Khi 40 tuổi, gần bước qua nửa cuộc đời, mới thấm thía những điều đơn giản nhất

Thứ hai - 06/08/2018 10:35

Khi 40 tuổi, gần bước qua nửa cuộc đời, mới thấm thía những điều đơn giản nhất

Ở cái tuổi 40, cách nhìn đời, nhìn người sẽ không còn hời hợt nữa.t

1. Làm việc thông minh chứ đừng làm tới kiệt sức

Bạn có thể làm tới 16 tiếng đồng hồ một ngày nhưng chưa chắc hiệu quả công việc đã như bạn mong đợi. Đó là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang sử dụng thời gian và công sức của mình không hiệu quả. 

Dĩ nhiên bạn cần chăm chỉ mới có thể đạt tới thành công nhưng nếu bạn không biết sắp xếp thời gian và đề cao tính hiệu quả, những gì bạn làm sẽ chỉ là phí thời gian.

 

2. Đừng để tâm tới những chuyện cỏn con

Chuyện tới lượt ai phải đi đổ rác, ai đã làm hỏng món bánh, ai phải làm việc nhà… có quan trọng không? Bạn có thể chiến thắng trong một trận đấu nhưng lại để thua cả một cuộc đấu. Đừng phí sức vào những chuyện không đâu.

 

3. Chấp nhận sự thật không ai là hoàn hảo

Đây là sự thật của mọi sự thật. Bất kể người mà bạn tôn sùng có vĩ đại có tuyệt vời tới đâu, rốt cuộc họ vẫn là con người. Và đã là người thì ai cũng có thiếu sót dù ít dù nhiều, ở mặt nọ mặt kia.

 

4. Đừng quá tự tin mà coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe

Ăn kiêng, tập yoga, tập gym hay tập theo chương trình đặc biệt thiết kế riêng cho bạn. Mỗi loại hình tập luyện lại có những ưu nhược điểm riêng, hãy lựa chọn hoặc kết hợp theo cách phù hợp nhất với bạn.

Khi còn trẻ có thể bạn rất tự tin với sức trai tráng và không màng đến việc chăm sóc sức khỏe. Điều đó sẽ khiến bạn hối hận khi bước vào tuổi trung niên. Rèn luyện và chăm sóc sức khỏe là điều bạn phải chú ý trong mọi giai đoạn của cuộc đời.

Rèn luyện và chăm sóc sức khỏe là điều bạn phải chú ý trong mọi giai đoạn của cuộc đời.

 

5. Bạn không phải và cũng không thể trở thành một người “biết tuốt”

Có rất nhiều thứ xảy ra ngoài dự kiến của bạn. Một số có thể mang tới những vận may và cũng có thể khiến bạn gặp những tai ương không ngờ. Bạn không thể lý giải tại sao hay như thế nào mà nó lại xảy ra. Mọi thứ dường như chẳng hợp lý chút nào. Hãy chấp nhận sự thật: Trong cuộc sống luôn có những thứ không thể lý giải.

 

6. Bạn là “trung bình” của 5 người mà bạn dành thời gian nhiều nhất cho họ

Nghe có vẻ hơi “sến” nhưng sự thật là vậy. Nếu bạn thật sự muốn thay đổi chính mình, bạn cần phải thay đổi những người bạn hay giao du nhất. Hãy dành thời gian cho những người ủng hộ và tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở bạn.

 

7. Thái độ của bạn là chìa khóa tới hạnh phúc

Cách bạn nhìn nhận và phản ứng trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống có tác động vô cùng to lớn tới sự viên mãn của cuộc đời mình. Hãy cảm ơn và trân trọng mọi thứ mà bạn có bởi ở ngoài kia luôn có những người thèm khát được như bạn.

 

8. Đừng so sánh bản thân mình và cũng đừng cố để trở thành người khác

Thế giới vô cùng rộng lớn. Sẽ luôn luôn có người xinh đẹp hơn bạn, giàu có hơn bạn, thành đạt hơn bạn… So sánh mình với người khác hay đóng giả làm ai đó không phải bạn là một trò chơi mà bạn sẽ không bao giờ giành phần thắng.

 

9. Bạn chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình

Mọi viễn cảnh, mọi ý tưởng bạn mong ước đều có thể trở thành hiện thực, miễn là bạn cam kết và nỗ lực hành động bằng mọi cách. Bạn không thể chỉ tưởng tượng và đợi một bà tiên xuất hiện biến mọi thứ thành sự thực.

 

Theo phunugiadinh


 

 

 

Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng, lúc gian nan hoạn nạn mới hiểu đươc lòng người

 

Cuộc đời chính là như thế, thông thường chỉ khi rơi vào khó khăn, bế tắc, chúng ta mới biết được ai thực sự là bạn, là người yêu thương, là người thân của mình. Người bạn quen có thể là rất nhiều, người bạn biết cũng là rất nhiều, nhưng người có thể thực sự giúp đỡ bạn khi khốn khó hỏi được bao nhiêu? Khi bạn thiếu tiền, người thực sự giúp bạn, hỏi có được mấy người?

Không cần biết rằng bạn từng chơi với bao nhiêu người, chỉ xem khi bạn khó khăn có bao nhiêu người vẫn ở bên bạn? Ngẫm nghĩ một chút…Bạn sẽ phát hiện ra rằng, thực sự rất ít. Hàng ngày có thể cùng họ vui chơi, ăn uống vui vẻ với nhau, nhưng khi có việc thì họ không nhất định có thể giúp đỡ bạn. Đó là thực tế cuộc sống!
 

Vậy nên: 

Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng. Giống như một xe khoai tây chất đầy, không bằng cầm theo một viên ngọc quý.

Người có một trái táo, sẵn lòng chia cho bạn một nửa, ấy chính là tình bạn.

Người có một trái táo nhưng chỉ cắn một miếng, còn lại dành hết cho bạn, ấy chính là tình yêu.

Người có một trái táo nhưng không ăn miếng nào, dành lại cho bạn hết, ấy chính là cha mẹ của bạn.

Người ta nói, nam nhân, chỉ có rơi vào bần cùng một lần, mới biết người phụ nữ nào yêu thương mình nhất.

Trong hiện thực cuộc sống: Nữ nhân chỉ có xấu một lần, mới biết người đàn ông nào thực sự gắn kết với mình, sẵn sàng ở bên mình. Con người chỉ có nghèo túng một lần mới biết được ai thực sự tốt, thực sự quan tâm đến mình.

 

Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng.

Trong cuộc sống, người ta có thể gặp gỡ và kết giao nhiều bạn bè. Những người bạn từ thuở thơ ấu thường là tình bạn vững bền kéo dài suốt cả đời người. Những người bạn vô thưởng vô phạt thường là những người cùng ta bù khú hoặc là những người cùng chia sẻ lợi ích với chúng ta..Vậy làm sao để xác định một tình bạn chân chính?

Tình bạn, không phải có địa vị tiền tài mới đến bên nhau, quý trọng nhau. Trong tình yêu, không phải xinh đẹp mới quan tâm chăm sóc. Thứ mà thời gian lưu giữ lại, không phải tài phú, không phải vẻ đẹp, mà chính là sự chân thành. Ở bên nhau lâu ngày, không nhất định sinh ra tình cảm, nhưng nhất định sẽ biết được lòng người! Con người luôn ở lúc sau khi mất đi thì mới nhận ra điều gì là tốt đẹp, đáng trân quý.

 

1. Một tình bạn chân chính là một tình bạn vững bền cho dù những thử thách của cuộc đời. Người ta có thể kết bạn ở bất kì độ tuổi nào. Đó là những người cùng chia sẻ những buồn vui với bạn. Đó là người mà bạn muốn thông báo đầu tiên khi con mình ra đời. Đó là người bạn muốn chia sẻ khi có tâm sự.

2. Người bạn chân chính là người giúp bạn sửa sai khi bạn mắc phải lỗi lầm, chúc mừng khi đạt thành tựu, cổ vũ khi bạn gặp thử thách, cảnh báo khi bạn đi quá xa, ở bên bạn khi cần. Đó là những đặc điểm của những người bạn . Có khi nào đó bạn trầm tư, tự đánh giá về những người bạn của mình, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì những người bạn như vậy chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

3. Tình bạn không bao giờ giới hạn ở giới tính, tuổi tác, giai cấp hay khoảng cách. Giữ trong lòng những suy nghĩ không hay về bạn bè không phải là một cách tốt để duy trì một tình bạn chân thành. Cần rộng lượng chấp nhận những người bạn của mình. Không nên đòi hỏi bạn mình đáp ứng những tiêu chuẩn mà mình đặt ra.

4. Không ai hoàn hảo. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vì nếu ai đó có những ý nghĩ tiêu cực về bạn mình, tình bạn đó khó có thể bền lâu.

5. Tiền bạc, ngoại hình, lợi ích, đó không phải là những thứ tạo ra một tình bạn vững bền. Sự chân mới là nền tảng vững chắc cho một tình bạn.

6. Tạo ra những giây phút đáng nhớ cho gia đình, con cái là điều cần thiết. Nhưng cũng đừng quên những người bạn của mình. Sự quan tâm, những bức thiệp trong những ngày trọng đại của bạn đã chứng mình cho bạn thấy rằng bạn vẫn có một vị trí nhất định trong lòng chúng ta.

7. Hãy là chỗ dựa khi bạn cần. Hãy vững tin và chân thành để vượt qua những thử thách tình bạn.

Như vậy, đối với các bạn trẻ nhất là các bạn trẻ mới lớn, tình bạn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chính tình bạn thân thiết, chân thành sẽ giúp các bạn trẻ đối chiếu được các ước mơ, lý tưởng của mình với bạn bè. Con người ta chỉ có thể phát hiện ra mình khi họ nằm trong mối quan hệ với người khác đặc biệt là với bạn.

Vì vậy, thanh niên coi bạn như tấm gương phản chiếu qua đó họ nhìn thấy được bản thân mình. Bạn trẻ coi bạn mình như cái “tôi” khác của mình, coi tình bạn là cái quan trọng nhất trong các quan hệ của con người.

Thanh niên không chỉ lý tưởng hoá bản thân mình trong tình bạn mà còn lý tưởng hoá tình bạn trong bản thân mình. Tình bạn chân chính sẽ giúp bạn trẻ học được cách nhận xét, đánh giá về mình qua sự nhận xét, đánh giá của bạn bè.

Theo phunugiadinh/dkn

 

Vợ chồng có nên tranh hơn thua với nhau? 

Bí quyết giữ gia đình hạnh phúc là “Vợ chồng không nên tranh hơn thua với nhau giành phần phải về mình, khi cưới các cặp đôi đều trao nhẫn cho nhau thì nhẫn có ý nghĩa gì? Đó có lẽ là cần nhẫn nhịn, cố giữ gìn”.

 

Và từ ngàn đời ông cha ta đã lưu lại câu cho hậu thế chồng nóng thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa không đời nào khê” về cuộc sống hôn nhân chồng vợ, đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị!

Trong đời sống hôn nhân, vợ chồng bất hòa, lời qua tiếng lại, giận hờn là chuyện thường tình xảy ra. Nguyên nhân đến từ sự kết hợp giữa hai con người, giữa hai khối óc, và giữa hai trái tim. Nếu có những đồng cảm, thì cũng có những bất đồng. Nếu có những hiểu nhau, thì cũng có những lúc vợ chồng hiểu lầm nhau. Nhưng câu hỏi mà rất ít người muốn nghĩ tới mỗi khi có chuyện xảy  ra đưa đến tranh cãi, đó là “thắng hay thua ta được gì trong khi đã là vợ chồng?”

Trong xã hội ngày nay, người ta thường cho rằng những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất thì là người ngốc, si đần… Nhưng người xưa tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ mà có, tranh giành chỉ làm tổn hại đến người khác và tổn đức của bản thân mà thôi. Một khi tấm lòng rộng mở hơn thì bạn bè phú quý cũng sẽ nhiều hơn, bớt hơn thua để hạnh phúc đến gần ta hơn.

Con người ta một khi sống mà ánh mắt luôn nhìn chằm chằm vào người khác, luôn muốn hơn thua với người khác thì sống sẽ rất mệt mỏi! Sống trên đời, đừng nghĩ rằng mọi việc phải mang ra tranh đua cao thấp! Có một số thứ trong đời không phải là tranh mà có được, mà được cũng chưa hẳn là vui. Người khác có sự huy hoàng của họ, bạn cũng có sự tốt đẹp, sáng lạn của mình…

Cố gắng giành phần thắng cho mình đó là một trong những yếu tố khiến cho rất nhiều cuộc tranh cãi khởi đi từ những chuyện nhỏ mọn, không đâu nhưng cuối cùng đã dẫn đến những hậu quả thật tồi tệ: Vợ chồng bất hòa, giận hờn, có khi trở thành thù ghét nhau.

Vì một khi cái tôi của mình bị xúc phạm, thì không ai muốn nhường nhịn, và không ai muốn mình bị coi thường, bị chà đạp. Cái tôi lúc đó cần được bảo vệ bằng bất cứ giá nào để nó không thể bị thua kém ai, mặc dù trên thực tế lúc bình thường cái tôi đó không là gì. Từ ngữ thông thường gọi là khi “tự ái bị va chạm!”.

 

 

Để dành cho được phần thắng, để ăn thua đủ với nhau bước đầu tiên là vận động tư tưởng, ngôn ngữ và cách diễn tả cốt sao trấn át được, đè bẹp được đối phương. Vợ chồng không ai nghe ai mà chỉ có người nói. Lúc đầu chỉ là lời qua tiếng lại nhỏ đủ hai người nghe, nhưng lời qua tiếng lại từ  nhỏ đến to, lấn át tiếng nói của nhau.

Khi lời nói bắt đầu vượt tầm kiểm soát của lý trí, cũng là lúc nói cho thỏa những gì đang nung nấu trong tâm hồn, mà không cần biết người mình đang nói với ai, có hiểu và đón nhận những tiếng nói, những gì mình muốn diễn tả hay không. Những lời mình nói đối phương có bị tổn thương?

Kinh nghiệm thường ngày khi đối diện với những trường hợp vợ chồng tranh cãi nhau, thường là cả hai đều muốn dành phần thắng về mình. Cho mình là đúng, là phải và người chồng hay người vợ là sai, là trái. Cũng có những trường hợp mặc dù biết là mình sai, nhưng do tự ái, không muốn mất mặt với chồng hoặc vợ nên vẫn cố gắng ngụy biện những lý lẽ để được phần thắng. Những trường hợp như vậy gọi là “cãi cối”, là “ngang”, là “gàn”.

Vậy rốt cuộc vợ chồng với nhau cãi hơn thua nhau để làm gì? Các vấn đề có thể chia sẻ với nhau nhẹ nhàng chỉ cho nhau những điều hay lẽ phải có hơn không?

Trong đời sống thường ngày vợ chồng rất khó tránh khỏi những va chạm, hiểu lầm có khả năng đưa tới tranh cãi, hoặc lớn tiếng. Và cũng trong đời thường, ít cặp vợ chồng nào lại có thể luôn luôn hòa hợp, luôn luôn làm hài lòng nhau, nhất là không bao giờ có những bất hòa ít là trong cung cách sống và trong lời nói.

Tuy nhiên, sự trưởng thành tâm lý cũng cho biết rằng, con người vẫn có thể tránh được hay giảm thiểu những bất đồng trong đời sống vợ chồng khi tự làm chủ được mình, làm chủ được những gì đang xảy ra quanh mình.

Có nhiều trường hợp sau những tranh cãi, giận hờn thì cả hai mới nhận ra nguyên nhân chính của cuộc tranh cãi ấy chỉ là một sự hiểu lầm, điều mà cả hai có thể tránh được nếu như chỉ một trong hai người biết bình tĩnh và tự chủ. Napoléon đã nói một câu rất chí lý về tinh thần tự chủ, kiểm soát bản thân: “Thắng một vạn quân không bằng thắng chính mình”.

Hãy thay thế thời gian cãi vã bằng những giây phút vợ chồng tâm sự và chia sẻ chân tình. Hãy thay thế sự nóng giận, bực tức bằng thái độ bình tĩnh, tự chủ, vì: “Giận mất khôn!” Và hãy dùng những lời lẽ âu yếm, tích cực để nói với nhau như đã từng nói lúc vợ chồng hòa thuận, cảm thông thay vì những lời cay đắng làm chua xót lòng nhau.  Người xưa thật chí lý khi nói: “Một điều nhịn chín điều lành lành!”, bạn hãy cứ thử Nhẫn xem sao!

Theo phunugiadinh/dkn

 

Khi 40 tuổi, gần bước qua nửa cuộc đời, mới thấm thía những điều đơn giản nhất


 

 

Ở cái tuổi 40, cách nhìn đời, nhìn người sẽ không còn hời hợt nữa.

 

1. Làm việc thông minh chứ đừng làm tới kiệt sức

Bạn có thể làm tới 16 tiếng đồng hồ một ngày nhưng chưa chắc hiệu quả công việc đã như bạn mong đợi. Đó là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang sử dụng thời gian và công sức của mình không hiệu quả. 

Dĩ nhiên bạn cần chăm chỉ mới có thể đạt tới thành công nhưng nếu bạn không biết sắp xếp thời gian và đề cao tính hiệu quả, những gì bạn làm sẽ chỉ là phí thời gian.

 

2. Đừng để tâm tới những chuyện cỏn con

Chuyện tới lượt ai phải đi đổ rác, ai đã làm hỏng món bánh, ai phải làm việc nhà… có quan trọng không? Bạn có thể chiến thắng trong một trận đấu nhưng lại để thua cả một cuộc đấu. Đừng phí sức vào những chuyện không đâu.

 

3. Chấp nhận sự thật không ai là hoàn hảo

Đây là sự thật của mọi sự thật. Bất kể người mà bạn tôn sùng có vĩ đại có tuyệt vời tới đâu, rốt cuộc họ vẫn là con người. Và đã là người thì ai cũng có thiếu sót dù ít dù nhiều, ở mặt nọ mặt kia.

 

4. Đừng quá tự tin mà coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe

Ăn kiêng, tập yoga, tập gym hay tập theo chương trình đặc biệt thiết kế riêng cho bạn. Mỗi loại hình tập luyện lại có những ưu nhược điểm riêng, hãy lựa chọn hoặc kết hợp theo cách phù hợp nhất với bạn.

Khi còn trẻ có thể bạn rất tự tin với sức trai tráng và không màng đến việc chăm sóc sức khỏe. Điều đó sẽ khiến bạn hối hận khi bước vào tuổi trung niên. Rèn luyện và chăm sóc sức khỏe là điều bạn phải chú ý trong mọi giai đoạn của cuộc đời.

Rèn luyện và chăm sóc sức khỏe là điều bạn phải chú ý trong mọi giai đoạn của cuộc đời.

 

5. Bạn không phải và cũng không thể trở thành một người “biết tuốt”

Có rất nhiều thứ xảy ra ngoài dự kiến của bạn. Một số có thể mang tới những vận may và cũng có thể khiến bạn gặp những tai ương không ngờ. Bạn không thể lý giải tại sao hay như thế nào mà nó lại xảy ra. Mọi thứ dường như chẳng hợp lý chút nào. Hãy chấp nhận sự thật: Trong cuộc sống luôn có những thứ không thể lý giải.

 

6. Bạn là “trung bình” của 5 người mà bạn dành thời gian nhiều nhất cho họ

Nghe có vẻ hơi “sến” nhưng sự thật là vậy. Nếu bạn thật sự muốn thay đổi chính mình, bạn cần phải thay đổi những người bạn hay giao du nhất. Hãy dành thời gian cho những người ủng hộ và tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở bạn.

 

7. Thái độ của bạn là chìa khóa tới hạnh phúc

Cách bạn nhìn nhận và phản ứng trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống có tác động vô cùng to lớn tới sự viên mãn của cuộc đời mình. Hãy cảm ơn và trân trọng mọi thứ mà bạn có bởi ở ngoài kia luôn có những người thèm khát được như bạn.

 

8. Đừng so sánh bản thân mình và cũng đừng cố để trở thành người khác

Thế giới vô cùng rộng lớn. Sẽ luôn luôn có người xinh đẹp hơn bạn, giàu có hơn bạn, thành đạt hơn bạn… So sánh mình với người khác hay đóng giả làm ai đó không phải bạn là một trò chơi mà bạn sẽ không bao giờ giành phần thắng.

 

9. Bạn chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình

Mọi viễn cảnh, mọi ý tưởng bạn mong ước đều có thể trở thành hiện thực, miễn là bạn cam kết và nỗ lực hành động bằng mọi cách. Bạn không thể chỉ tưởng tượng và đợi một bà tiên xuất hiện biến mọi thứ thành sự thực.

 

Theo phunugiadinh


 

 

 

Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng, lúc gian nan hoạn nạn mới hiểu đươc lòng người

 

Cuộc đời chính là như thế, thông thường chỉ khi rơi vào khó khăn, bế tắc, chúng ta mới biết được ai thực sự là bạn, là người yêu thương, là người thân của mình. Người bạn quen có thể là rất nhiều, người bạn biết cũng là rất nhiều, nhưng người có thể thực sự giúp đỡ bạn khi khốn khó hỏi được bao nhiêu? Khi bạn thiếu tiền, người thực sự giúp bạn, hỏi có được mấy người?

Không cần biết rằng bạn từng chơi với bao nhiêu người, chỉ xem khi bạn khó khăn có bao nhiêu người vẫn ở bên bạn? Ngẫm nghĩ một chút…Bạn sẽ phát hiện ra rằng, thực sự rất ít. Hàng ngày có thể cùng họ vui chơi, ăn uống vui vẻ với nhau, nhưng khi có việc thì họ không nhất định có thể giúp đỡ bạn. Đó là thực tế cuộc sống!
 

Vậy nên: 

Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng. Giống như một xe khoai tây chất đầy, không bằng cầm theo một viên ngọc quý.

Người có một trái táo, sẵn lòng chia cho bạn một nửa, ấy chính là tình bạn.

Người có một trái táo nhưng chỉ cắn một miếng, còn lại dành hết cho bạn, ấy chính là tình yêu.

Người có một trái táo nhưng không ăn miếng nào, dành lại cho bạn hết, ấy chính là cha mẹ của bạn.

Người ta nói, nam nhân, chỉ có rơi vào bần cùng một lần, mới biết người phụ nữ nào yêu thương mình nhất.

Trong hiện thực cuộc sống: Nữ nhân chỉ có xấu một lần, mới biết người đàn ông nào thực sự gắn kết với mình, sẵn sàng ở bên mình. Con người chỉ có nghèo túng một lần mới biết được ai thực sự tốt, thực sự quan tâm đến mình.

 

Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng.

Trong cuộc sống, người ta có thể gặp gỡ và kết giao nhiều bạn bè. Những người bạn từ thuở thơ ấu thường là tình bạn vững bền kéo dài suốt cả đời người. Những người bạn vô thưởng vô phạt thường là những người cùng ta bù khú hoặc là những người cùng chia sẻ lợi ích với chúng ta..Vậy làm sao để xác định một tình bạn chân chính?

Tình bạn, không phải có địa vị tiền tài mới đến bên nhau, quý trọng nhau. Trong tình yêu, không phải xinh đẹp mới quan tâm chăm sóc. Thứ mà thời gian lưu giữ lại, không phải tài phú, không phải vẻ đẹp, mà chính là sự chân thành. Ở bên nhau lâu ngày, không nhất định sinh ra tình cảm, nhưng nhất định sẽ biết được lòng người! Con người luôn ở lúc sau khi mất đi thì mới nhận ra điều gì là tốt đẹp, đáng trân quý.

 

1. Một tình bạn chân chính là một tình bạn vững bền cho dù những thử thách của cuộc đời. Người ta có thể kết bạn ở bất kì độ tuổi nào. Đó là những người cùng chia sẻ những buồn vui với bạn. Đó là người mà bạn muốn thông báo đầu tiên khi con mình ra đời. Đó là người bạn muốn chia sẻ khi có tâm sự.

2. Người bạn chân chính là người giúp bạn sửa sai khi bạn mắc phải lỗi lầm, chúc mừng khi đạt thành tựu, cổ vũ khi bạn gặp thử thách, cảnh báo khi bạn đi quá xa, ở bên bạn khi cần. Đó là những đặc điểm của những người bạn . Có khi nào đó bạn trầm tư, tự đánh giá về những người bạn của mình, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì những người bạn như vậy chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

3. Tình bạn không bao giờ giới hạn ở giới tính, tuổi tác, giai cấp hay khoảng cách. Giữ trong lòng những suy nghĩ không hay về bạn bè không phải là một cách tốt để duy trì một tình bạn chân thành. Cần rộng lượng chấp nhận những người bạn của mình. Không nên đòi hỏi bạn mình đáp ứng những tiêu chuẩn mà mình đặt ra.

4. Không ai hoàn hảo. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vì nếu ai đó có những ý nghĩ tiêu cực về bạn mình, tình bạn đó khó có thể bền lâu.

5. Tiền bạc, ngoại hình, lợi ích, đó không phải là những thứ tạo ra một tình bạn vững bền. Sự chân mới là nền tảng vững chắc cho một tình bạn.

6. Tạo ra những giây phút đáng nhớ cho gia đình, con cái là điều cần thiết. Nhưng cũng đừng quên những người bạn của mình. Sự quan tâm, những bức thiệp trong những ngày trọng đại của bạn đã chứng mình cho bạn thấy rằng bạn vẫn có một vị trí nhất định trong lòng chúng ta.

7. Hãy là chỗ dựa khi bạn cần. Hãy vững tin và chân thành để vượt qua những thử thách tình bạn.

Như vậy, đối với các bạn trẻ nhất là các bạn trẻ mới lớn, tình bạn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chính tình bạn thân thiết, chân thành sẽ giúp các bạn trẻ đối chiếu được các ước mơ, lý tưởng của mình với bạn bè. Con người ta chỉ có thể phát hiện ra mình khi họ nằm trong mối quan hệ với người khác đặc biệt là với bạn.

Vì vậy, thanh niên coi bạn như tấm gương phản chiếu qua đó họ nhìn thấy được bản thân mình. Bạn trẻ coi bạn mình như cái “tôi” khác của mình, coi tình bạn là cái quan trọng nhất trong các quan hệ của con người.

Thanh niên không chỉ lý tưởng hoá bản thân mình trong tình bạn mà còn lý tưởng hoá tình bạn trong bản thân mình. Tình bạn chân chính sẽ giúp bạn trẻ học được cách nhận xét, đánh giá về mình qua sự nhận xét, đánh giá của bạn bè.

Theo phunugiadinh/dkn

 

Vợ chồng có nên tranh hơn thua với nhau? 

Bí quyết giữ gia đình hạnh phúc là “Vợ chồng không nên tranh hơn thua với nhau giành phần phải về mình, khi cưới các cặp đôi đều trao nhẫn cho nhau thì nhẫn có ý nghĩa gì? Đó có lẽ là cần nhẫn nhịn, cố giữ gìn”.

 

Và từ ngàn đời ông cha ta đã lưu lại câu cho hậu thế chồng nóng thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa không đời nào khê” về cuộc sống hôn nhân chồng vợ, đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị!

Trong đời sống hôn nhân, vợ chồng bất hòa, lời qua tiếng lại, giận hờn là chuyện thường tình xảy ra. Nguyên nhân đến từ sự kết hợp giữa hai con người, giữa hai khối óc, và giữa hai trái tim. Nếu có những đồng cảm, thì cũng có những bất đồng. Nếu có những hiểu nhau, thì cũng có những lúc vợ chồng hiểu lầm nhau. Nhưng câu hỏi mà rất ít người muốn nghĩ tới mỗi khi có chuyện xảy  ra đưa đến tranh cãi, đó là “thắng hay thua ta được gì trong khi đã là vợ chồng?”

Trong xã hội ngày nay, người ta thường cho rằng những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất thì là người ngốc, si đần… Nhưng người xưa tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ mà có, tranh giành chỉ làm tổn hại đến người khác và tổn đức của bản thân mà thôi. Một khi tấm lòng rộng mở hơn thì bạn bè phú quý cũng sẽ nhiều hơn, bớt hơn thua để hạnh phúc đến gần ta hơn.

Con người ta một khi sống mà ánh mắt luôn nhìn chằm chằm vào người khác, luôn muốn hơn thua với người khác thì sống sẽ rất mệt mỏi! Sống trên đời, đừng nghĩ rằng mọi việc phải mang ra tranh đua cao thấp! Có một số thứ trong đời không phải là tranh mà có được, mà được cũng chưa hẳn là vui. Người khác có sự huy hoàng của họ, bạn cũng có sự tốt đẹp, sáng lạn của mình…

Cố gắng giành phần thắng cho mình đó là một trong những yếu tố khiến cho rất nhiều cuộc tranh cãi khởi đi từ những chuyện nhỏ mọn, không đâu nhưng cuối cùng đã dẫn đến những hậu quả thật tồi tệ: Vợ chồng bất hòa, giận hờn, có khi trở thành thù ghét nhau.

Vì một khi cái tôi của mình bị xúc phạm, thì không ai muốn nhường nhịn, và không ai muốn mình bị coi thường, bị chà đạp. Cái tôi lúc đó cần được bảo vệ bằng bất cứ giá nào để nó không thể bị thua kém ai, mặc dù trên thực tế lúc bình thường cái tôi đó không là gì. Từ ngữ thông thường gọi là khi “tự ái bị va chạm!”.

 

 

Để dành cho được phần thắng, để ăn thua đủ với nhau bước đầu tiên là vận động tư tưởng, ngôn ngữ và cách diễn tả cốt sao trấn át được, đè bẹp được đối phương. Vợ chồng không ai nghe ai mà chỉ có người nói. Lúc đầu chỉ là lời qua tiếng lại nhỏ đủ hai người nghe, nhưng lời qua tiếng lại từ  nhỏ đến to, lấn át tiếng nói của nhau.

Khi lời nói bắt đầu vượt tầm kiểm soát của lý trí, cũng là lúc nói cho thỏa những gì đang nung nấu trong tâm hồn, mà không cần biết người mình đang nói với ai, có hiểu và đón nhận những tiếng nói, những gì mình muốn diễn tả hay không. Những lời mình nói đối phương có bị tổn thương?

Kinh nghiệm thường ngày khi đối diện với những trường hợp vợ chồng tranh cãi nhau, thường là cả hai đều muốn dành phần thắng về mình. Cho mình là đúng, là phải và người chồng hay người vợ là sai, là trái. Cũng có những trường hợp mặc dù biết là mình sai, nhưng do tự ái, không muốn mất mặt với chồng hoặc vợ nên vẫn cố gắng ngụy biện những lý lẽ để được phần thắng. Những trường hợp như vậy gọi là “cãi cối”, là “ngang”, là “gàn”.

Vậy rốt cuộc vợ chồng với nhau cãi hơn thua nhau để làm gì? Các vấn đề có thể chia sẻ với nhau nhẹ nhàng chỉ cho nhau những điều hay lẽ phải có hơn không?

Trong đời sống thường ngày vợ chồng rất khó tránh khỏi những va chạm, hiểu lầm có khả năng đưa tới tranh cãi, hoặc lớn tiếng. Và cũng trong đời thường, ít cặp vợ chồng nào lại có thể luôn luôn hòa hợp, luôn luôn làm hài lòng nhau, nhất là không bao giờ có những bất hòa ít là trong cung cách sống và trong lời nói.

Tuy nhiên, sự trưởng thành tâm lý cũng cho biết rằng, con người vẫn có thể tránh được hay giảm thiểu những bất đồng trong đời sống vợ chồng khi tự làm chủ được mình, làm chủ được những gì đang xảy ra quanh mình.

Có nhiều trường hợp sau những tranh cãi, giận hờn thì cả hai mới nhận ra nguyên nhân chính của cuộc tranh cãi ấy chỉ là một sự hiểu lầm, điều mà cả hai có thể tránh được nếu như chỉ một trong hai người biết bình tĩnh và tự chủ. Napoléon đã nói một câu rất chí lý về tinh thần tự chủ, kiểm soát bản thân: “Thắng một vạn quân không bằng thắng chính mình”.

Hãy thay thế thời gian cãi vã bằng những giây phút vợ chồng tâm sự và chia sẻ chân tình. Hãy thay thế sự nóng giận, bực tức bằng thái độ bình tĩnh, tự chủ, vì: “Giận mất khôn!” Và hãy dùng những lời lẽ âu yếm, tích cực để nói với nhau như đã từng nói lúc vợ chồng hòa thuận, cảm thông thay vì những lời cay đắng làm chua xót lòng nhau.  Người xưa thật chí lý khi nói: “Một điều nhịn chín điều lành lành!”, bạn hãy cứ thử Nhẫn xem sao!

Theo phunugiadinh/dkn

 
 

Tác giả bài viết: Van Thanh

 Tags: hời hợt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập45
  • Hôm nay10,270
  • Tháng hiện tại338,166
  • Tổng lượt truy cập32,321,889
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây