Những bức ảnh làm thay đổi phận người

Thứ tư - 07/11/2018 20:51

Những bức ảnh làm thay đổi phận người

Trong vòng 15 năm qua, đi khắp nơi với chiếc máy ảnh của mình, tôi đã dành thời gian sống cùng và chụp cảnh các bộ lạc ở nơi hẻo lánh, những người vận động cho quyền của người chuyển giới, những nạn nhân của tình trạng buôn người, các vận động viên quyền Anh, các nhạc sỹ, những người du mục, những binh lính trẻ em, những người bảo tồn đời sống hoa dã, những người biểu tình, và nhiều kiểu đối tượng khác nữa.

Graeme Green

BBC Culture
 

Những câu chuyện sâu sắc của họ đọng lại mãi trong tôi. Tôi hy vọng là những bức ảnh tôi chụp thể hiện họ và câu chuyện của họ một cách công bằng.

Graeme GreenBản quyền hình ảnhGRAEME GREEN
Image captionCụ già tại Đền Divine Madman, Punakha, Bhutan

Là một người không thích phải đứng phía trước ống kính, tôi luôn bị ngạc nhiên về việc mọi người sẵn sàng, thậm chí háo hức muốn được chụp ảnh, được phỏng vấn. Nhiều người vui vẻ về việc có ai đó tỏ ra quan tâm tới cuộc sống của họ, hỏi các câu hỏi, giúp đỡ họ, hay đơn giản là kể cho họ nghe những câu chuyện.

Nhưng câu hỏi về việc ai được hưởng lợi từ một bức ảnh lại là một câu hỏi phức tạp. Một nhiếp ảnh gia có thể đạt được nhiều thứ từ công việc của mình, với các khoản chi trả từ các báo, tạp chí, ấn phẩm, triển lãm, in sách, và đôi khi là từ sự nổi tiếng, trong khi chủ thể trong bức ảnh của họ có khi không được chút gì, thậm chí tệ hơn là còn cảm giác như bị lợi dụng, bị khai thác.

Nhiều nhiếp ảnh gia có cảm giác trách nhiệm khi xem sản phẩm của mình, cho dù đó là các phóng viên ảnh như Ami Vitale và César Dezfuli, những người mà sự gắn bó với các chủ thể trong ảnh của họ vượt xa hơn nhiều việc chia sẻ các câu chuyện của họ qua ảnh, hay các nghệ sỹ nhiếp ảnh như Réhahn hay Kenro Izu, vốn dùng các tác phẩm của mình để đem lại cái gì đó cho những người, những nơi đã giúp cho họ chụp được những tấm hình đó.

RéhahnBản quyền hình ảnhRÉHAHN
Image captionRéhahn đã chụp hình 45 trong tổng số 54 cộng đồng các dân tộc tại Việt Nam, và trong năm 2017 anh đã mở Bảo tàng Di sản Nghệ thuật Quý giá (Precious Heritage Art Gallery Museum) tại Hội An

"Về mặt cá nhân mà nói thì tôi tin vào nghiệp chướng," nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn nói.

"Chúng tôi đôi khi chụp ảnh những người trong điều kiện kinh tế hoàn toàn trái ngược với chúng tôi, và tôi nghĩ rằng chúng tôi cần phải công bằng."

"Với tôi, vốn chuyên vào việc chụp chân dung, tôi không thể được như ngày nay nếu không có những người đó. Sẽ là không công bằng khi kiếm sống bằng việc bán ảnh nhưng lại không giúp đỡ gì cho họ."

Réhahn làm việc theo nguyên tắc 'đền đáp'. Chủ yếu ở Hội An kể từ 2011 tới nay, ông hiện đang làm dự án chụp hình toàn bộ 54 dân tộc thiểu số sinh sống ở Việt Nam.

Hồi năm ngoái, ông mở một bảo tàng tại Hội An, trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh và trang phục truyền thống cùng đồ tạo tác của người dân các sắc tộc khác nhau sống tại Việt Nam.

Trong tháng Chín, ông mở bảo tàng Cơ Tu tại huyện Tây Giang cho người dân tộc Cơ Tu, với nguồn tài trợ lấy từ doanh thu bán tác phẩm nhiếp ảnh của mình.

RéhahnBản quyền hình ảnhRÉHAHN
Image captionHồi 2011, Réhahn gặp cụ bà Bùi Thị Xong, 74 tuổi, người chèo thuyền lá ở Hội An: cách tạo dáng chụp hình rất đặc biệt của bà đã tạo cảm hứng cho loạt ảnh Nụ cười Ẩn giấu của ông

Trước đây, ông từng tặng một chiếc thuyền chèo tay cho bà Xong, người được đăng trên trang bìa cuốn sách đầu tiên của ông, và ông đã mua xe đạp, bò và máy ảnh cho các nhân vật ông từng chụp, cũng như từng đóng góp hỗ trợ việc học hành, chăm sóc y tế hay sửa chữa nhà cửa cho họ.

"Tôi luôn dành rất nhiều thời gian với mọi người trước khi chụp hình họ," Réhahn nói. "Tôi biết về câu chuyện của họ, và thường thì họ trở thành như là người thân trong gia đình vậy. Bản thân những bức ảnh là kết quả của những khoảnh khắc chia sẻ như thế. Tôi không nghĩ là tôi có thể chụp được những bức hình trong lúc vội vã. Đó là vấn đề tôn trọng nhân vật."

Điều xảy ra rất thường xuyên là các nhiếp ảnh gia được hưởng lợi từ các tác phẩm họ chụp được, nhưng lại không chia sẻ trở lại đủ mức cho các nhân vật trong ảnh, Réhahn nói.

"Khi chúng ta kinh doanh các bức ảnh này, dù là dưới hình thức bán bản in, cung cấp cho các tạp chí hay các tour chụp ảnh, thì việc chia sẻ trở lại cần phải được thực hiện một cách tự động. Nhiều nhiếp ảnh gia nói rằng đưa tiền lại cho họ sẽ khiến họ đòi hỏi thêm. Điều này có thể đúng, nhưng nhiều người dùng lập luận này để bao biện cho việc họ không bao giờ chia sẻ gì cho ai."

Hành động từ gốc rễ

Nhiếp ảnh là một sức mạnh đầy quyền lực. Cho dù nó tiết lộ về những bộ lạc sống ở vùng xa xôi hẻo lánh đang bị đe doạ mất đất ở vùng Amazon ở Peru hay ghi nhận những con kền kền đang bị đe doạ tuyệt chủng ở Ấn Độ thì nó đều giúp nâng cao nhận thức và kể ra những câu chuyện mà nếu không có những bức ảnh thì sẽ là những điều "không được biết đến".

Nó đem lại tiền bạc, quảng bá du lịch hoặc tạo ra thu nhập, làm tăng sự hiểu biết của mọi người về một vấn đề nào đó, và đôi khi thậm chí còn làm thay đổi được cả một câu chuyện.

Hoặc ít nhất, một bức ảnh cũng có thể là một cửa sổ nhìn ra thế giới.

Michael KennaBản quyền hình ảnhMICHAEL KENNA
Image captionSau khi Michael Kenna chụp bức ảnh 'Cây của nhà triết học' tại Hokkaido, Nhật Bản, bức ảnh đã thu hút rất nhiều người tới xem, khiến cho nhà nông chủ cây phải chặt nó đi

Tuy nhiên, việc cho đi và nhận lại trong quan hệ giữa người cầm máy và các nhân vật trong ảnh có thể là một vấn đề phức tạp.

"Tất cả chúng ta đều cần chấp nhận rằng với việc chụp và công bố một hình ảnh có nghĩa là chúng ta làm thay đổi thứ chúng ta chụp, đôi khi là thay đổi tốt lên, đôi khi không," nhiếp ảnh gia chuyên chụp phong cảnh Michael Kenna nói.

"Tôi đã chụp một cái cây tuyệt đẹp đứng giữa cánh đồng của một nhà nông ở Hokkaido, Nhật Bản, Cây của nhà triết học," Kenna giải thích.

"Cái cây trở thành chủ thể của nhiều nhiếp ảnh gia, đến nỗi người ta phải đặt biển báo quanh cánh đồng yêu cầu mọi người chỉ đứng chụp từ ngoài đường chứ không dẫm vào hoa màu cây cối trong cánh đồng. Thế nhưng người ta vẫn phớt lờ biển báo và rốt cuộc thì nhà nông đó đã phải chặt cái cây đi để bảo vệ ruộng vườn của mình."

Michael KennaBản quyền hình ảnhMICHAEL KENNA
Image captionBức ảnh Kenna chụp hồi 2007 cụm các cây thông ở Wolcheon, Nam Hàn, được dùng trong một chiến dịch vận động bảo vệ môi trường, từ đó đã dẫn tới việc bảo vệ những cây này

Một số nhiếp ảnh gia chuyên chụp phong cảnh nay giữ bí mật về những nơi họ chụp. Nhiều người, giống như Kenna, cũng đem tặng các bức ảnh và giúp gây quỹ cho các dự án bảo tồn tự nhiên, cứu trợ thảm hoạ và các hoạt động thiện nguyện khác.

Các bức ảnh phong cảnh không chỉ lưu giữ được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên mà còn giúp trong việc bảo vệ nữa.

Kenna nêu ra một ví dụ khi bức ảnh của ông chụp một cụm các cây thông ở Wolcheon, Nam Hàn được các nhóm vận động vì môi trường sử dụng (mà ông không được biết) để vận động thành công cho việc chuyển một dự án phát triển công nghiệp sang một địa điểm khác. "Những cái cây đó vẫn ở nguyên chỗ của chúng, được bảo vệ và nay trở nên khá là nổi tiếng."

Sẽ là hợp lý khi một người quan tâm, yêu mến thế giới tự nhiên tới mức dành cuộc đời mình đi chụp ảnh và cũng muốn bảo vệ thế giới đó.

"Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các nhiếp ảnh gia kiếm sống từ việc chụp ảnh đời sống hoang dã cần phải cảm thấy có trách nhiệm đền đáp lại cho đời sống hoang dã," nhiếp ảnh gia Margot Raggett, sáng lập viên của dự án Nhớ tới Đời sống hoang dã, nói. "Nếu không thì đó chỉ là việc khai thác kiếm lời, đơn giản là như vậy."

Sau khi chứng kiến cảnh một con voi bị săn trộm ở Laikipia, bắc Kenya, Raggett đã kêu gọi nhiếp ảnh gia chuyên chụp đời sống hoang dã trên thế giới, từ Frans Lanting cho tới Art Wolfe, hãy đóng góp các hình ảnh để cho ra Nhớ tới Voi (Remembering Elephants) và Nhớ tới Tê giác (Remembering Rhinos), hai cuốn sách trong loạt sách đã giúp gây quỹ được 316 ngàn bảng Anh (415 ngàn đô la Mỹ) cho các dự án bảo vệ đời sống tự nhiên tại châu Phi và châu Á.

Bà hy vọng rằng cuốn Nhớ tới Các loài Đại linh trưởng (Remembering Great Apes), ra mắt trong tháng Mười, sẽ đưa tổng số tiền gây quỹ lên trên nửa triệu bảng Anh (640 ngàn đô la Mỹ).

"Hầu như tất cả các loài trong đời sống hoang dã và môi trường sinh sống của chúng đều đang bị đe dọa, và nếu như không có hành động gì ngăn cản điều này thì các thế hệ kế tiếp sẽ không có cơ hội được chụp ảnh đời sống hoang dã nữa," Margot giải thích. "Bổn phận của chúng ta là phải có quan điểm và phải hành động, cho dù chỉ là hành động nhỏ nhoi. Nhiều hành động nhỏ sẽ có thể trở thành những phong trào lớn."

David LloydBản quyền hình ảnhDAVID LLOYD
Image captionĐược Jane Goodall viết lời đề tựa, Remembering Great Apes là cuốn sách thứ ba trong loạt sách Nhớ về đời sống hoang dã (Remembering Wildlife), theo kế hoạch được ra mắt trong tháng Mười 2018

Chụp ảnh người và các sự kiện văn hóa là nơi câu hỏi 'Ai được lợi?' trở nên phức tạp nhất: liệu đó sẽ là những nền văn hóa bản địa, là người dân bộ tộc, là người tỵ nạn, hay là những người có thu nhập thấp bị lợi dụng, bị khống chế?

César Dezfuli đoạt giải chụp ảnh chân dung Taylor Wessing Photographic Portrait Prize 2017 cho bức ảnh Amadou Sumaila, một di dân được cứu trên Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Libya.

Bức ảnh và loạt hình có liên quan, Dezfuli nói, là "kết quả của hàng tháng nghiên cứu".

Ông cũng kêu gọi Nghị viên châu Âu điều tra các tội hình sự có thể có ở Libya đối với di dân.

"Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, có một trách nhiệm rõ ràng đối với các chủ thể được chụp," Dezfuli nói.

"Chúng ta làm việc với nhưng câu chuyện có thật, với con người, những người đang sống trong cái thực tế mà ta muốn thể hiện trong các bức ảnh."

"Những người đó xứng đáng được người cầm máy tôn trọng, và sự tôn trọng được thể hiện qua việc dành đủ thời gian để hiểu người chụp muốn thể hiện điều gì, thể hiện như thế nào."

César DezfuliBản quyền hình ảnhCÉSAR DEZFULI
Image captionBức ảnh này do César Dezfuli chụp một di dân châu Phi được cứu trên Địa Trung Hải và đã đoạt giải Taylor Wessing Prize trong năm 2017

"Tôi muốn tin rằng tất cả các nhiếp ảnh gia làm việc về các chủ đề xã hội đều có mục tiêu tối thượng là đền đáp lại điều gì đó cho xã hội," ông nói. "Nhưng vấn đề là thị trường và [commodification] khắc nghiệt của nghệ thuật và nhiếp ảnh. Điều này dẫn tới việc nhiều nhiếp ảnh gia phải làm việc vô cùng gấp gáp để đáp ứng nhu cầu và cũng để có thể kiếm sống được bằng nghề nhiếp ảnh. Điều này đẩy nhanh việc xây dựng sự cảm thông chia sẻ với chủ thể mà họ chụp. Nếu như chúng ta làm việc với con người thì yêu cầu tối thiểu là phải có sự trao đổi, hiểu biết nhau."

Giống như Réhahn và Dezfuli, nhiều nhiếp ảnh gia cảm thấy có trách nhiệm với đối tượng mà họ chụp, trách nhiệm vượt lên trên việc chua sẻ bức ảnh hay câu chuyện của họ.

Chẳng hạn như nhiếp ảnh gia của hãng Magnum, Steve McCurry, đã mua một căn nhà cho Sharbat Gula, nhân vật trong bức ảnh 'Cô gái Afghanistan' của ông hồi 1984, và thành lập một chương trình dạy chụp ảnh cho các phụ nữ trẻ tại Afghanistan đất nước mà ông đã dành suốt 40 năm để chụp hình.

Kenro IzuBản quyền hình ảnhKENRO IZU
Image captionNhiếp ảnh gia người Nhật Kenro Izu đã lập hai bệnh viện nhi tại Campuchia và Lào sau khi tới thăm Campuchia vào năm 1993 để chụp hình Angkor Wat

Không phải người cầm máy nào cũng đạt được sự nổi tiếng, tiền tài hay những nguồn lực để tài trợ cho các dự án lớn hay để trao tặng những món quà hào phóng.

Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thể trao tặng lại điều gì cho những con người, những vùng đất mà họ chụp hình, nhiếp ảnh gia người Nhật Kenro Izu nói.

Izu đã thành lập hai bệnh viện nhi tại Campuchia và Lào sau khi ông tới Campuchia vào năm 1993 để chụp hình Angkor Wat và gặp cảnh trẻ em ốm bệnh, suy dinh dưỡng, có những em mất chân, mất tay vì bom mình.

"Cá nhân tôi không phải là người giàu có hay nổi tiếng gì. Là một nhiếp ảnh gia, tôi có niềm tin rằng công việc của tôi là dựa trên những gì tôi nhìn thấy, cảm nhận được, chứng kiến được, và nghe được từ các nhân vật," Izu giải thích.

"Một khi tôi nhìn thấy cảnh một bé gái chết ngay trước mắt, tôi không thể ngoảnh mặt đi. Nếu tôi vờ như không nhìn thấy bi kịch đó thì việc chụp ảnh của tôi đã mất đi nền móng cần có."

"Chúng ta đều có thể tạo nên sự khác biệt," nhiếp ảnh gia của National Geographic Ami Vitale đồng tình. Bà gần đây làm việc với Conservation International để giới thiệu rộng rãi hơn công việc của Khu bảo tồn voi Reteti vốn do cộng đồng làm chủ và điều hành ở miền bắc Kenya.

"Một chút sáng tạo sẽ tạo bước tiến dài. Hãy nghĩ tới chuyện in ảnh và đóng góp những khoản tiền thu được cho cộng đồng mà bạn đang làm việc cùng, hoặc đóng góp chính những bức ảnh bạn chụp cho một tổ chức phi lợi nhuận nào đó. Bạn cũng có thể để lại tác động kinh tế bằng cách dạy cộng đồng cách chụp ảnh để họ có thể tự kể câu chuyện của họ."

Ami VitaleBản quyền hình ảnhAMI VITALE
Image captionSau khi trại chăm sóc voi non châu Phi mồ côi do cộng đồng tự quản được thành lập tại Hạt Samburu County, khu bảo tồn voi Reteti đã được khai trương vào năm 2016

Thời gian, sự cảm thông và sự tôn trọng là những thứ mà nhiếp ảnh gia có thể trao tặng. "Nhiếp ảnh là một công cụ tuyệt vời để tạo ra sự nhận thức và hiểu biết giữa các nền văn hóa, các cộng đồng và các quốc gia. Nó cũng có thể để lại tác động tiêu cực," Vitale nói.

Bà nhớ lại một bé gái có tên là Subita mà bà gặp tại Hội chợ Lạc đà Pushkar ở Ấn Độ, người bị rất đông người cầm máy ảnh vây quanh.

"Không một ai trong số họ nói 'namaste' hay 'hello' (tức là 'xin chào') với cô bé. Sau đó, Subita nói với tôi về cảm giác khách du lịch và những chiếc máy ảnh của họ xử sự một cách vô nhân tính với cô ra sao. Nó khiến cô bé cảm thấy mình 'như một con vật'. Nếu như có ai đó trong số những người vây quanh Subita bỏ thời gian dù chỉ vài giờ đồng hồ với cô, tìm hiểu về cuộc đời cô, thì họ đã có thể có được một câu chuyện chứ không chỉ một tấm hình."

"Ai cũng có thể chụp được một tấm hình. Nhưng người biết kể chuyện hay sẽ là người chụp ảnh đẹp, và điều đó luôn cần phải có thời gian."

Vitale chụp hình về các câu chuyện ở khắp nơi trên thế giới, từ các dự án bảo tồn thiên nhiên cho tới các vùng có xung đột.

"Tôi gặp gỡ mọi người ở khắp nơi, thường là ở những nơi rất xa ánh đèn hào quang, họ là những người tạo nên thay đổi cho thế giới này. Hy vọng là tôi có thể kể những câu chuyện của họ, truyền đi những thông điệp mạnh mẽ để truyền cảm hứng tới những người khác," bà nói.

"Một điều tôi học được là sức mạnh mà một người có thể làm được trong việc tạo ra ảnh hưởng tích cực là có thật. Điều quan trọng là cần phải trao tặng lại một cách tốt nhất, dù là bằng những cách nhỏ nhặt. Mọi người cởi mở, trải lòng với tôi về cuộc đời họ, và đó là những điều nhỏ bé nhất mà tôi có thể làm được cho họ."

Những bức ảnh làm thay đổi phận người

Graeme GreenBBC Culture
 
Trong vòng 15 năm qua, đi khắp nơi với chiếc máy ảnh của mình, tôi đã dành thời gian sống cùng và chụp cảnh các bộ lạc ở nơi hẻo lánh, những người vận động cho quyền của người chuyển giới, những nạn nhân của tình trạng buôn người, các vận động viên quyền Anh, các nhạc sỹ, những người du mục, những binh lính trẻ em, những người bảo tồn đời sống hoa dã, những người biểu tình, và nhiều kiểu đối tượng khác nữa.
 

Những câu chuyện sâu sắc của họ đọng lại mãi trong tôi. Tôi hy vọng là những bức ảnh tôi chụp thể hiện họ và câu chuyện của họ một cách công bằng.

Graeme GreenBản quyền hình ảnhGRAEME GREEN
Image captionCụ già tại Đền Divine Madman, Punakha, Bhutan

Là một người không thích phải đứng phía trước ống kính, tôi luôn bị ngạc nhiên về việc mọi người sẵn sàng, thậm chí háo hức muốn được chụp ảnh, được phỏng vấn. Nhiều người vui vẻ về việc có ai đó tỏ ra quan tâm tới cuộc sống của họ, hỏi các câu hỏi, giúp đỡ họ, hay đơn giản là kể cho họ nghe những câu chuyện.

Nhưng câu hỏi về việc ai được hưởng lợi từ một bức ảnh lại là một câu hỏi phức tạp. Một nhiếp ảnh gia có thể đạt được nhiều thứ từ công việc của mình, với các khoản chi trả từ các báo, tạp chí, ấn phẩm, triển lãm, in sách, và đôi khi là từ sự nổi tiếng, trong khi chủ thể trong bức ảnh của họ có khi không được chút gì, thậm chí tệ hơn là còn cảm giác như bị lợi dụng, bị khai thác.

Nhiều nhiếp ảnh gia có cảm giác trách nhiệm khi xem sản phẩm của mình, cho dù đó là các phóng viên ảnh như Ami Vitale và César Dezfuli, những người mà sự gắn bó với các chủ thể trong ảnh của họ vượt xa hơn nhiều việc chia sẻ các câu chuyện của họ qua ảnh, hay các nghệ sỹ nhiếp ảnh như Réhahn hay Kenro Izu, vốn dùng các tác phẩm của mình để đem lại cái gì đó cho những người, những nơi đã giúp cho họ chụp được những tấm hình đó.

RéhahnBản quyền hình ảnhRÉHAHN
Image captionRéhahn đã chụp hình 45 trong tổng số 54 cộng đồng các dân tộc tại Việt Nam, và trong năm 2017 anh đã mở Bảo tàng Di sản Nghệ thuật Quý giá (Precious Heritage Art Gallery Museum) tại Hội An

"Về mặt cá nhân mà nói thì tôi tin vào nghiệp chướng," nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn nói.

"Chúng tôi đôi khi chụp ảnh những người trong điều kiện kinh tế hoàn toàn trái ngược với chúng tôi, và tôi nghĩ rằng chúng tôi cần phải công bằng."

"Với tôi, vốn chuyên vào việc chụp chân dung, tôi không thể được như ngày nay nếu không có những người đó. Sẽ là không công bằng khi kiếm sống bằng việc bán ảnh nhưng lại không giúp đỡ gì cho họ."

Réhahn làm việc theo nguyên tắc 'đền đáp'. Chủ yếu ở Hội An kể từ 2011 tới nay, ông hiện đang làm dự án chụp hình toàn bộ 54 dân tộc thiểu số sinh sống ở Việt Nam.

Hồi năm ngoái, ông mở một bảo tàng tại Hội An, trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh và trang phục truyền thống cùng đồ tạo tác của người dân các sắc tộc khác nhau sống tại Việt Nam.

Trong tháng Chín, ông mở bảo tàng Cơ Tu tại huyện Tây Giang cho người dân tộc Cơ Tu, với nguồn tài trợ lấy từ doanh thu bán tác phẩm nhiếp ảnh của mình.

RéhahnBản quyền hình ảnhRÉHAHN
Image captionHồi 2011, Réhahn gặp cụ bà Bùi Thị Xong, 74 tuổi, người chèo thuyền lá ở Hội An: cách tạo dáng chụp hình rất đặc biệt của bà đã tạo cảm hứng cho loạt ảnh Nụ cười Ẩn giấu của ông

Trước đây, ông từng tặng một chiếc thuyền chèo tay cho bà Xong, người được đăng trên trang bìa cuốn sách đầu tiên của ông, và ông đã mua xe đạp, bò và máy ảnh cho các nhân vật ông từng chụp, cũng như từng đóng góp hỗ trợ việc học hành, chăm sóc y tế hay sửa chữa nhà cửa cho họ.

"Tôi luôn dành rất nhiều thời gian với mọi người trước khi chụp hình họ," Réhahn nói. "Tôi biết về câu chuyện của họ, và thường thì họ trở thành như là người thân trong gia đình vậy. Bản thân những bức ảnh là kết quả của những khoảnh khắc chia sẻ như thế. Tôi không nghĩ là tôi có thể chụp được những bức hình trong lúc vội vã. Đó là vấn đề tôn trọng nhân vật."

Điều xảy ra rất thường xuyên là các nhiếp ảnh gia được hưởng lợi từ các tác phẩm họ chụp được, nhưng lại không chia sẻ trở lại đủ mức cho các nhân vật trong ảnh, Réhahn nói.

"Khi chúng ta kinh doanh các bức ảnh này, dù là dưới hình thức bán bản in, cung cấp cho các tạp chí hay các tour chụp ảnh, thì việc chia sẻ trở lại cần phải được thực hiện một cách tự động. Nhiều nhiếp ảnh gia nói rằng đưa tiền lại cho họ sẽ khiến họ đòi hỏi thêm. Điều này có thể đúng, nhưng nhiều người dùng lập luận này để bao biện cho việc họ không bao giờ chia sẻ gì cho ai."

Hành động từ gốc rễ

Nhiếp ảnh là một sức mạnh đầy quyền lực. Cho dù nó tiết lộ về những bộ lạc sống ở vùng xa xôi hẻo lánh đang bị đe doạ mất đất ở vùng Amazon ở Peru hay ghi nhận những con kền kền đang bị đe doạ tuyệt chủng ở Ấn Độ thì nó đều giúp nâng cao nhận thức và kể ra những câu chuyện mà nếu không có những bức ảnh thì sẽ là những điều "không được biết đến".

Nó đem lại tiền bạc, quảng bá du lịch hoặc tạo ra thu nhập, làm tăng sự hiểu biết của mọi người về một vấn đề nào đó, và đôi khi thậm chí còn làm thay đổi được cả một câu chuyện.

Hoặc ít nhất, một bức ảnh cũng có thể là một cửa sổ nhìn ra thế giới.

Michael KennaBản quyền hình ảnhMICHAEL KENNA
Image captionSau khi Michael Kenna chụp bức ảnh 'Cây của nhà triết học' tại Hokkaido, Nhật Bản, bức ảnh đã thu hút rất nhiều người tới xem, khiến cho nhà nông chủ cây phải chặt nó đi

Tuy nhiên, việc cho đi và nhận lại trong quan hệ giữa người cầm máy và các nhân vật trong ảnh có thể là một vấn đề phức tạp.

"Tất cả chúng ta đều cần chấp nhận rằng với việc chụp và công bố một hình ảnh có nghĩa là chúng ta làm thay đổi thứ chúng ta chụp, đôi khi là thay đổi tốt lên, đôi khi không," nhiếp ảnh gia chuyên chụp phong cảnh Michael Kenna nói.

"Tôi đã chụp một cái cây tuyệt đẹp đứng giữa cánh đồng của một nhà nông ở Hokkaido, Nhật Bản, Cây của nhà triết học," Kenna giải thích.

"Cái cây trở thành chủ thể của nhiều nhiếp ảnh gia, đến nỗi người ta phải đặt biển báo quanh cánh đồng yêu cầu mọi người chỉ đứng chụp từ ngoài đường chứ không dẫm vào hoa màu cây cối trong cánh đồng. Thế nhưng người ta vẫn phớt lờ biển báo và rốt cuộc thì nhà nông đó đã phải chặt cái cây đi để bảo vệ ruộng vườn của mình."

Michael KennaBản quyền hình ảnhMICHAEL KENNA
Image captionBức ảnh Kenna chụp hồi 2007 cụm các cây thông ở Wolcheon, Nam Hàn, được dùng trong một chiến dịch vận động bảo vệ môi trường, từ đó đã dẫn tới việc bảo vệ những cây này

Một số nhiếp ảnh gia chuyên chụp phong cảnh nay giữ bí mật về những nơi họ chụp. Nhiều người, giống như Kenna, cũng đem tặng các bức ảnh và giúp gây quỹ cho các dự án bảo tồn tự nhiên, cứu trợ thảm hoạ và các hoạt động thiện nguyện khác.

Các bức ảnh phong cảnh không chỉ lưu giữ được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên mà còn giúp trong việc bảo vệ nữa.

Kenna nêu ra một ví dụ khi bức ảnh của ông chụp một cụm các cây thông ở Wolcheon, Nam Hàn được các nhóm vận động vì môi trường sử dụng (mà ông không được biết) để vận động thành công cho việc chuyển một dự án phát triển công nghiệp sang một địa điểm khác. "Những cái cây đó vẫn ở nguyên chỗ của chúng, được bảo vệ và nay trở nên khá là nổi tiếng."

Sẽ là hợp lý khi một người quan tâm, yêu mến thế giới tự nhiên tới mức dành cuộc đời mình đi chụp ảnh và cũng muốn bảo vệ thế giới đó.

"Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các nhiếp ảnh gia kiếm sống từ việc chụp ảnh đời sống hoang dã cần phải cảm thấy có trách nhiệm đền đáp lại cho đời sống hoang dã," nhiếp ảnh gia Margot Raggett, sáng lập viên của dự án Nhớ tới Đời sống hoang dã, nói. "Nếu không thì đó chỉ là việc khai thác kiếm lời, đơn giản là như vậy."

Sau khi chứng kiến cảnh một con voi bị săn trộm ở Laikipia, bắc Kenya, Raggett đã kêu gọi nhiếp ảnh gia chuyên chụp đời sống hoang dã trên thế giới, từ Frans Lanting cho tới Art Wolfe, hãy đóng góp các hình ảnh để cho ra Nhớ tới Voi (Remembering Elephants) và Nhớ tới Tê giác (Remembering Rhinos), hai cuốn sách trong loạt sách đã giúp gây quỹ được 316 ngàn bảng Anh (415 ngàn đô la Mỹ) cho các dự án bảo vệ đời sống tự nhiên tại châu Phi và châu Á.

Bà hy vọng rằng cuốn Nhớ tới Các loài Đại linh trưởng (Remembering Great Apes), ra mắt trong tháng Mười, sẽ đưa tổng số tiền gây quỹ lên trên nửa triệu bảng Anh (640 ngàn đô la Mỹ).

"Hầu như tất cả các loài trong đời sống hoang dã và môi trường sinh sống của chúng đều đang bị đe dọa, và nếu như không có hành động gì ngăn cản điều này thì các thế hệ kế tiếp sẽ không có cơ hội được chụp ảnh đời sống hoang dã nữa," Margot giải thích. "Bổn phận của chúng ta là phải có quan điểm và phải hành động, cho dù chỉ là hành động nhỏ nhoi. Nhiều hành động nhỏ sẽ có thể trở thành những phong trào lớn."

David LloydBản quyền hình ảnhDAVID LLOYD
Image captionĐược Jane Goodall viết lời đề tựa, Remembering Great Apes là cuốn sách thứ ba trong loạt sách Nhớ về đời sống hoang dã (Remembering Wildlife), theo kế hoạch được ra mắt trong tháng Mười 2018

Chụp ảnh người và các sự kiện văn hóa là nơi câu hỏi 'Ai được lợi?' trở nên phức tạp nhất: liệu đó sẽ là những nền văn hóa bản địa, là người dân bộ tộc, là người tỵ nạn, hay là những người có thu nhập thấp bị lợi dụng, bị khống chế?

César Dezfuli đoạt giải chụp ảnh chân dung Taylor Wessing Photographic Portrait Prize 2017 cho bức ảnh Amadou Sumaila, một di dân được cứu trên Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Libya.

Bức ảnh và loạt hình có liên quan, Dezfuli nói, là "kết quả của hàng tháng nghiên cứu".

Ông cũng kêu gọi Nghị viên châu Âu điều tra các tội hình sự có thể có ở Libya đối với di dân.

"Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, có một trách nhiệm rõ ràng đối với các chủ thể được chụp," Dezfuli nói.

"Chúng ta làm việc với nhưng câu chuyện có thật, với con người, những người đang sống trong cái thực tế mà ta muốn thể hiện trong các bức ảnh."

"Những người đó xứng đáng được người cầm máy tôn trọng, và sự tôn trọng được thể hiện qua việc dành đủ thời gian để hiểu người chụp muốn thể hiện điều gì, thể hiện như thế nào."

César DezfuliBản quyền hình ảnhCÉSAR DEZFULI
Image captionBức ảnh này do César Dezfuli chụp một di dân châu Phi được cứu trên Địa Trung Hải và đã đoạt giải Taylor Wessing Prize trong năm 2017

"Tôi muốn tin rằng tất cả các nhiếp ảnh gia làm việc về các chủ đề xã hội đều có mục tiêu tối thượng là đền đáp lại điều gì đó cho xã hội," ông nói. "Nhưng vấn đề là thị trường và [commodification] khắc nghiệt của nghệ thuật và nhiếp ảnh. Điều này dẫn tới việc nhiều nhiếp ảnh gia phải làm việc vô cùng gấp gáp để đáp ứng nhu cầu và cũng để có thể kiếm sống được bằng nghề nhiếp ảnh. Điều này đẩy nhanh việc xây dựng sự cảm thông chia sẻ với chủ thể mà họ chụp. Nếu như chúng ta làm việc với con người thì yêu cầu tối thiểu là phải có sự trao đổi, hiểu biết nhau."

Giống như Réhahn và Dezfuli, nhiều nhiếp ảnh gia cảm thấy có trách nhiệm với đối tượng mà họ chụp, trách nhiệm vượt lên trên việc chua sẻ bức ảnh hay câu chuyện của họ.

Chẳng hạn như nhiếp ảnh gia của hãng Magnum, Steve McCurry, đã mua một căn nhà cho Sharbat Gula, nhân vật trong bức ảnh 'Cô gái Afghanistan' của ông hồi 1984, và thành lập một chương trình dạy chụp ảnh cho các phụ nữ trẻ tại Afghanistan đất nước mà ông đã dành suốt 40 năm để chụp hình.

Kenro IzuBản quyền hình ảnhKENRO IZU
Image captionNhiếp ảnh gia người Nhật Kenro Izu đã lập hai bệnh viện nhi tại Campuchia và Lào sau khi tới thăm Campuchia vào năm 1993 để chụp hình Angkor Wat

Không phải người cầm máy nào cũng đạt được sự nổi tiếng, tiền tài hay những nguồn lực để tài trợ cho các dự án lớn hay để trao tặng những món quà hào phóng.

Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thể trao tặng lại điều gì cho những con người, những vùng đất mà họ chụp hình, nhiếp ảnh gia người Nhật Kenro Izu nói.

Izu đã thành lập hai bệnh viện nhi tại Campuchia và Lào sau khi ông tới Campuchia vào năm 1993 để chụp hình Angkor Wat và gặp cảnh trẻ em ốm bệnh, suy dinh dưỡng, có những em mất chân, mất tay vì bom mình.

"Cá nhân tôi không phải là người giàu có hay nổi tiếng gì. Là một nhiếp ảnh gia, tôi có niềm tin rằng công việc của tôi là dựa trên những gì tôi nhìn thấy, cảm nhận được, chứng kiến được, và nghe được từ các nhân vật," Izu giải thích.

"Một khi tôi nhìn thấy cảnh một bé gái chết ngay trước mắt, tôi không thể ngoảnh mặt đi. Nếu tôi vờ như không nhìn thấy bi kịch đó thì việc chụp ảnh của tôi đã mất đi nền móng cần có."

"Chúng ta đều có thể tạo nên sự khác biệt," nhiếp ảnh gia của National Geographic Ami Vitale đồng tình. Bà gần đây làm việc với Conservation International để giới thiệu rộng rãi hơn công việc của Khu bảo tồn voi Reteti vốn do cộng đồng làm chủ và điều hành ở miền bắc Kenya.

"Một chút sáng tạo sẽ tạo bước tiến dài. Hãy nghĩ tới chuyện in ảnh và đóng góp những khoản tiền thu được cho cộng đồng mà bạn đang làm việc cùng, hoặc đóng góp chính những bức ảnh bạn chụp cho một tổ chức phi lợi nhuận nào đó. Bạn cũng có thể để lại tác động kinh tế bằng cách dạy cộng đồng cách chụp ảnh để họ có thể tự kể câu chuyện của họ."

Ami VitaleBản quyền hình ảnhAMI VITALE
Image captionSau khi trại chăm sóc voi non châu Phi mồ côi do cộng đồng tự quản được thành lập tại Hạt Samburu County, khu bảo tồn voi Reteti đã được khai trương vào năm 2016

Thời gian, sự cảm thông và sự tôn trọng là những thứ mà nhiếp ảnh gia có thể trao tặng. "Nhiếp ảnh là một công cụ tuyệt vời để tạo ra sự nhận thức và hiểu biết giữa các nền văn hóa, các cộng đồng và các quốc gia. Nó cũng có thể để lại tác động tiêu cực," Vitale nói.

Bà nhớ lại một bé gái có tên là Subita mà bà gặp tại Hội chợ Lạc đà Pushkar ở Ấn Độ, người bị rất đông người cầm máy ảnh vây quanh.

"Không một ai trong số họ nói 'namaste' hay 'hello' (tức là 'xin chào') với cô bé. Sau đó, Subita nói với tôi về cảm giác khách du lịch và những chiếc máy ảnh của họ xử sự một cách vô nhân tính với cô ra sao. Nó khiến cô bé cảm thấy mình 'như một con vật'. Nếu như có ai đó trong số những người vây quanh Subita bỏ thời gian dù chỉ vài giờ đồng hồ với cô, tìm hiểu về cuộc đời cô, thì họ đã có thể có được một câu chuyện chứ không chỉ một tấm hình."

"Ai cũng có thể chụp được một tấm hình. Nhưng người biết kể chuyện hay sẽ là người chụp ảnh đẹp, và điều đó luôn cần phải có thời gian."

Vitale chụp hình về các câu chuyện ở khắp nơi trên thế giới, từ các dự án bảo tồn thiên nhiên cho tới các vùng có xung đột.

"Tôi gặp gỡ mọi người ở khắp nơi, thường là ở những nơi rất xa ánh đèn hào quang, họ là những người tạo nên thay đổi cho thế giới này. Hy vọng là tôi có thể kể những câu chuyện của họ, truyền đi những thông điệp mạnh mẽ để truyền cảm hứng tới những người khác," bà nói.

"Một điều tôi học được là sức mạnh mà một người có thể làm được trong việc tạo ra ảnh hưởng tích cực là có thật. Điều quan trọng là cần phải trao tặng lại một cách tốt nhất, dù là bằng những cách nhỏ nhặt. Mọi người cởi mở, trải lòng với tôi về cuộc đời họ, và đó là những điều nhỏ bé nhất mà tôi có thể làm được cho họ."


Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập44
  • Hôm nay11,223
  • Tháng hiện tại343,834
  • Tổng lượt truy cập32,327,557
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây