Nguy cơ đột tử vì bị nhồi máu cơ tim

Thứ năm - 13/04/2017 22:47

Nguy cơ đột tử vì bị nhồi máu cơ tim

Bệnh tim, đột quỵ, nhồi máu não đang "hoành hành" ngày càng mạnh và có tỉ lệ tử vong lớn. Trong đó có tới 77% bệnh nhân là do cholesterol cao. Đây là giải pháp để bạn phòng bệnh.

 

 

 

Nguy cơ đột tử vì bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não

Theo nghiên cứu lâm sàng gần đây ở Trung Quốc, tỉ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và nhồi máu não càng ngày càng gia tăng, đồng thời tỉ lệ tử vong cũng tăng, trong đó có tới 77% bệnh nhân là do cholesterol cao gây ra.

Trong số các yếu tố nguy cơ cao, bất thường thì cholesterol là yếu tố độc lập và quan trọng đối với bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột tử do tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở não.

Cholesterol có thể được chia thành hai loại gọi tắt là cholesterol tốt và cholesterol xấu, tức là được chia thành hai loại mật độ cao lipoprotein cholesterol (HDL-c)  mật độ thấp lipoprotein cholesterol (LDL-c).

Các chuyên gia chỉ ra rằng "cholesterol xấu" gây hại rất lớn, khi lượng "cholesterol xấu" gia tăng, sẽ làm cho máu đặc lại, tạo thành những mảng nhỏ trong thành mạch máu, dần dần làm tắc nghẽn các mạch máu, khiến máu chảy chậm, gây ra bệnh tim mạch vành và đột quỵ cũng như các bệnh khác.

Điều này còn dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ, đe dọa tính mạng. Cholesterol xấu được xem như kẻ giết người thầm lặng, tiếp tục làm suy yếu sức khỏe của các mạch máu, nhưng không có triệu chứng rõ ràng, khi xuất hiện hiện tượng nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim thì đã quá muộn.

Các chuyên gia tim mạch chỉ ra rằng, bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa, kiểm soát, đó là việc phải kiểm soát cholesterol, phòng bệnh tim mạch và các biện pháp kiểm soát khác.

Chúng ta nên nói với nhau nhiều hơn về bệnh nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, không nên tiếp tục im lặng trong sợ hãi, cần phải có hành động tích cực để phòng ngừa.

Nếu có tỉ lệ chất này trong cơ thể cao, bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 1.
 
Nếu có tỉ lệ chất này trong cơ thể cao, bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 1.

6 kiến nghị cần ghi nhớ để phòng bệnh đúng cách

Đây là lời cảnh báo của các chuyên gia tim mạch mà bất kỳ ai cũng nên hiểu để kiểm soát sức khỏe chủ động.

1. Cholesterol là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Hãy nhớ rằng: 70% cholesterol là do cơ thể tự tổng hợp mà thành, không hoàn toàn là do chế độ ăn uống.

2. Cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để đo mỡ máu (lipit), xác định tỉ lệ cholesterol xấu (LDL-c) trong cơ thể.

Những bệnh nhân có bệnh tim mạch, thiếu máu cục bộ và các nhóm có nguy cơ cao khác, nên kiểm tra mỡ máu mỗi 6 tháng/lần.

3. Những nhóm người có bệnh khác nhau có mục tiêu kiểm soát khác nhau (người khỏe mạnh, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bị bệnh tim mạch vành và nhồi máu cơ tim…) sẽ có tỉ lệ cholesterol xấu (LDL-c) tương ứng khác nhau.

4. Những bệnh nhân có hàm lượng cholesterol bất thường, cần phải được bác sĩ khám để điều trị tích cực.

5. Những bệnh nhân có bệnh tim mạch vành, đột quỵ, thiếu máu cục bộ, cần phải tham vấn bác sĩ, tuân thủ chữa trị lâu dài, sử dụng đầy đủ các liệu pháp để ngăn chặn sự tái phát của nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

6. Những bệnh nhân rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp thường dễ bị bị bệnh tiểu đường. Hai bệnh này đi song song nhau, cần đặc biệt cẩn thận.

Để ngăn chặn sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, nên tích cực quản lý cholesterol để can thiệp và điều trị kịp thời.

 
Nếu có tỉ lệ chất này trong cơ thể cao, bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 2.
Nếu có tỉ lệ chất này trong cơ thể cao, bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 2.
 
 
 
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh thể hiện trên 5 ngón tay: Hãy xem ngay để 'khám' kịp thời

Đông y cho rằng, 5 ngón tay là "cửa ngõ" của cơ quan bên trong cơ thể. Vì thế, chỉ cần nhìn vẻ bề ngoài của chúng cũng có thể đoán được tình trạng sức khỏe bên trong. Bạn đã biết?

 

Tay là "cửa ngõ" đại diện cho các cơ quan nội tạng

Theo Đông y, có rất nhiều cách để nhận biết sức khỏe của bạn thông qua vẻ bề ngoài, điều này đã được nghiên cứu rất nhiều và việc đoán bệnh qua biểu hiện bên ngoài mang lại những cảnh báo sức khỏe khá chính xác.

Liệu 5 ngón tay trên bàn tay đang đại diện cho bộ phận nào bên trong cơ thể? Liệu chúng ta có thể nhìn vào những thay đổi trên các ngón tay để đoán bệnh hay không? Đây chính là gợi ý tuyệt vời để bạn có cách chăm sóc sức khỏe thực tế hơn.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh thể hiện trên 5 ngón tay: Hãy xem ngay để khám kịp thời - Ảnh 1.

1. Ngón tay cái - đại diện cho não

Người sở hữu ngón tay cái thon thả, dài, mảnh mai được xem là người có ý chí mạnh mẽ, kiên cường, đầu óc sáng láng, thông minh.

Người sở hữu ngón tay cái thô có thể xem là người có tính cách đơn giản, bình tĩnh.

Ai có ngón tay cái có độ dài các đốt ngón tay đều nhau, đường chỉ tay rõ ràng, không đứt đoạn thể hiện bạn là người rất thông minh, trí tuệ. Nhưng nếu giữa 2 đốt ngón cái xuất hiện nhiều nếp gấp hỗn loạn, thì bạn có thể mắc các bệnh liên quan đến đau đầu.

Người có 2 đốt ngón tay cái ngắn, khó co gập có thể sở hữu tính cách nóng vội, dễ mắc các bệnh về trúng gió, đau đầu, tim mạch

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh thể hiện trên 5 ngón tay: Hãy xem ngay để khám kịp thời - Ảnh 2.

2. Ngón tay trỏ - đại diện cho gan

Ngón tay trỏ là "cửa ngõ" đại diện cho gan, nhìn ngón tay này khỏe mạnh, xinh đẹp thì gan của bạn cũng khỏe theo.

Khi thứ tự độ dài của các đốt ngón tay ngắn dần đều (đốt thứ nhất dài nhất rồi đến đốt giữa dài thứ 2) được đánh giá cơ thể khỏe mạnh.

Trường hợp ngón trở xanh xao gầy gò, khi khép các ngon tay lại mà nhìn thấy các rãnh ở giữa ngón tay lồi lõm thể hiện hệ thống tiêu hóa của bạn kém.

Nếu độ dài của 3 đốt ngón tay không tương xứng nhau, thể hiện khả năng hấp thu canxi của cơ thể kém, không cân bằng.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh thể hiện trên 5 ngón tay: Hãy xem ngay để khám kịp thời - Ảnh 3.

3. Ngón tay giữa - đại diện cho tim, hệ tuần hoàn

Đông y xem ngón giữa là cơ quan đại diện cho tim và hệ tuần hoàn. Người có ngón tay giữa thẳng, không bị cong queo gấp khúc, là người sở hữu sức khỏe sung mãn, tràn đầy năng lượng.

Khi ngón giữa bị cong vẹo, có khoảng trống so với các ngón tay khác khi khép lại, thì chứng tỏ bạn có hệ thống tuần hoàn kém, chức năng tiêu hóa không tốt, hay trục trặc.

Nếu độ dài 3 đốt ngón tay không tương xứng, đốt giữa dài nhất, thì có thể rất dễ mắc các bệnh về xương và răng, thể hiện chức năng bài tiết và trao đổi chất kém, cần cải thiện và thay đổi sớm.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh thể hiện trên 5 ngón tay: Hãy xem ngay để khám kịp thời - Ảnh 4.

4. Ngón đeo nhẫn (áp út) - đại diện toàn thân

Ngón đeo nhẫn là cơ quan đặc biệt, liên quan tới mọi bộ phận bên trong của cơ thể. Khi sở hữu ngón tay thẳng, không bị cong vênh, các đón ngón tay tròn đều, khỏe, các chỉ tay rõ ràng, không đứt đoạn chứng tỏ bạn sở hữu sức khỏe sinh dục và thận khỏe mạnh, cường tráng.

Những người có ngón đeo nhẫn gầy gò xanh xao, đa phần mắc chứng yếu thận, khả năng giới tính hạn chế. Đốt đầu tiên thể hiện khả năng tình dục, nếu có biểu hiện thô ráp thể hiện chức năng nội tiết không được tốt.

Đốt thứ 2 cũng đại diện cho kinh cốt khỏe hay yếu, và đều có sự liên quan đến khả năng giới tính của mỗi người.

Những người có ngón đeo nhẫn dài vượt quá một nửa đốt thứ 3 của ngón tay giữa (gần móng tay) thì bạn sẽ là người vô cùng "phong độ", khả năng giới tính sung mãn. Tuy nhiên, vì sức khỏe tốt như vậy cũng sẽ có những lý do khiến bạn bị tổn thất nếu không biết sử dụng năng lượng phù hợp.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh thể hiện trên 5 ngón tay: Hãy xem ngay để khám kịp thời - Ảnh 5.

5. Ngón tay út - đại diện hệ tiêu hóa

Theo Đông y, ngón út là cơ quan đại diện cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Thông thường, khi ngón út thon dài trơn tru khỏe mạnh là dấu hiệu cho thấy cơ quan tiêu hóa khỏe mạnh.

Khi ngón út cong vênh, xanh xao được xem là dấu hiệu cho thấy cơ quan tiêu hóa gặp trục trặc, có thể có bệnh về đường ruột, khả năng hấp thụ kém, dễ bị táo bón.

Nếu ngón út quá chênh lệch, nhỏ hơn quá nhiều so với các ngón còn lại, bạn có thể mắc bệnh về đại tràng, dạ dày, tiêu hóa kém.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh thể hiện trên 5 ngón tay: Hãy xem ngay để khám kịp thời - Ảnh 6.

Hãy giơ bàn tay lên và xem kỹ các ngón tay, hãy ghi nhớ ngón nào là đại diện cho cơ quan nào bên trong cơ thể, để bạn luôn nhớ cách quan tâm tới sức khỏe đúng lúc.


Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập53
  • Hôm nay10,270
  • Tháng hiện tại338,542
  • Tổng lượt truy cập32,322,265
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây