Vũ trụ phải chăng cũng là một sinh mệnh?

Thứ sáu - 28/09/2018 10:20

Vũ trụ phải chăng cũng là một sinh mệnh?

Các nhà khoa học cho rằng, rất có khả năng tồn tại một dạng sống đặc biệt ở quy mô lớn hơn so với những gì chúng ta được biết. Đó chính là dạng tồn tại ở “cấp độ vũ trụ”…

vũ trụ, thiên thể, sinh mệnh to lớn, đại não và vũ trụ, cơ thể người,

Vũ trụ phải chăng cũng là một sinh mệnh?. (Ảnh từ centralmatrix)

Con người chắc chắn khác biệt với sỏi đá vốn được cho là vô tri vô giác. Tuy nhiên đó mới chỉ là một quan niệm hạn hẹp trong tầm nhận thức của nhân loại. Nếu chúng ta đứng xa ra và cố gắng tưởng tượng rộng hơn nữa, chắc chắn sẽ phát sinh một câu hỏi: Trái Đất nơi chúng ta đang bám vào để sinh sôi nảy nở liệu có phải là một dạng tồn tại của sự sống? Trái Đất nếu là một dạng tồn tại của sự sống, vậy hành tinh này sẽ bám trụ vào đâu để sinh tồn? Chắc chắn ai cũng biết câu trả lời là vũ trụ.

Vậy có khả năng vũ trụ cũng chính là một cơ thể sống hay không? Như thế chúng ta giống như những vi sinh vật vô cùng vô cùng nhỏ bé tồn tại trong vũ trụ này. Nó cũng không khác gì những vi sinh vật ở bên trong một cơ thể. Tuy nhiên cách so sánh đó có vẻ chưa vượt tầm khi nói đến vũ trụ, bởi so với con người, vũ trụ lớn vô tỷ, không ai có thể lường được.

Con người luôn không ngừng thăm dò vũ trụ, nhưng vẫn còn rất nhiều bí ẩn không lý giải được, bài viết sau được trang Xuehua.us chia sẻ khiến chúng ta phải suy nghĩ, vũ trụ rốt cuộc liệu có phải là một sinh mệnh có ý thức hay không?

Nhiều khoa học nghiên cứu cho thấy vũ trụ là một cơ thể sống cực lớn, không cùng chiều không gian với nhân loại. Einstein từng đưa ra ý tưởng về khái niệm “hố giun”, ông cho rằng vũ trụ là không gian bốn chiều, nhân loại là sinh vật ba chiều sẽ không tài nào hiểu được không gian bốn chiều này.

vũ trụ, thiên thể, sinh mệnh to lớn, đại não và vũ trụ, cơ thể người,

Hố giun vượt không gian. (Ảnh từ aminoapps)

Stephen Hawking cũng tiến thêm một bước cho rằng, vũ trụ có kết cấu bốn chiều vô hạn. Như vậy, đối với vũ trụ này của chúng ta mà nói, liệu nó có sự sống cũng như ý thức hay không?

Người đầu tiên coi vũ trụ giống một sinh vật vĩ đại là triết gia Hy Lạp Anaxagoras, nhưng ý tưởng về vũ trụ như một sinh vật sống phần lớn lại xuất phát từ triết gia nổi tiếng Plato, sau đó là Stoic, Plotinus dựa trên lý thuyết Neoplatonism.

Theo quan điểm về một cơ thể sống, những cấu trúc tạo nên vũ trụ như Thiên hà, Hố đen, Chuẩn tinh, Ngôi sao, Tinh vân, các hành tinh và cả chúng ta, có thể được xem như mô tế bào của một cơ thể sống khổng lồ, nói cách khác, là tổng thể bộ phận của cơ thể vũ trụ.

Sinh vật sống đặc thù bởi những yếu tố như sinh trưởng, phát triển, sinh sản và chết đi, vũ trụ cũng giống như vậy, theo đánh giá của giới khoa học. Trên thực tế, khoa học tin rằng vũ trụ đang mở rộng, đồng nghĩa với tăng trưởng. Như vậy có nghĩa là trong tương lai xa, vũ trụ cũng có thể kết thúc giống như những sinh vật sống khác.

Một nghiên cứu của giáo sư Dmitri Krioukov tại Đại học California, San Diego cho thấy, vũ trụ phát triển giống như bộ não của con người. Nhóm nghiên cứu đã dùng máy vi tính tiến hành mô phỏng, phát hiện điểm giống nhau giữa vũ trụ và đại não người lên tới 80%, như vậy phải chăng có nghĩa là vũ trụ cũng giống như đại não, có sự sống của riêng mình?

Kỳ thực, quan điểm này đã có được sự thừa nhận nhất định, rất nhiều người cho rằng vũ trụ có sinh mệnh riêng biệt, vũ trụ mà chúng ta hiểu biết về nó, cũng giống như cách chúng ta lý giải về đơn bào và sinh vật cấp thấp, chỉ cần có bản vẽ mặt phẳng hoặc là các góc ba chiều, là có thể hiểu và thấy rõ những kết cấu đơn giản này rồi. Nhưng trên thực tế vũ trụ giống như một sinh vật phức tạp, thậm chí so với một sinh vật bình thường còn phức tạp hơn nhiều, nó giống như là đại não vậy.

vũ trụ, thiên thể, sinh mệnh to lớn, đại não và vũ trụ, cơ thể người,

Vũ trụ phát triển giống như đại não của con người. (Ảnh: 123rf)

 

Trái Đất của chúng ta so với vũ trụ cũng giống như một sinh vật đơn bào so với con người, hơn nữa, định luật vật lý mà chúng ta nghiên cứu phát hiện ra có lẽ giống như quy luật sinh lý của bản thân chúng ta. Chúng ta dựa vào các quy luật sinh lý để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, còn vũ trụ chính dựa vào các định luật vật lý để vận hành bình thường.

Vì vậy, nếu như vũ trụ thật sự là một sinh mệnh sống, có lẽ nó cũng có khả năng là bộ phận của một vật thể sống cực lớn khác, bên trong cơ thể của nó còn có các loại tế bào khác nhau, hình dáng của những tế bào này và kết cấu bên trong của chúng không nhất định là giống nhau, cũng như các nhà khoa học suy đoán bên ngoài vũ trụ này, còn có rất nhiều vũ trụ khác, những vũ trụ này đều không cùng các quy luật vật lý, mọi thứ cũng đều không giống nhau.

vũ trụ, thiên thể, sinh mệnh to lớn, đại não và vũ trụ, cơ thể người,

Nếu như vũ trụ thật sự là một sinh mệnh sống, có lẽ nó cũng có khả năng là bộ phận của một vật thể sống cực lớn khác. (Ảnh từ ficbook)

Điều này dường như cũng khá có lý. Nếu như suy đoán ở trên là đúng, vậy nói cách khác, lý thuyết vũ trụ không biên giới mà Hawking tin tưởng là có thật, bởi vì những biên giới giống như thành tế bào, nhưng là một thành tế bào bốn chiều, con người chỉ có thị giác nhìn được không gian ba chiều, tạm thời không thể thấy được nó.

Còn bạn, bạn có cho rằng vũ trụ này cũng là một vật thể sống?

Tuệ Tâm, theo SOH

 

Các nhà khoa học phát hiện một vũ trụ đa chiều trong não bộ chúng ta

Các chuyên gia gần đây đã có một phát hiện gây chấn động: Não bộ con người có cấu trúc và hình dạng đến 11 chiều. “Chúng tôi đã tìm thấy một thế giới mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng đến”, các nhà thần kinh học cho biết.

vũ trụ đa chiều, phat hien, não bộ,

Các nhà khoa học phát hiện, có một vũ trụ đa chiều trong não bộ chúng ta. (Ảnh: sciencealert.com)

Các phương pháp toán học của tô-pô đại số đã giúp các nhà nghiên cứu tìm thấy những cấu trúc và không gian hình học đa chiều trong mạng lưới não bộ.

Theo các chuyên gia, một nghiên cứu mới đã chứng minh rằng não người có cấu trúc và hình dạng lên đến 11 chiều.

Người ta ước tính não bộ con người có tới 86 tỷ neuron, một con số gây choáng váng. Mỗi tế bào đều có các liên kết theo mọi hướng, tạo thành một mạng lưới tế bào siêu rộng lớn và bằng cách nào đó giúp chúng ta có thể suy nghĩ và ý thức được, theo Scient Alert.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Computational Neuroscience, một nhóm nhà khoa học quốc tế tham gia dự án Blue Brain đã thu được kết quả chưa từng thấy trong giới khoa học thần kinh. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các cấu trúc trong bộ não thể hiện một vũ trụ đa chiều, tìm ra thiết kế hình học đầu tiên của các kết nối thần kinh và cách chúng phản ứng với các kích thích.

Các nhà khoa học đã sử dụng các kỹ thuật mô hình máy tính chuyên sâu để hiểu chính xác làm thế nào tế bào não người có thể tự tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp.

Các nhà nghiên cứu sử dụng các mô hình toán học của tô-pô đại số để mô tả cấu trúc và không gian hình học đa chiều trong mạng lưới não bộ.

vũ trụ đa chiều, phat hien, não bộ,

Ảnh minh hoạ mạng lưới trong não (trái) và các cấu trúc với kích thước, hình dạng khác nhau (phải). (Nguồn: Dự án Blue Brain)

Henry Markram, nhà thần kinh học đồng thời là giám đốc dự án Blue Brain ở Lausanne, Thụy Sĩ cho biết: “Chúng tôi đã tìm thấy một thế giới mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng ra. Có đến hàng chục triệu vật thể trong một chấm nhỏ của não bộ với 7 chiều. Trong một số mạng lưới, chúng tôi thậm chí còn tìm thấy các cấu trúc lên đến 11 chiều”.

Theo ghi nhận của các chuyên gia, mỗi neuron trong não bộ chúng ta đều có thể kết nối với neuron bên cạnh, theo một cách riêng biệt để tạo thành một cấu trúc hình học với những liên kết phức tạp. Điều thú vị là, càng nhiều neuron tham gia vào cấu trúc này, kích thước và số chiều của cấu trúc càng tăng lên.

Sử dụng tô-pô đại số, các nhà khoa học cũng có thể làm mẫu cấu trúc này trong một bộ não ảo, được tạo ra bằng máy tính. Sau đó, họ sẽ tiến hành thí nghiệm trên mô não thật để xác minh kết quả.

Khi các nhà khoa học tăng thêm kích thích vào mô não ảo, họ phát hiện rằng kích cỡ và số chiều của các cấu trúc này tăng dần lên. Họ còn nhận thấy giữa các khối cấu trúc tồn tại các lỗ hổng hay khoảng không.

Ran Levi thuộc Đại học Aberdeen, người cũng làm việc trong dự án này nói với WIRED:

“Sự xuất hiện của các lỗ trống đa chiều khi não đang xử lý thông tin nghĩa là neuron trong mạng lưới đã phản ứng lại với kích thích theo một cách cực kỳ có tổ chức”.

“Như thể bộ não phản ứng với kích thích bằng cách xây dựng rồi phá hủy một tòa tháp khối đa chiều, bắt đầu bằng dạng thanh (1D), sau đó là tấm ván (2D), tiếp theo là dạng khối (3D), tiếp nữa là các hình học phức tạp hơn như 4D, 5D,… Quá trình diễn ra hoạt động này của bộ não giống như một tòa lâu đài bằng cát xuất hiện rồi tự tan rã”.

Những khám phá này mang đến một hình ảnh mới đầy cuốn hút về cách bộ não xử lý thông tin, nhưng các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng vẫn chưa rõ điều gì làm cho các nhóm và khoảng trống hình thành dạng cực kỳ đặc thù như vậy.

Sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xem các dạng hình học đa chiều phản ứng với những kiểu tư duy phức tạp khác nhau như thế nào, và trong tương lai trước mắt thì bộ não vẫn là cơ quan bí ẩn nhất của cơ thể chúng ta.

 
 

Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập116
  • Hôm nay14,254
  • Tháng hiện tại213,817
  • Tổng lượt truy cập32,680,342
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây