Hiện tượng xã hội: Bàng quan với sinh mạng con người

Thứ ba - 22/05/2018 08:35

Hiện tượng xã hội: Bàng quan với sinh mạng con người

Trong xã hội ngày nay, sự đối kháng giữa người với người không chỉ xoay quanh vấn đề cơm áo, tiền bạc mà còn khiến mạng người bị tổn hại. Đáng buồn hơn nữa là tâm thái xem nhẹ sinh mạng con người ngày càng lây lan trong cộng đồng.

 

Con người ác với nhau từ khi nào nhỉ? Có lẻ từ lâu lắm rồi, những câu chuyện cổ tích như Thạch Sanh – Lý Thông, Tấm Cám đã cho ta những hình mẫu kẻ thủ ác phạm tội sát nhân. Nhưng căn bản chưa ai dám khen ngợi những kẻ ác ấy, cái ác trong quá khứ là điều gì đó quá sức ghê gớm, làm nhức nhối cả một cộng đồng, tai tiếng bị truyền lại cho con cháu để làm gương.

Cái ác thời hiện đại nhiều lúc không được xem là ác. “Người không vì mình, trời tru đất diệt” – nhiều người vin vào câu nói sai lầm ấy để không điều ác nào mà không làm, sinh mạng con người bị xem nhẹ.

Rau hai luống, lợn hai chuồng là để mưu sinh; xả thải ra biển tôm cá chết cả thì cũng vì phát triển kinh tế mà hy sinh tí gì đó biển bạc. Đánh chết người là cái ác không thể dung tha, nhưng cả làng đánh hội đồng một anh trộm cho thì biết tìm hung thủ ở đâu đây? Nhan nhản những chuyện ác khác nữa ở thực tế xã hội khiến tâm hồn người Việt Nam mệt mỏi và chai sạn và hậu quả là nhiều người hình thành tâm thái bàng quan trước sinh mệnh kẻ khác.

Vì sao chuyện xấu hại người nhiều thế? Nguyên nhân do đâu?

Không còn đức tin là nguyên nhân đầu tiên cho tâm lý coi thường sinh mệnh

Các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đều biết rằng nền tảng luân lý đạo đức của dân tộc ta là từ Tam giáo mà ra. “Tam giáo đồng nguyên” là nói đến 3 tôn giáo lớn ở phương Đông: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đều được xem trọng ở nước Nam.

Nho giáo dạy bảo con người ăn ở hợp với luân thường, đạo lý.  Phật giáo xuất thế gian với hệ thống giáo lý hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là giác ngộ, giúp con người được giải thoát. Đạo giáo thì thấm nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương, chú trọng hợp với Đạo từ đó sinh ra Đức.

Thấu được cái lý rằng quý nhất trên thế gian là sinh mệnh, đặc biệt xem con người là tinh hoa của vạn vật, các tôn giáo đều dạy người ta quý trọng sinh mệnh, mạng người được đề cao trên hết, các sinh linh khác loài cũng không tùy tiện giết hại. Các tín ngưỡng địa phương và sau này, Thiên chúa giáo du nhập từ phương Tây cũng khuyên bảo con người như vậy.

Có thể thấy, các tôn giáo và tín ngưỡng hình thành ở nước ta từ thuở xưa đã giúp gây dựng nên nền tảng nhận thức, văn hóa và đạo đức ứng xử chung giữa con người với nhau trong cộng đồng hết sức kiên cố. Cho đến trong dòng lịch sử 100 năm trở lại nay, tư tưởng cho rằng tôn giáo – tín ngưỡng là mê tín dị đoan, là “thuốc phiện tinh thần” đã và đang được truyền bá công khai rộng rãi trong cả nước, chiếm hết các diễn đàn chính thống và đi hẳn vào học đường, giảng đường đại học cũng như lối thăng quan tiến chức của phần tử tri thức. Tư tưởng ấy nguy hại vô cùng, bởi cõi tâm linh thiêng liêng mà khoa học không thể nào chứng minh được đã bị vô thần luận gạt bỏ hoàn toàn, khiến hết thảy các loại tôn giáo, các loại tín ngưỡng mất đi gốc rễ đặt định.

Khi không tin có thần linh trên đầu, người ta có thể làm ra mọi loại tội ác, cộng thêm các khẩu hiệu chính trị được tung hô, mặc nhiên “kẻ thù của nhân dân” xứng đáng phải nhận lấy những hình phạt thảm khốc nhất. Đã có những án oan xảy ra, nạn nhân của chiến tranh, các cuộc vận động chính trị, nạn nhân của chiến dịch Mậu Thân thật sự xảy ra trên đất nước này. Những người có mưu đồ đen tối trí trá rằng chỉ là “thực thi công lý”. Ai yếu tim, khiếp nhược trước cường bạo thì nhắm mắt làm ngơ, chỉ mong sao đại họa không giáng xuống đầu mình.

Ngày nay, có người không e dè gì khi chà đạp tín ngưỡng: một cơ sở tâm linh hàng trăm năm tuổi vẫn có thể cưỡng chế vào dự án quy hoạch, sau đó đất nền chính xác dùng vào việc gì, ai được hưởng lợi là câu hỏi không lời đáp. Niềm tin vào tín ngưỡng của nhiều người trở bị xem là ngu ngơ, mê tín và trở thành đề tài bàn tán của những người khác. Không tin vào cõi thiên đàng-địa ngục, nhân quản báo ứng kèm theo văn hóa thực dụng, chuộng vật chất, xem đồng tiền là vạn năng đã dẫn đến văn hóa tinh thần nghèo nàn, cái ác bộc phát trong xã hội.

 

Đấu tranh sinh tồn làm lệch lạc nhân tính

Darwin đề ra thuyết tiến hóa vào thế kỷ thứ 19, đến nay giới khoa học vẫn chưa chứng minh được thuyết này bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, hậu quả học thuyết này mang lại thì không bút mực nào tả xiết.

Dựa vào thuyết tiến hóa, Hitler và phần tử Đức Quốc xã phát triển thêm thành thuyết ưu sinh, gây ra phân hóa chủng tộc và diệt chủng 2 triệu người Do Thái. Đến ngày nay, người ta vẫn còn tìm thấy ở các học thuyết của Darwin cái cớ cho lý lẽ bạo lực và tranh giành trái với đạo đức truyền thống của bất kể dân tộc nào. Đấu tranh sinh tồn, mạnh được yêu thua vốn là điều tà ác, trái với đức khoan dung, nhẫn nhịn của gia phong thưở xưa không biết từ khi nào đã có chỗ đứng trong tâm thức con người Việt Nam.

Sống trong xã hội ngày nay thật mệt mỏi, con người xô bồ từng chút một. Người ta với cái lý rằng xã hội ai cũng thế thôi, mình không làm thì người khác cũng làm, mình lo cho thân mình trước đã. Do đó bất cứ việc gì cũng có người làm, chỉ cần với suy nghĩ mình làm không ai biết thì việc gì cũng dám làm.

tôn giáo, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Đạo đức,

Chuỗi cửa hàng Khaisilk tuy quảng cáo bán tơ lụa Việt Nam, nhưng thực chất là nhập hàng từ Trung Quốc trong nhiều năm.

“Chuyện bé” thiết thân của mỗi người như công danh do chạy chọt, điểm số do lo lót đã thành lệ mấy chục năm nay. Mua gian bán lận hàng Trung hàng Việt hao tổn công đức người ta không ngại làm vì khi nào bị phát luật phanh phui mới phải ngừng. Tiến theo một bước nữa, người ta vì chén cơm manh áo của mình mà sẳn sàng bỏ độc vào thức ăn của người. Rau hai luống, lợn hai chuồng, rồi nay nâng lên một bước cà phê trộn pin.

Những vụ việc trên các phương tiện truyền thông chỉ là một phần nhỏ bị phanh phui nên ai cũng hồ nghi, phải chăng hàng ngày mình tiếp xúc với thực phẩm bẩn, với người xấu mà không hay biết.

Vì lợi ích thiết thân của mình là chính đáng, vậy lợi ích, thậm chí sinh mạng của người không chính đáng sao? Tuy nhiên, người trong đầu có quan niệm đấu tranh sinh tồn không nghĩ vậy. Trong đầu họ luôn nghĩ: để mình được thì người phải thua, ngoài ra, trong trào lưu vật chất, ai nấy đều mong đong đầy lòng tham của mình thật nhanh. Bởi vậy, dù có những phương cách làm giàu chính đáng nhưng chậm hơn, bền vững hơn, nhưng vẫn có một bộ phận người chọn đi theo hướng cực đoan.

Khi tư tưởng đấu tranh sinh tồn khởi phát và được nhân rộng trong tư duy của nhiều người, nó đã hình thành một mối quan hệ ác tính giữa con người với nhau. Con người càng ngày càng nóng nảy, khi gặp mâu thuẫn, cách đầu tiên người ta nghĩ ra là dùng bạo lực để giải quyết thay vì dùng lời lẽ và sự ôn hòa.

 

Nhân tâm hướng thiện, xã hội mới có hi vọng

Trong lịch sử thời phong kiến, những người có thể tạo dựng thành công sự nghiệp đế vương phải là người biết trân quý sinh mệnh. Nguyễn Trãi viết: “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Do đó bất cứ ai muốn dựng cờ kêu gọi lòng dân thì đầu tiên phải biểu đạt thiện tâm muốn cứu giúp nhân dân ra khỏi nạn binh đao.

Hãy thử tưởng tượng, nếu một kẻ hung bạo mà có trong tay quyền lực, thì kết quả sẽ thế nào? Ta có thể nhìn vào Hitler ở phương Tây và Mao Trạch Đông ở phương Đông, với hệ tư tưởng vô thần xem bạo lực là cách giải quyết vấn đề và duy trì quyền lực, họ đã mang đến họa diệt chủng cho hàng triệu người.

Trong thời hiện đại này, nhiều người nói đạo đức xã hội đã đến bước này, văn hóa, tín ngưỡng truyền thống dẫu biết là tốt nhưng hỏi đem ra áp dụng thì có thể cải thiện là bao? Đây là nói đến phương thuốc trị tận gốc, chứ không giải quyết trên bề mặt hiện tượng.

Mọi hành động xấu ác của con người là do tư tưởng xấu của con người chỉ đạo. Chỉ khi nào những học thuyết cực đoan, vô thần bị bài xích triệt để và sự tốt đẹp, thánh thiện của nhân tâm do văn hóa truyền thống vun đắp sống dậy trong lòng người, thì khi đó đạo đức được thăng hoa và hành vi của người ta cũng nhân văn hơn, vì nhau hơn.

Dương Xuân Nhạn

Hiện tượng xã hội: Bàng quan với sinh mạng con người

Trong xã hội ngày nay, sự đối kháng giữa người với người không chỉ xoay quanh vấn đề cơm áo, tiền bạc mà còn khiến mạng người bị tổn hại. Đáng buồn hơn nữa là tâm thái xem nhẹ sinh mạng con người ngày càng lây lan trong cộng đồng. 

 

 

Con người ác với nhau từ khi nào nhỉ? Có lẻ từ lâu lắm rồi, những câu chuyện cổ tích như Thạch Sanh – Lý Thông, Tấm Cám đã cho ta những hình mẫu kẻ thủ ác phạm tội sát nhân. Nhưng căn bản chưa ai dám khen ngợi những kẻ ác ấy, cái ác trong quá khứ là điều gì đó quá sức ghê gớm, làm nhức nhối cả một cộng đồng, tai tiếng bị truyền lại cho con cháu để làm gương.

Cái ác thời hiện đại nhiều lúc không được xem là ác. “Người không vì mình, trời tru đất diệt” – nhiều người vin vào câu nói sai lầm ấy để không điều ác nào mà không làm, sinh mạng con người bị xem nhẹ.

Rau hai luống, lợn hai chuồng là để mưu sinh; xả thải ra biển tôm cá chết cả thì cũng vì phát triển kinh tế mà hy sinh tí gì đó biển bạc. Đánh chết người là cái ác không thể dung tha, nhưng cả làng đánh hội đồng một anh trộm cho thì biết tìm hung thủ ở đâu đây? Nhan nhản những chuyện ác khác nữa ở thực tế xã hội khiến tâm hồn người Việt Nam mệt mỏi và chai sạn và hậu quả là nhiều người hình thành tâm thái bàng quan trước sinh mệnh kẻ khác.

Vì sao chuyện xấu hại người nhiều thế? Nguyên nhân do đâu?

Không còn đức tin là nguyên nhân đầu tiên cho tâm lý coi thường sinh mệnh

Các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đều biết rằng nền tảng luân lý đạo đức của dân tộc ta là từ Tam giáo mà ra. “Tam giáo đồng nguyên” là nói đến 3 tôn giáo lớn ở phương Đông: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đều được xem trọng ở nước Nam.

Nho giáo dạy bảo con người ăn ở hợp với luân thường, đạo lý.  Phật giáo xuất thế gian với hệ thống giáo lý hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là giác ngộ, giúp con người được giải thoát. Đạo giáo thì thấm nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương, chú trọng hợp với Đạo từ đó sinh ra Đức.

Thấu được cái lý rằng quý nhất trên thế gian là sinh mệnh, đặc biệt xem con người là tinh hoa của vạn vật, các tôn giáo đều dạy người ta quý trọng sinh mệnh, mạng người được đề cao trên hết, các sinh linh khác loài cũng không tùy tiện giết hại. Các tín ngưỡng địa phương và sau này, Thiên chúa giáo du nhập từ phương Tây cũng khuyên bảo con người như vậy.

Có thể thấy, các tôn giáo và tín ngưỡng hình thành ở nước ta từ thuở xưa đã giúp gây dựng nên nền tảng nhận thức, văn hóa và đạo đức ứng xử chung giữa con người với nhau trong cộng đồng hết sức kiên cố. Cho đến trong dòng lịch sử 100 năm trở lại nay, tư tưởng cho rằng tôn giáo – tín ngưỡng là mê tín dị đoan, là “thuốc phiện tinh thần” đã và đang được truyền bá công khai rộng rãi trong cả nước, chiếm hết các diễn đàn chính thống và đi hẳn vào học đường, giảng đường đại học cũng như lối thăng quan tiến chức của phần tử tri thức. Tư tưởng ấy nguy hại vô cùng, bởi cõi tâm linh thiêng liêng mà khoa học không thể nào chứng minh được đã bị vô thần luận gạt bỏ hoàn toàn, khiến hết thảy các loại tôn giáo, các loại tín ngưỡng mất đi gốc rễ đặt định.

Khi không tin có thần linh trên đầu, người ta có thể làm ra mọi loại tội ác, cộng thêm các khẩu hiệu chính trị được tung hô, mặc nhiên “kẻ thù của nhân dân” xứng đáng phải nhận lấy những hình phạt thảm khốc nhất. Đã có những án oan xảy ra, nạn nhân của chiến tranh, các cuộc vận động chính trị, nạn nhân của chiến dịch Mậu Thân thật sự xảy ra trên đất nước này. Những người có mưu đồ đen tối trí trá rằng chỉ là “thực thi công lý”. Ai yếu tim, khiếp nhược trước cường bạo thì nhắm mắt làm ngơ, chỉ mong sao đại họa không giáng xuống đầu mình.

Ngày nay, có người không e dè gì khi chà đạp tín ngưỡng: một cơ sở tâm linh hàng trăm năm tuổi vẫn có thể cưỡng chế vào dự án quy hoạch, sau đó đất nền chính xác dùng vào việc gì, ai được hưởng lợi là câu hỏi không lời đáp. Niềm tin vào tín ngưỡng của nhiều người trở bị xem là ngu ngơ, mê tín và trở thành đề tài bàn tán của những người khác. Không tin vào cõi thiên đàng-địa ngục, nhân quản báo ứng kèm theo văn hóa thực dụng, chuộng vật chất, xem đồng tiền là vạn năng đã dẫn đến văn hóa tinh thần nghèo nàn, cái ác bộc phát trong xã hội.

 

Đấu tranh sinh tồn làm lệch lạc nhân tính

Darwin đề ra thuyết tiến hóa vào thế kỷ thứ 19, đến nay giới khoa học vẫn chưa chứng minh được thuyết này bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, hậu quả học thuyết này mang lại thì không bút mực nào tả xiết.

Dựa vào thuyết tiến hóa, Hitler và phần tử Đức Quốc xã phát triển thêm thành thuyết ưu sinh, gây ra phân hóa chủng tộc và diệt chủng 2 triệu người Do Thái. Đến ngày nay, người ta vẫn còn tìm thấy ở các học thuyết của Darwin cái cớ cho lý lẽ bạo lực và tranh giành trái với đạo đức truyền thống của bất kể dân tộc nào. Đấu tranh sinh tồn, mạnh được yêu thua vốn là điều tà ác, trái với đức khoan dung, nhẫn nhịn của gia phong thưở xưa không biết từ khi nào đã có chỗ đứng trong tâm thức con người Việt Nam.

Sống trong xã hội ngày nay thật mệt mỏi, con người xô bồ từng chút một. Người ta với cái lý rằng xã hội ai cũng thế thôi, mình không làm thì người khác cũng làm, mình lo cho thân mình trước đã. Do đó bất cứ việc gì cũng có người làm, chỉ cần với suy nghĩ mình làm không ai biết thì việc gì cũng dám làm.

tôn giáo, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Đạo đức,

Chuỗi cửa hàng Khaisilk tuy quảng cáo bán tơ lụa Việt Nam, nhưng thực chất là nhập hàng từ Trung Quốc trong nhiều năm.

“Chuyện bé” thiết thân của mỗi người như công danh do chạy chọt, điểm số do lo lót đã thành lệ mấy chục năm nay. Mua gian bán lận hàng Trung hàng Việt hao tổn công đức người ta không ngại làm vì khi nào bị phát luật phanh phui mới phải ngừng. Tiến theo một bước nữa, người ta vì chén cơm manh áo của mình mà sẳn sàng bỏ độc vào thức ăn của người. Rau hai luống, lợn hai chuồng, rồi nay nâng lên một bước cà phê trộn pin.

Những vụ việc trên các phương tiện truyền thông chỉ là một phần nhỏ bị phanh phui nên ai cũng hồ nghi, phải chăng hàng ngày mình tiếp xúc với thực phẩm bẩn, với người xấu mà không hay biết.

Vì lợi ích thiết thân của mình là chính đáng, vậy lợi ích, thậm chí sinh mạng của người không chính đáng sao? Tuy nhiên, người trong đầu có quan niệm đấu tranh sinh tồn không nghĩ vậy. Trong đầu họ luôn nghĩ: để mình được thì người phải thua, ngoài ra, trong trào lưu vật chất, ai nấy đều mong đong đầy lòng tham của mình thật nhanh. Bởi vậy, dù có những phương cách làm giàu chính đáng nhưng chậm hơn, bền vững hơn, nhưng vẫn có một bộ phận người chọn đi theo hướng cực đoan.

Khi tư tưởng đấu tranh sinh tồn khởi phát và được nhân rộng trong tư duy của nhiều người, nó đã hình thành một mối quan hệ ác tính giữa con người với nhau. Con người càng ngày càng nóng nảy, khi gặp mâu thuẫn, cách đầu tiên người ta nghĩ ra là dùng bạo lực để giải quyết thay vì dùng lời lẽ và sự ôn hòa.

 

Nhân tâm hướng thiện, xã hội mới có hi vọng

Trong lịch sử thời phong kiến, những người có thể tạo dựng thành công sự nghiệp đế vương phải là người biết trân quý sinh mệnh. Nguyễn Trãi viết: “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Do đó bất cứ ai muốn dựng cờ kêu gọi lòng dân thì đầu tiên phải biểu đạt thiện tâm muốn cứu giúp nhân dân ra khỏi nạn binh đao.

Hãy thử tưởng tượng, nếu một kẻ hung bạo mà có trong tay quyền lực, thì kết quả sẽ thế nào? Ta có thể nhìn vào Hitler ở phương Tây và Mao Trạch Đông ở phương Đông, với hệ tư tưởng vô thần xem bạo lực là cách giải quyết vấn đề và duy trì quyền lực, họ đã mang đến họa diệt chủng cho hàng triệu người.

Trong thời hiện đại này, nhiều người nói đạo đức xã hội đã đến bước này, văn hóa, tín ngưỡng truyền thống dẫu biết là tốt nhưng hỏi đem ra áp dụng thì có thể cải thiện là bao? Đây là nói đến phương thuốc trị tận gốc, chứ không giải quyết trên bề mặt hiện tượng.

Mọi hành động xấu ác của con người là do tư tưởng xấu của con người chỉ đạo. Chỉ khi nào những học thuyết cực đoan, vô thần bị bài xích triệt để và sự tốt đẹp, thánh thiện của nhân tâm do văn hóa truyền thống vun đắp sống dậy trong lòng người, thì khi đó đạo đức được thăng hoa và hành vi của người ta cũng nhân văn hơn, vì nhau hơn.

 


Tác giả bài viết: Dương Xuân Nhạn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập35
  • Hôm nay10,587
  • Tháng hiện tại343,198
  • Tổng lượt truy cập32,326,921
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây