nhưng trong nhiều năm qua, đã có nhiều động thái chống lại các nhà lãnh đạo tôn giáo mà Bắc Kinh cho là đe dọa đến chính quyền hoặc sự ổn định của nhà nước.

Thi đua đàn áp tôn giáo

Với quy định tôn giáo sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2018 tại Trung Quốc, hoàn cảnh của các tín ngưỡng và tôn giáo tại đây ngày một ngặt nghèo hơn. Mới đây nhất, theo tờ Christian Post, một nguồn tin giấu tên làm việc trong ngành cảnh sát tại Đại Liên đã tiết lộ với báo chí phương Tây rằng kể từ tháng 9, sở cảnh sát nơi ông làm việc đã bắt đầu áp dụng một chế độ chỉ tiêu theo quý, trong đó quy định mỗi nhân viên cảnh sát phải bắt giữ một số lượng người có tín ngưỡng hoặc tôn giáo nhất định.

“Việc đánh giá dựa trên hệ thống thang điểm 100, mỗi người có tín ngưỡng bị bắt giữ tùy theo tín ngưỡng của họ là gì mà sẽ được tính bao nhiêu điểm”, người cảnh sát cho biết. Các tín ngưỡng đang bị đàn áp tại Trung Quốc đều có trong thang điểm này. Ông lấy ví dụ về những người tập Pháp Luân Công: nếu một trường hợp theo tập Pháp Luân Công bị bắt giữ do cấp Bộ xử lý, số điểm tương ứng là 20; cấp Cục thì là 10.

Nếu không đạt chỉ tiêu vào cuối quý, giám đốc sở cảnh sát sẽ có nguy cơ bị sa thải. Vì thế, giám đốc sở cũng sẽ áp chỉ tiêu xuống từng nhân viên. Để đối phó với hệ thống chỉ tiêu này, các nhân viên cảnh sát đã phải trao đổi hoặc mua bán chỉ tiêu của nhau.

Nguồn tin giấu tên cũng cho biết, bản thân ông ta không muốn đàn áp tôn giáo, không muốn bắt giữ những người có tín ngưỡng, vốn là những người vô tội, nhưng ông lo sợ hậu quả nếu làm trái lệnh cấp trên.

Đàn áp tôn giáo ngày càng gia tăng

Mới đây nhất vào đầu tháng 12, một vụ đàn áp những tín đồ Cơ đốc giáo không đăng ký với chính quyền tại Thành Đô, Tứ Xuyên, đã xảy ra. Khoảng 100 tín đồ đã bị bắt giữ trong một nhà thờ không đăng ký. Nguyên nhân tồn tại hệ thống nhà thờ này là vì họ không chấp nhận việc tín ngưỡng của mình phải nằm dưới sự kiểm soát của nhà thờ nhà nước do ĐCSTQ vô Thần lập ra.

Những vụ đàn áp tín ngưỡng và tôn giáo vẫn tiếp tục diễn ra tại Trung Quốc bất chấp việc cộng đồng quốc tế ngày càng lên án mạnh mẽ vấn nạn này. Trước đó vào tháng 10/2018, BBC đăng tải phóng sự điều tra độc quyền, tiết lộ về trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ khổng lồ tại Tân Cương, chính thức đưa ra các bằng chứng rõ ràng nhất về việc đàn áp hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ.

Ngày 16/10, đại diện người Duy Ngô Nhĩ, ông Dolkun Isa, thuộc tổ chức Duy Ngô Nhĩ lưu vong lên án tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ trong phiên tường trình tại quốc hội Anh. Đồng thời ông cho biết hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và Kazakh hiện đã bị đưa tới các trại giam giữ.

Cũng trong ngày 16/10, BBC đăng tải phóng sự độc quyền về nạn thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc mà nạn nhân chủ yếu nhất là nhóm người tập Pháp Luân Công. Cùng ngày, Forbes đăng tải bài viết của một chuyên gia nghiên cứu diệt chủng, đưa ra thông tin các tù nhân lương tâm, bao gồm người tập Pháp Luân Công, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và Cơ đốc giáo, đã bị đặc biệt nhắm tới để thu hoạch nội tạng.

Cảnh sát Trung Quốc đang giám sát một nhà thờ. (Ảnh: itvNews)

Các tôn giáo từng nếm mùi khổ ải dưới thời Mao Trạch Đông. Nhất là trong suốt cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976). Cuộc cách mạng này đã tìm cách triệt tiêu tôn giáo. Các địa điểm thờ phụng đã bị đóng cửa hay phá hủy hàng loạt, và nhiều chức sắc tôn giáo đã bị cầm tù hay bị đưa đi các trại cải tạo lao động.

Kể từ những năm 1980, sau khi bắt đầu cải cách kinh tế và mở cửa đất nước, chế độ cộng sản Trung Quốc đã tỏ ra khoan dung hơn. Các tín đồ thuộc năm tôn giáo lớn – bao gồm Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo và Lão giáo – đã được phép xây dựng các điểm tôn thờ và thực thi tín ngưỡng, với điều kiện trung thành với các cơ quan mặt trận tổ quốc, do đảng Cộng sản Trung Quốc giám sát.

Tuy nhiên, nhiều tín đồ công giáo từ chối sự bảo hộ này và vẫn muốn tiếp tục lui tới các giáo hội “bí mật”, nơi mà họ từng đến lánh nạn dưới thời Mao Trạch Đông. Chính quyền lúc bấy giờ ít nhiều cũng nhắm mắt làm ngơ và các nhà thờ này đã phát triển cho dù cũng có lúc xảy ra các đợt truy bức.

Sau Thế Vận Hội Mùa Hè 2008, chính quyền Bắc Kinh đã bắt đầu siết chặt kiểm soát tôn giáo trong khuôn khổ chương trình tái kiểm soát toàn diện xã hội. Chủ trương này đã thật sự tăng tốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền vào cuối năm 2012. Ông Tập đã cảnh báo: “Không nương tha tất cả những ai đe dọa uy quyền của Đảng”.

Tháng 10/2017, ông còn nhấn mạnh rằng tôn giáo nhất thiết phải thuận theo “các thực tế của Trung Quốc”  và “xã hội xã hội chủ nghĩa”. Mục tiêu của sự Hán hóa tín ngưỡng này rất đơn giản: Các tôn giáo phải đi theo đường lối của Đảng.

Trong khi mà các tôn giáo đã bị giám sát nghiêm ngặt, những quy định mới nhằm quản lý chặt hơn việc thờ phụng đã có hiệu lực từ tháng 2/2018. Về mặt chính thức, các quy định này nhằm “ngăn chặn tư tưởng cực đoan”, “chống sự thâm nhập” của nước ngoài và hạn chế các hoạt động hành đạo không được Nhà nước công nhận. Các chỉ thị đó nghiêm cấm các khoản tài trợ từ nước ngoài và siết chặt điều kiện mở các trường học tôn giáo.

Kể từ khi các quy định này được áp dụng, các đền thờ Hồi giáo chẳng hạn, buộc phải treo cao quốc kỳ để “phát huy tinh thần yêu nước”. Các vị chức sắc buộc phải dự các khóa đào tạo tìm hiểu Hiến Pháp, kể cả tư tưởng “Tập Cận Bình” vừa được đưa vào Hiến Pháp từ hồi tháng Ba, cũng như là các “giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội”.

Cuối tháng 11, lần đầu tiên một dự luật được một nhóm các nghị sĩ Mỹ từ cả Thượng viện và Hạ viện đưa ra, hướng tới việc cấm vận Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Đầu tháng 12, giới chức Mỹ lại tiếp tục lên tiếng sau một vụ bắt giữ hàng loạt người tập Pháp Luân Công tại Đông Bắc Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, mới đây, Úc và Liên minh Châu Âu đã tham gia cùng Anh, Mỹ, Canada, Estonia, Latvia và Lithuania để dự lập một đạo luật Magnitsky quốc tế. Đạo luật này sẽ cho phép cộng đồng quốc tế có thể thực hiện nhiều biện pháp cấm vận các quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, trong đó có cả Trung Quốc


Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay14,290
  • Tháng hiện tại431,558
  • Tổng lượt truy cập32,415,281
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây