Sống lương thiện.

Thứ bảy - 27/07/2019 09:55

Sống lương thiện.

“Của rơi giữa đàng, người đàng hoàng thì lỗ”, “Ôi, thời buổi… Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”…

 Những câu nói đại loại đang ngày càng phổ biến, dần đi vào tâm thức khiến khát vọng sống tốt, sống lương thiện ngày càng bị đè bẹp, đến nỗi, mỗi hành động sống tốt đều được đánh giá là kỳ tích, là điều ngoại thường. Trong khi ấy, cái xấu, lối sống tiêu cực lại được xem là bình thường!

Và bởi là chuyện thường nên dễ gây phản ứng “Biết rồi, nói mãi, khổ quá!” khi nhắc đến. Tuy thế, lương thiện vẫn là điều đời người nhắm tới. Dò tìm trong từ điển và nhiều định nghĩa khác để hiểu rõ hơn sống lương thiện là gì, thì chung quy là câu trả lời: “Lương thiện là có lương tâm thanh thản, làm điều dù không có ích nhưng cũng không hại người”, hay “Lương thiện là sống bằng nghề nghiệp chân chính, không hại ai”, và một số trả lời khác tập trung ở tư tưởng “Sống tốt lành”, “không vi phạm đạo đức”.

Những suy tư trên cách chung hình thành một số từ khóa, như tiêu chuẩn giúp ta sống lương thiện, đó là “lương tâm thanh thản”, là sự “bình an nội tâm”, là “sống tốt lành”. Như vậy, khi đưa ra những khái niệm, ta cũng đồng thời khẳng định phạm trù thuộc về của lương thiện: nó mang giá trị tinh thần chứ không là vật chất, tức là, sống lương thiện hệ tại ở “cái là” chứ không phải “cái có”. Sống lương thiện cốt ở “cái tâm”.

Thiết tưởng để sống lương thiện thì cần có một cõi lòng mang những yếu tố sau:

Tâm thành

Một con tim chân thành, không quanh co, không màu mè phức tạp. Một con tim đơn sơ, đơn thành.

Một người phụ nữ đến một nhà hàng sạng trọng nhất thành phố, bà gọi món súp măng tây nổi tiếng của điạ phương làm món khai vị. Sau vài phút, người phục vụ bàn đem đặt trước mặt bà một tô súp thơm lừng, rồi lịch sự rút lui.

“Phục vụ bàn, lại đây!”, người phụ nữ nói lớn.

“Thưa bà gọi tôi?”, người phục vụ bàn đến gần hỏi.

“Làm ơn nếm thử món súp này coi”, người khách hàng nói.

“Thưa bà, có gì xảy ra thế? Đây không phải là món bà kêu sao?”

“Xin làm ơn nếm món súp này!”, người phụ nữ trả lời.

“Nhưng tại sao thế, nó mặn quá à?”.

“Xin làm ơn nếm món súp này!”.

“Nó không được nóng sao?”.

“Xin làm ơn nếm món súp này!”, người phụ nữ gằn giọng.

“Xin lỗi, thưa bà. Nếu tôi biết được lý do thì hay quá… “, người phục vụ nài nỉ.

“Nếu anh muốn, hãy nếm thử món súp này”, người phụ nữ xác nhận lại ý định của mình, tay chỉ đĩa súp.

Người phục vụ thấy rằng không thể thay đổi ý kiến người phụ nữ, anh ngồi vào bàn và sau khi ngó quanh đĩa súp tìm kiếm, anh ngạc nhiên thốt lên: “Nhưng ở đây không có muỗng!”.

Lúc ấy, người phụ nữ đắc thắng thốt lên: “Đó chính là điều tôi tìm cách để nói với anh rằng anh dọn đồ ăn ra và không có muỗng”.

“Không có muỗng” là sứ điệp mà bà thực khách muốn đưa ra. Nó rất đơn giản, chỉ có ba chữ: không – có – muỗng. Tuy nhiên, sứ điệp bỗng trở nên phức tạp, không ở chữ, không ở nội dung câu nói, nhưng ở mức độ phức tạp của cõi lòng.

Rất nhiều điều trong cuộc sống rất giản đơn, bỗng bị biến thành phức tạp, khó hiểu. Để bản thân sống lương thiện, và giúp người khác sống lương thiện, ta cần có cõi lòng chân thành. Một tâm hồn “có” thì nói “có”, “không” thì nói “không”.

Tâm ngay lành

Còn được gọi là “thiện tâm”, hay tâm tốt, tâm thẳng. Một con tim thanh thản, không bị cong trước những cám dỗ vật chất, không thỏa mãn với của cải, không nô lệ tiền bạc. Cõi lòng ấy cũng không nhường bước trước những tham vọng và xét đoán mù tối của con người.

Chuyện kể rằng, vào buổi chiều hoàng hôn nọ, người nông dân ngồi ở ngưỡng cửa ngôi nhà tồi tàn của mình để hưởng chút gió mát. Gần đó, trên con đường dẫn vào làng, có một người đàn ông đi tới. Nhìn thấy người nông dân ngồi ở ngưỡng cửa, ông này nghĩ: “Chà, hắn đúng là kẻ lười biếng, ăn không ngồi rồi, chẳng lo làm việc. Suốt ngày chỉ biết ngồi ngóng ở cửa nhà”.

Sau đó ít lâu, có một khách bộ hành đi ngang. Ông ta nghĩ: “Gã kia hẳn là một gã sở khanh. Hắn ngồi đó để nhìn những cô gái đi ngang, thậm chí sẽ đến lúc tìm cách quấy rối một người nào đó trong bọn họ!”.

Cuối cùng, một người ngoại quốc tiến vào làng, ông nghĩ bụng: “Người đàn ông này chắc chắn là một người rất chịu thương chịu khó. Ông ta đã vất vả cả ngày, và bây giờ ông vui hưởng những giây phút nghỉ ngơi”.

Trong thực tế, chúng ta không thể biết lý do tại sao người nông dân lại ngồi tại ngưỡng cửa nhà mình. Nhưng ta có thể nói nhiều về ba người bước vào làng. Người thứ nhất ắt là một kẻ lười biếng. Người thứ hai là một người có tâm địa xấu. Người thứ ba là một con người chăm chỉ làm việc.

Thực tế, ta thường xét đoán sự việc, con người dựa trên kinh nghiệm riêng.Điều ta nói chính là điều nói về ta, nhất là khi ta nói về người khác. “Tâm ngay” mời gọi ta trong sáng trong nhận định, đừng lên tiếng phê bình với mục đích lên án tha nhân. “Tâm ngay” đòi ta nhìn mọi sự theo chân lý, theo sự thật lẽ ngay. Để sống lương thiện, người khác cũng phải được có chỗ và được tôn trọng trong mọi cách suy nghĩ và hành xử của chúng ta. Tâm không chỉ ngay, mà còn phải lành, đó là một con tim luôn biết nghĩ hay, nói tốt, làm lành.  

Tâm trọng danh dự, có phẩm giá

Tiền của, vật chất có một sức hút mãnh liệt, vì chúng là những phương tiện đem lại cho ta sự thoải mái, sự sung túc. Vì lòng tham, người ta dễ che lấp lương tâm, quên đi quyền lợi của người khác. Chỉ một cái “Tâm trọng danh dự, có phẩm giá” mới mong vượt thắng được những cám dỗ của tiền tài, danh vọng. Và để sống sự lương thiện, người ta phải trả giá bằng lòng can đảm, để sống sự ngay thật không chịu nhượng bộ trước sự quyến rũ của lòng tham.

Đài Chân lý Á châu có đăng câu chuyện xảy ra với bà Amstan Babara như sau:

Hôm ấy, tôi xuống xe taxi trở về nhà, được một lúc tôi nghe tiếng điện thoại reo, tôi nhận ra đó là tiếng ông tài xế taxi. Ông báo là tôi bỏ quên cái ví trên taxi, và ông hẹn tôi ở một góc đường gần đó để nhận lại cái ví.

Tôi vội vã đến chỗ hẹn, nhận cái ví và mở ra. Tôi cảm thấy vui mừng sung sướng khi thấy không thiếu một đồng xu hoặc một tờ giấy nào cả. Mọi sự nằm y nguyên chỗ cũ của nó.

Tôi rút ra mấy tờ giấy bạc trao cho ông tài xế để tỏ lòng biết ơn. Ông tài xế lịch sự từ chối, nhưng xin phép được hỏi xem có bao nhiêu tiền trong cái ví nhỏ ấy?

Tôi không khỏi ngạc nhiên ái ngại, nhưng rồi cũng lịch sự cho ông biết số tiền trong ví là bao nhiêu.

Ông tài xế liền rút trong túi ra một cuốn sổ tay bé nhỏ và ghi vào sổ số tiền tôi vừa nói với ông. Ghi xong, ông mỉm cười và nói: “Hằng ngày tôi phải tính sổ xem tôi phải trả bao nhiêu để sống đúng là người lương thiện và ngay thẳng”.

Tóm lại.

Cho dù ở thời đại nào, sự lương thiện luôn được trân trọng và hướng tới. Tuy nhiên, để sống lương thiện cần có một “tâm thành”, “tâm ngay lành”, “tâm trọng danh dự và có phẩm giá”. Sống sự thành thật từ bên trong tâm hồn giúp ta hoàn thành ơn gọi làm người cách xứng đáng. Người ta nói: “Sống lương thiện thì hơn là tỏ ra lương thiện”.

Speranza.

Nguồn :  https://donboscoviet.info/song-luong-thien/Sống lương thiện.

“Của rơi giữa đàng, người đàng hoàng thì lỗ”, “Ôi, thời buổi… Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”… Những câu nói đại loại đang ngày càng phổ biến, dần đi vào tâm thức khiến khát vọng sống tốt, sống lương thiện ngày càng bị đè bẹp, đến nỗi, mỗi hành động sống tốt đều được đánh giá là kỳ tích, là điều ngoại thường. Trong khi ấy, cái xấu, lối sống tiêu cực lại được xem là bình thường!

Và bởi là chuyện thường nên dễ gây phản ứng “Biết rồi, nói mãi, khổ quá!” khi nhắc đến. Tuy thế, lương thiện vẫn là điều đời người nhắm tới. Dò tìm trong từ điển và nhiều định nghĩa khác để hiểu rõ hơn sống lương thiện là gì, thì chung quy là câu trả lời: “Lương thiện là có lương tâm thanh thản, làm điều dù không có ích nhưng cũng không hại người”, hay “Lương thiện là sống bằng nghề nghiệp chân chính, không hại ai”, và một số trả lời khác tập trung ở tư tưởng “Sống tốt lành”, “không vi phạm đạo đức”.

Những suy tư trên cách chung hình thành một số từ khóa, như tiêu chuẩn giúp ta sống lương thiện, đó là “lương tâm thanh thản”, là sự “bình an nội tâm”, là “sống tốt lành”. Như vậy, khi đưa ra những khái niệm, ta cũng đồng thời khẳng định phạm trù thuộc về của lương thiện: nó mang giá trị tinh thần chứ không là vật chất, tức là, sống lương thiện hệ tại ở “cái là” chứ không phải “cái có”. Sống lương thiện cốt ở “cái tâm”.

Thiết tưởng để sống lương thiện thì cần có một cõi lòng mang những yếu tố sau:

Tâm thành

Một con tim chân thành, không quanh co, không màu mè phức tạp. Một con tim đơn sơ, đơn thành.

Một người phụ nữ đến một nhà hàng sạng trọng nhất thành phố, bà gọi món súp măng tây nổi tiếng của điạ phương làm món khai vị. Sau vài phút, người phục vụ bàn đem đặt trước mặt bà một tô súp thơm lừng, rồi lịch sự rút lui.

“Phục vụ bàn, lại đây!”, người phụ nữ nói lớn.

“Thưa bà gọi tôi?”, người phục vụ bàn đến gần hỏi.

“Làm ơn nếm thử món súp này coi”, người khách hàng nói.

“Thưa bà, có gì xảy ra thế? Đây không phải là món bà kêu sao?”

“Xin làm ơn nếm món súp này!”, người phụ nữ trả lời.

“Nhưng tại sao thế, nó mặn quá à?”.

“Xin làm ơn nếm món súp này!”.

“Nó không được nóng sao?”.

“Xin làm ơn nếm món súp này!”, người phụ nữ gằn giọng.

“Xin lỗi, thưa bà. Nếu tôi biết được lý do thì hay quá… “, người phục vụ nài nỉ.

“Nếu anh muốn, hãy nếm thử món súp này”, người phụ nữ xác nhận lại ý định của mình, tay chỉ đĩa súp.

Người phục vụ thấy rằng không thể thay đổi ý kiến người phụ nữ, anh ngồi vào bàn và sau khi ngó quanh đĩa súp tìm kiếm, anh ngạc nhiên thốt lên: “Nhưng ở đây không có muỗng!”.

Lúc ấy, người phụ nữ đắc thắng thốt lên: “Đó chính là điều tôi tìm cách để nói với anh rằng anh dọn đồ ăn ra và không có muỗng”.

“Không có muỗng” là sứ điệp mà bà thực khách muốn đưa ra. Nó rất đơn giản, chỉ có ba chữ: không – có – muỗng. Tuy nhiên, sứ điệp bỗng trở nên phức tạp, không ở chữ, không ở nội dung câu nói, nhưng ở mức độ phức tạp của cõi lòng.

Rất nhiều điều trong cuộc sống rất giản đơn, bỗng bị biến thành phức tạp, khó hiểu. Để bản thân sống lương thiện, và giúp người khác sống lương thiện, ta cần có cõi lòng chân thành. Một tâm hồn “có” thì nói “có”, “không” thì nói “không”.

Tâm ngay lành

Còn được gọi là “thiện tâm”, hay tâm tốt, tâm thẳng. Một con tim thanh thản, không bị cong trước những cám dỗ vật chất, không thỏa mãn với của cải, không nô lệ tiền bạc. Cõi lòng ấy cũng không nhường bước trước những tham vọng và xét đoán mù tối của con người.

Chuyện kể rằng, vào buổi chiều hoàng hôn nọ, người nông dân ngồi ở ngưỡng cửa ngôi nhà tồi tàn của mình để hưởng chút gió mát. Gần đó, trên con đường dẫn vào làng, có một người đàn ông đi tới. Nhìn thấy người nông dân ngồi ở ngưỡng cửa, ông này nghĩ: “Chà, hắn đúng là kẻ lười biếng, ăn không ngồi rồi, chẳng lo làm việc. Suốt ngày chỉ biết ngồi ngóng ở cửa nhà”.

Sau đó ít lâu, có một khách bộ hành đi ngang. Ông ta nghĩ: “Gã kia hẳn là một gã sở khanh. Hắn ngồi đó để nhìn những cô gái đi ngang, thậm chí sẽ đến lúc tìm cách quấy rối một người nào đó trong bọn họ!”.

Cuối cùng, một người ngoại quốc tiến vào làng, ông nghĩ bụng: “Người đàn ông này chắc chắn là một người rất chịu thương chịu khó. Ông ta đã vất vả cả ngày, và bây giờ ông vui hưởng những giây phút nghỉ ngơi”.

Trong thực tế, chúng ta không thể biết lý do tại sao người nông dân lại ngồi tại ngưỡng cửa nhà mình. Nhưng ta có thể nói nhiều về ba người bước vào làng. Người thứ nhất ắt là một kẻ lười biếng. Người thứ hai là một người có tâm địa xấu. Người thứ ba là một con người chăm chỉ làm việc.

Thực tế, ta thường xét đoán sự việc, con người dựa trên kinh nghiệm riêng.Điều ta nói chính là điều nói về ta, nhất là khi ta nói về người khác. “Tâm ngay” mời gọi ta trong sáng trong nhận định, đừng lên tiếng phê bình với mục đích lên án tha nhân. “Tâm ngay” đòi ta nhìn mọi sự theo chân lý, theo sự thật lẽ ngay. Để sống lương thiện, người khác cũng phải được có chỗ và được tôn trọng trong mọi cách suy nghĩ và hành xử của chúng ta. Tâm không chỉ ngay, mà còn phải lành, đó là một con tim luôn biết nghĩ hay, nói tốt, làm lành.  

Tâm trọng danh dự, có phẩm giá

Tiền của, vật chất có một sức hút mãnh liệt, vì chúng là những phương tiện đem lại cho ta sự thoải mái, sự sung túc. Vì lòng tham, người ta dễ che lấp lương tâm, quên đi quyền lợi của người khác. Chỉ một cái “Tâm trọng danh dự, có phẩm giá” mới mong vượt thắng được những cám dỗ của tiền tài, danh vọng. Và để sống sự lương thiện, người ta phải trả giá bằng lòng can đảm, để sống sự ngay thật không chịu nhượng bộ trước sự quyến rũ của lòng tham.

Đài Chân lý Á châu có đăng câu chuyện xảy ra với bà Amstan Babara như sau:

Hôm ấy, tôi xuống xe taxi trở về nhà, được một lúc tôi nghe tiếng điện thoại reo, tôi nhận ra đó là tiếng ông tài xế taxi. Ông báo là tôi bỏ quên cái ví trên taxi, và ông hẹn tôi ở một góc đường gần đó để nhận lại cái ví.

Tôi vội vã đến chỗ hẹn, nhận cái ví và mở ra. Tôi cảm thấy vui mừng sung sướng khi thấy không thiếu một đồng xu hoặc một tờ giấy nào cả. Mọi sự nằm y nguyên chỗ cũ của nó.

Tôi rút ra mấy tờ giấy bạc trao cho ông tài xế để tỏ lòng biết ơn. Ông tài xế lịch sự từ chối, nhưng xin phép được hỏi xem có bao nhiêu tiền trong cái ví nhỏ ấy?

Tôi không khỏi ngạc nhiên ái ngại, nhưng rồi cũng lịch sự cho ông biết số tiền trong ví là bao nhiêu.

Ông tài xế liền rút trong túi ra một cuốn sổ tay bé nhỏ và ghi vào sổ số tiền tôi vừa nói với ông. Ghi xong, ông mỉm cười và nói: “Hằng ngày tôi phải tính sổ xem tôi phải trả bao nhiêu để sống đúng là người lương thiện và ngay thẳng”.

Tóm lại.

Cho dù ở thời đại nào, sự lương thiện luôn được trân trọng và hướng tới. Tuy nhiên, để sống lương thiện cần có một “tâm thành”, “tâm ngay lành”, “tâm trọng danh dự và có phẩm giá”. Sống sự thành thật từ bên trong tâm hồn giúp ta hoàn thành ơn gọi làm người cách xứng đáng. Người ta nói: “Sống lương thiện thì hơn là tỏ ra lương thiện”.

Speranza.

Nguồn :  https://donboscoviet.info/song-luong-thien/Sống lương thiện.

“Của rơi giữa đàng, người đàng hoàng thì lỗ”, “Ôi, thời buổi… Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”… Những câu nói đại loại đang ngày càng phổ biến, dần đi vào tâm thức khiến khát vọng sống tốt, sống lương thiện ngày càng bị đè bẹp, đến nỗi, mỗi hành động sống tốt đều được đánh giá là kỳ tích, là điều ngoại thường. Trong khi ấy, cái xấu, lối sống tiêu cực lại được xem là bình thường!

Và bởi là chuyện thường nên dễ gây phản ứng “Biết rồi, nói mãi, khổ quá!” khi nhắc đến. Tuy thế, lương thiện vẫn là điều đời người nhắm tới. Dò tìm trong từ điển và nhiều định nghĩa khác để hiểu rõ hơn sống lương thiện là gì, thì chung quy là câu trả lời: “Lương thiện là có lương tâm thanh thản, làm điều dù không có ích nhưng cũng không hại người”, hay “Lương thiện là sống bằng nghề nghiệp chân chính, không hại ai”, và một số trả lời khác tập trung ở tư tưởng “Sống tốt lành”, “không vi phạm đạo đức”.

Những suy tư trên cách chung hình thành một số từ khóa, như tiêu chuẩn giúp ta sống lương thiện, đó là “lương tâm thanh thản”, là sự “bình an nội tâm”, là “sống tốt lành”. Như vậy, khi đưa ra những khái niệm, ta cũng đồng thời khẳng định phạm trù thuộc về của lương thiện: nó mang giá trị tinh thần chứ không là vật chất, tức là, sống lương thiện hệ tại ở “cái là” chứ không phải “cái có”. Sống lương thiện cốt ở “cái tâm”.

Thiết tưởng để sống lương thiện thì cần có một cõi lòng mang những yếu tố sau:

Tâm thành

Một con tim chân thành, không quanh co, không màu mè phức tạp. Một con tim đơn sơ, đơn thành.

Một người phụ nữ đến một nhà hàng sạng trọng nhất thành phố, bà gọi món súp măng tây nổi tiếng của điạ phương làm món khai vị. Sau vài phút, người phục vụ bàn đem đặt trước mặt bà một tô súp thơm lừng, rồi lịch sự rút lui.

“Phục vụ bàn, lại đây!”, người phụ nữ nói lớn.

“Thưa bà gọi tôi?”, người phục vụ bàn đến gần hỏi.

“Làm ơn nếm thử món súp này coi”, người khách hàng nói.

“Thưa bà, có gì xảy ra thế? Đây không phải là món bà kêu sao?”

“Xin làm ơn nếm món súp này!”, người phụ nữ trả lời.

“Nhưng tại sao thế, nó mặn quá à?”.

“Xin làm ơn nếm món súp này!”.

“Nó không được nóng sao?”.

“Xin làm ơn nếm món súp này!”, người phụ nữ gằn giọng.

“Xin lỗi, thưa bà. Nếu tôi biết được lý do thì hay quá… “, người phục vụ nài nỉ.

“Nếu anh muốn, hãy nếm thử món súp này”, người phụ nữ xác nhận lại ý định của mình, tay chỉ đĩa súp.

Người phục vụ thấy rằng không thể thay đổi ý kiến người phụ nữ, anh ngồi vào bàn và sau khi ngó quanh đĩa súp tìm kiếm, anh ngạc nhiên thốt lên: “Nhưng ở đây không có muỗng!”.

Lúc ấy, người phụ nữ đắc thắng thốt lên: “Đó chính là điều tôi tìm cách để nói với anh rằng anh dọn đồ ăn ra và không có muỗng”.

“Không có muỗng” là sứ điệp mà bà thực khách muốn đưa ra. Nó rất đơn giản, chỉ có ba chữ: không – có – muỗng. Tuy nhiên, sứ điệp bỗng trở nên phức tạp, không ở chữ, không ở nội dung câu nói, nhưng ở mức độ phức tạp của cõi lòng.

Rất nhiều điều trong cuộc sống rất giản đơn, bỗng bị biến thành phức tạp, khó hiểu. Để bản thân sống lương thiện, và giúp người khác sống lương thiện, ta cần có cõi lòng chân thành. Một tâm hồn “có” thì nói “có”, “không” thì nói “không”.

Tâm ngay lành

Còn được gọi là “thiện tâm”, hay tâm tốt, tâm thẳng. Một con tim thanh thản, không bị cong trước những cám dỗ vật chất, không thỏa mãn với của cải, không nô lệ tiền bạc. Cõi lòng ấy cũng không nhường bước trước những tham vọng và xét đoán mù tối của con người.

Chuyện kể rằng, vào buổi chiều hoàng hôn nọ, người nông dân ngồi ở ngưỡng cửa ngôi nhà tồi tàn của mình để hưởng chút gió mát. Gần đó, trên con đường dẫn vào làng, có một người đàn ông đi tới. Nhìn thấy người nông dân ngồi ở ngưỡng cửa, ông này nghĩ: “Chà, hắn đúng là kẻ lười biếng, ăn không ngồi rồi, chẳng lo làm việc. Suốt ngày chỉ biết ngồi ngóng ở cửa nhà”.

Sau đó ít lâu, có một khách bộ hành đi ngang. Ông ta nghĩ: “Gã kia hẳn là một gã sở khanh. Hắn ngồi đó để nhìn những cô gái đi ngang, thậm chí sẽ đến lúc tìm cách quấy rối một người nào đó trong bọn họ!”.

Cuối cùng, một người ngoại quốc tiến vào làng, ông nghĩ bụng: “Người đàn ông này chắc chắn là một người rất chịu thương chịu khó. Ông ta đã vất vả cả ngày, và bây giờ ông vui hưởng những giây phút nghỉ ngơi”.

Trong thực tế, chúng ta không thể biết lý do tại sao người nông dân lại ngồi tại ngưỡng cửa nhà mình. Nhưng ta có thể nói nhiều về ba người bước vào làng. Người thứ nhất ắt là một kẻ lười biếng. Người thứ hai là một người có tâm địa xấu. Người thứ ba là một con người chăm chỉ làm việc.

Thực tế, ta thường xét đoán sự việc, con người dựa trên kinh nghiệm riêng.Điều ta nói chính là điều nói về ta, nhất là khi ta nói về người khác. “Tâm ngay” mời gọi ta trong sáng trong nhận định, đừng lên tiếng phê bình với mục đích lên án tha nhân. “Tâm ngay” đòi ta nhìn mọi sự theo chân lý, theo sự thật lẽ ngay. Để sống lương thiện, người khác cũng phải được có chỗ và được tôn trọng trong mọi cách suy nghĩ và hành xử của chúng ta. Tâm không chỉ ngay, mà còn phải lành, đó là một con tim luôn biết nghĩ hay, nói tốt, làm lành.  

Tâm trọng danh dự, có phẩm giá

Tiền của, vật chất có một sức hút mãnh liệt, vì chúng là những phương tiện đem lại cho ta sự thoải mái, sự sung túc. Vì lòng tham, người ta dễ che lấp lương tâm, quên đi quyền lợi của người khác. Chỉ một cái “Tâm trọng danh dự, có phẩm giá” mới mong vượt thắng được những cám dỗ của tiền tài, danh vọng. Và để sống sự lương thiện, người ta phải trả giá bằng lòng can đảm, để sống sự ngay thật không chịu nhượng bộ trước sự quyến rũ của lòng tham.

Đài Chân lý Á châu có đăng câu chuyện xảy ra với bà Amstan Babara như sau:

Hôm ấy, tôi xuống xe taxi trở về nhà, được một lúc tôi nghe tiếng điện thoại reo, tôi nhận ra đó là tiếng ông tài xế taxi. Ông báo là tôi bỏ quên cái ví trên taxi, và ông hẹn tôi ở một góc đường gần đó để nhận lại cái ví.

Tôi vội vã đến chỗ hẹn, nhận cái ví và mở ra. Tôi cảm thấy vui mừng sung sướng khi thấy không thiếu một đồng xu hoặc một tờ giấy nào cả. Mọi sự nằm y nguyên chỗ cũ của nó.

Tôi rút ra mấy tờ giấy bạc trao cho ông tài xế để tỏ lòng biết ơn. Ông tài xế lịch sự từ chối, nhưng xin phép được hỏi xem có bao nhiêu tiền trong cái ví nhỏ ấy?

Tôi không khỏi ngạc nhiên ái ngại, nhưng rồi cũng lịch sự cho ông biết số tiền trong ví là bao nhiêu.

Ông tài xế liền rút trong túi ra một cuốn sổ tay bé nhỏ và ghi vào sổ số tiền tôi vừa nói với ông. Ghi xong, ông mỉm cười và nói: “Hằng ngày tôi phải tính sổ xem tôi phải trả bao nhiêu để sống đúng là người lương thiện và ngay thẳng”.

Tóm lại.

Cho dù ở thời đại nào, sự lương thiện luôn được trân trọng và hướng tới. Tuy nhiên, để sống lương thiện cần có một “tâm thành”, “tâm ngay lành”, “tâm trọng danh dự và có phẩm giá”. Sống sự thành thật từ bên trong tâm hồn giúp ta hoàn thành ơn gọi làm người cách xứng đáng. Người ta nói: “Sống lương thiện thì hơn là tỏ ra lương thiện”.

Speranza.

Nguồn :  https://donboscoviet.info/song-luong-thien/Sống lương thiện.

“Của rơi giữa đàng, người đàng hoàng thì lỗ”, “Ôi, thời buổi… Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”… Những câu nói đại loại đang ngày càng phổ biến, dần đi vào tâm thức khiến khát vọng sống tốt, sống lương thiện ngày càng bị đè bẹp, đến nỗi, mỗi hành động sống tốt đều được đánh giá là kỳ tích, là điều ngoại thường. Trong khi ấy, cái xấu, lối sống tiêu cực lại được xem là bình thường!

Và bởi là chuyện thường nên dễ gây phản ứng “Biết rồi, nói mãi, khổ quá!” khi nhắc đến. Tuy thế, lương thiện vẫn là điều đời người nhắm tới. Dò tìm trong từ điển và nhiều định nghĩa khác để hiểu rõ hơn sống lương thiện là gì, thì chung quy là câu trả lời: “Lương thiện là có lương tâm thanh thản, làm điều dù không có ích nhưng cũng không hại người”, hay “Lương thiện là sống bằng nghề nghiệp chân chính, không hại ai”, và một số trả lời khác tập trung ở tư tưởng “Sống tốt lành”, “không vi phạm đạo đức”.

Những suy tư trên cách chung hình thành một số từ khóa, như tiêu chuẩn giúp ta sống lương thiện, đó là “lương tâm thanh thản”, là sự “bình an nội tâm”, là “sống tốt lành”. Như vậy, khi đưa ra những khái niệm, ta cũng đồng thời khẳng định phạm trù thuộc về của lương thiện: nó mang giá trị tinh thần chứ không là vật chất, tức là, sống lương thiện hệ tại ở “cái là” chứ không phải “cái có”. Sống lương thiện cốt ở “cái tâm”.

Thiết tưởng để sống lương thiện thì cần có một cõi lòng mang những yếu tố sau:

Tâm thành

Một con tim chân thành, không quanh co, không màu mè phức tạp. Một con tim đơn sơ, đơn thành.

Một người phụ nữ đến một nhà hàng sạng trọng nhất thành phố, bà gọi món súp măng tây nổi tiếng của điạ phương làm món khai vị. Sau vài phút, người phục vụ bàn đem đặt trước mặt bà một tô súp thơm lừng, rồi lịch sự rút lui.

“Phục vụ bàn, lại đây!”, người phụ nữ nói lớn.

“Thưa bà gọi tôi?”, người phục vụ bàn đến gần hỏi.

“Làm ơn nếm thử món súp này coi”, người khách hàng nói.

“Thưa bà, có gì xảy ra thế? Đây không phải là món bà kêu sao?”

“Xin làm ơn nếm món súp này!”, người phụ nữ trả lời.

“Nhưng tại sao thế, nó mặn quá à?”.

“Xin làm ơn nếm món súp này!”.

“Nó không được nóng sao?”.

“Xin làm ơn nếm món súp này!”, người phụ nữ gằn giọng.

“Xin lỗi, thưa bà. Nếu tôi biết được lý do thì hay quá… “, người phục vụ nài nỉ.

“Nếu anh muốn, hãy nếm thử món súp này”, người phụ nữ xác nhận lại ý định của mình, tay chỉ đĩa súp.

Người phục vụ thấy rằng không thể thay đổi ý kiến người phụ nữ, anh ngồi vào bàn và sau khi ngó quanh đĩa súp tìm kiếm, anh ngạc nhiên thốt lên: “Nhưng ở đây không có muỗng!”.

Lúc ấy, người phụ nữ đắc thắng thốt lên: “Đó chính là điều tôi tìm cách để nói với anh rằng anh dọn đồ ăn ra và không có muỗng”.

“Không có muỗng” là sứ điệp mà bà thực khách muốn đưa ra. Nó rất đơn giản, chỉ có ba chữ: không – có – muỗng. Tuy nhiên, sứ điệp bỗng trở nên phức tạp, không ở chữ, không ở nội dung câu nói, nhưng ở mức độ phức tạp của cõi lòng.

Rất nhiều điều trong cuộc sống rất giản đơn, bỗng bị biến thành phức tạp, khó hiểu. Để bản thân sống lương thiện, và giúp người khác sống lương thiện, ta cần có cõi lòng chân thành. Một tâm hồn “có” thì nói “có”, “không” thì nói “không”.

Tâm ngay lành

Còn được gọi là “thiện tâm”, hay tâm tốt, tâm thẳng. Một con tim thanh thản, không bị cong trước những cám dỗ vật chất, không thỏa mãn với của cải, không nô lệ tiền bạc. Cõi lòng ấy cũng không nhường bước trước những tham vọng và xét đoán mù tối của con người.

Chuyện kể rằng, vào buổi chiều hoàng hôn nọ, người nông dân ngồi ở ngưỡng cửa ngôi nhà tồi tàn của mình để hưởng chút gió mát. Gần đó, trên con đường dẫn vào làng, có một người đàn ông đi tới. Nhìn thấy người nông dân ngồi ở ngưỡng cửa, ông này nghĩ: “Chà, hắn đúng là kẻ lười biếng, ăn không ngồi rồi, chẳng lo làm việc. Suốt ngày chỉ biết ngồi ngóng ở cửa nhà”.

Sau đó ít lâu, có một khách bộ hành đi ngang. Ông ta nghĩ: “Gã kia hẳn là một gã sở khanh. Hắn ngồi đó để nhìn những cô gái đi ngang, thậm chí sẽ đến lúc tìm cách quấy rối một người nào đó trong bọn họ!”.

Cuối cùng, một người ngoại quốc tiến vào làng, ông nghĩ bụng: “Người đàn ông này chắc chắn là một người rất chịu thương chịu khó. Ông ta đã vất vả cả ngày, và bây giờ ông vui hưởng những giây phút nghỉ ngơi”.

Trong thực tế, chúng ta không thể biết lý do tại sao người nông dân lại ngồi tại ngưỡng cửa nhà mình. Nhưng ta có thể nói nhiều về ba người bước vào làng. Người thứ nhất ắt là một kẻ lười biếng. Người thứ hai là một người có tâm địa xấu. Người thứ ba là một con người chăm chỉ làm việc.

Thực tế, ta thường xét đoán sự việc, con người dựa trên kinh nghiệm riêng.Điều ta nói chính là điều nói về ta, nhất là khi ta nói về người khác. “Tâm ngay” mời gọi ta trong sáng trong nhận định, đừng lên tiếng phê bình với mục đích lên án tha nhân. “Tâm ngay” đòi ta nhìn mọi sự theo chân lý, theo sự thật lẽ ngay. Để sống lương thiện, người khác cũng phải được có chỗ và được tôn trọng trong mọi cách suy nghĩ và hành xử của chúng ta. Tâm không chỉ ngay, mà còn phải lành, đó là một con tim luôn biết nghĩ hay, nói tốt, làm lành.  

Tâm trọng danh dự, có phẩm giá

Tiền của, vật chất có một sức hút mãnh liệt, vì chúng là những phương tiện đem lại cho ta sự thoải mái, sự sung túc. Vì lòng tham, người ta dễ che lấp lương tâm, quên đi quyền lợi của người khác. Chỉ một cái “Tâm trọng danh dự, có phẩm giá” mới mong vượt thắng được những cám dỗ của tiền tài, danh vọng. Và để sống sự lương thiện, người ta phải trả giá bằng lòng can đảm, để sống sự ngay thật không chịu nhượng bộ trước sự quyến rũ của lòng tham.

Đài Chân lý Á châu có đăng câu chuyện xảy ra với bà Amstan Babara như sau:

Hôm ấy, tôi xuống xe taxi trở về nhà, được một lúc tôi nghe tiếng điện thoại reo, tôi nhận ra đó là tiếng ông tài xế taxi. Ông báo là tôi bỏ quên cái ví trên taxi, và ông hẹn tôi ở một góc đường gần đó để nhận lại cái ví.

Tôi vội vã đến chỗ hẹn, nhận cái ví và mở ra. Tôi cảm thấy vui mừng sung sướng khi thấy không thiếu một đồng xu hoặc một tờ giấy nào cả. Mọi sự nằm y nguyên chỗ cũ của nó.

Tôi rút ra mấy tờ giấy bạc trao cho ông tài xế để tỏ lòng biết ơn. Ông tài xế lịch sự từ chối, nhưng xin phép được hỏi xem có bao nhiêu tiền trong cái ví nhỏ ấy?

Tôi không khỏi ngạc nhiên ái ngại, nhưng rồi cũng lịch sự cho ông biết số tiền trong ví là bao nhiêu.

Ông tài xế liền rút trong túi ra một cuốn sổ tay bé nhỏ và ghi vào sổ số tiền tôi vừa nói với ông. Ghi xong, ông mỉm cười và nói: “Hằng ngày tôi phải tính sổ xem tôi phải trả bao nhiêu để sống đúng là người lương thiện và ngay thẳng”.

Tóm lại.

Cho dù ở thời đại nào, sự lương thiện luôn được trân trọng và hướng tới. Tuy nhiên, để sống lương thiện cần có một “tâm thành”, “tâm ngay lành”, “tâm trọng danh dự và có phẩm giá”. Sống sự thành thật từ bên trong tâm hồn giúp ta hoàn thành ơn gọi làm người cách xứng đáng. Người ta nói: “Sống lương thiện thì hơn là tỏ ra lương thiện”.

 

 

Tác giả bài viết: Speranza.

Nguồn tin: Nguồn : https://donboscoviet.info/song-luong-thien/

 Tags: thời buổi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay8,874
  • Tháng hiện tại341,485
  • Tổng lượt truy cập32,325,208
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây