Những điều gây tò mò về hộp đen máy bay

Chủ nhật - 26/04/2015 01:06

Những điều gây tò mò về hộp đen máy bay

Nếu không gì có thể phá hủy được hộp đen, tại sao chẳng ai làm toàn bộ máy bay bằng vật liệu tương tự? Làm thế nào để kiểm tra và tìm thấy nó nếu xảy ra sự cố trên phi cơ?
 

Những điều dưới đây sẽ cho bạn hiểu thêm về chiếc hộp đen - cấu phần quan trọng ghi lại những gì đã diễn ra trong máy bay và buồng lái.

Hộp đen, không có nghĩa là nó có màu đen và hình hộp

Hộp đen thực sự có hình trụ gắn trên hai miếng kim loại lớn và trông giống như một máy nén khí hơn là ghi âm. Còn thực tế, nó được sơn màu cam để dễ dàng tìm thấy trong rừng hay đống đổ nát.

Có hai hộp đen trên mỗi máy bay

Một chiếc có nhiệm vụ ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) với ít nhất 88 thông số cần thiết như tốc độ, độ cao, vị trí bánh lái, bánh xe, áp suất không khí... và cả những cuộc điện thoại di động vào lúc cất cánh.

Chiếc thứ hai là thiết bị ghi âm buồng lái (CVR), lưu tất cả âm thanh và cuộc trò chuyện của các phi công. Trong khi các băng ghi âm phiên bản cũ lưu trữ được 30 phút nói chuyện, máy ghi âm kỹ thuật số hiện nay có thể làm việc liên tục 2 giờ. Sau 2 tiếng, dữ liệu mới sẽ được ghi đè lên phần cũ.

1-7139-1429266595.jpg

Hộp đen máy bay thường là một trong những thứ được lên kế hoạch tìm kiếm đầu tiên sau vụ tai nạn.

Cấu trúc hộp đen đơn giản hơn bạn nghĩ

Nói đến việc định vị hộp đen tức là đề cập tới bộ lưu trữ dữ liệu (CSMU). Đó là một phần thiết bị hình trụ cất giấu bảng bộ nhớ, nơi tất cả dữ liệu từ FDR và ​​CVR được lưu trữ.

Để bảo vệ CSMU, đầu tiên, họ quấn bảng bộ nhớ trong những tấm nhôm và đặt dưới một lớp silica chống nóng dày khoảng 2,5 cm. Những vật liệu này sẽ hấp thụ sức nóng từ các vụ cháy sau tai nạn và giữ chúng không bị tan chảy. 

Tiếp đến, họ bọc CSMU bằng thép không gỉ hoặc titanium dày hơn một cm và thử nghiệm để có thể chịu được một lực cực mạnh, hơn cả các vụ tai nạn máy bay.

Khả năng chịu đựng của hộp đen

Hộp đen có thể chịu được sức ép với cường độ gấp 3.400 lần trọng lực trái đất. Để kiểm tra khả năng chống cháy, nó được đặt một giờ trong quả cầu lửa 2.000 độ C sau đó thả vào bình chứa nước muối với áp lực như ở độ sâu 20.000 ft (hơn 6.000 m).

Ngoài các bước thử trên, một hộp đen còn phải hoạt động tốt sau 30 ngày trong môi trường có áp lực nhẹ hơn mức nói trên và hoàn toàn chìm trong nước mặn. Để chắc chắn nó không thủng, người ta còn thả một vật nặng quá 220 kg xuống hộp đen từ trên cao hơn 3m.

2-5770-1429266600.jpg

Hộp đen có cấu trúc khó có thể phá hủy.

Tìm kiếm hộp đen thông qua thiết bị phát tín hiệu định vị dưới nước

Một thiết bị phát tín hiệu định vị dưới nước được trang bị bên ngoài hộp đen (gọi là Underwater Locator Beacon, hay ULB). Chúng sẽ phát tín hiệu trong từng giây với khoảng 30 ngày, từ độ sâu tối đa hơn 4.200 m dưới nước.

Nếu hộp đen được tìm thấy sau một vụ tai nạn dưới nước, chúng sẽ được vận chuyển trong thùng nước ngọt lạnh để không bị khô hoặc gỉ sắt.

Hộp đen đặt ở đuôi máy bay

Đuôi là phần ít chịu ảnh hưởng nhất khi xảy ra tai nạn máy bay. Một hệ thống đóng vai trò "trung tâm thông tin" nằm phía dưới khoang lái, chuyển toàn bộ dữ liệu về các hộp đen ở đuôi máy bay, đảm bảo lưu trữ dữ liệu an toàn.

Tại sao không làm toàn bộ máy bay như hộp đen

Lý do là quá nặng. Máy bay thường được làm bằng nhôm và nhựa hoặc các vật liệu nhẹ khác, tùy kích cỡ. Trong khi đó, hộp đen làm bằng thép không gỉ hoặc titanium, chỉ có kích thước 10x10x5 cm nhưng nặng khoảng 4,5 kg. Việc thiết kế toàn bộ máy bay như chiếc hộp đen sẽ làm nó trở nên quá nặng để có thể bay lên.

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập139
  • Hôm nay19,545
  • Tháng hiện tại449,878
  • Tổng lượt truy cập32,433,601
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây