lễ hội hiến tế bị cho là có liên quan đến động đất ở Nepal

Thứ hai - 04/05/2015 10:01

lễ hội hiến tế bị cho là có liên quan đến động đất ở Nepal

Năm năm một lần, cứ vào dịp cuối tháng 11 tại ngôi đền Gadhimai thuộc làng Bariyarpur, miền Nam Nepal giáp biên giới Ấn Độ lại diễn ra một lễ hội được coi là một trong những lễ tế động vật lớn nhất trên thế giới.
 Theo đó, mỗi dịp lễ hội diễn ra, hơn 250.000 loài vật, chủ yếu là bò và dê sẽ được "hóa kiếp" để dâng tế lên Nữ thần sức mạnh Gadhimai với niềm tin mạnh mẽ của hàng triệu triệu tín đồ Hindu sẽ được thần linh tối cao ban cho sức khỏe, may mắn, thịnh vượng.
 
Có tới 2,5 triệu tín đồ đạo Hindu kéo đến Nepal để tham dự nghi lễ diễn ra trong 2 ngày và được tổ chức 5 năm một lần này. 
 
 
Theo một số tài liệu, lễ hội Gadhimai xuất phát từ truyền thuyết vào thế kỷ XVIII, liên quan tới hai nhân vật là Chaudhary - địa chủ phong kiến và Dukha Kachadiya - thầy thuốc theo đạo Hindu.
 
Tương truyền, Chaudhary khi còn sống đã từng bị bỏ tù. Trong ngục, Chaudhary mơ rằng, nếu hiến tế máu cho thần Gadhimai thì sẽ được Nữ thần hóa giải tai ương sau này. 


 
Khi ra tù, ông đem câu chuyện tới kể cho Kachadiya và xin lời khuyên. Vị thầy lang cho rằng, đó là điềm báo mộng và dặn Chaudhary làm theo. 
 
Nghe lời thầy lang, người địa chủ đã tổ chức lễ hiến tế máu động vật dâng Nữ thần Gadhimai, cầu xin thần phù hộ và bảo vệ cho mình. Dần dà, theo thời gian, lễ hội này được tất cả người dân tin theo và cùng thực hiện.


 
 
Từ đó, người dân theo lệ cứ đến cuối tháng 11 lại tổ chức lễ hội hiến tế máu. Mỗi tín đồ đạo Hindu tới đây với mong muốn cầu xin sự may mắn và thịnh vượng mà Nữ thần Gadhimai sẽ phù hộ và ban phát cho họ. Và lễ vật họ mang tới thường là một chú dê, gà, lợn hoặc trâu…
 



Vào năm 2014, ước tính, lễ hội đã thu hút khoảng 2,5 triệu tín đồ và "hóa kiếp" cho 6.000 chú trâu và 200.000 con vật khác. 
 
Quá trình chuẩn bị đồ tế lễ diễn ra từ mấy ngày trước hội. Các chú trâu nước - món đồ tế yêu thích của Nữ thần sẽ được lùa nhốt và canh giữ cẩn thận trong khu vực đặc biệt. 
 
Vào buổi lễ, chúng sẽ lần lượt được đưa ra để hành quyết. Phần máu của trâu sẽ được các thầy tu Hindu tưới lên các biểu tượng tôn giáo. Phần thịt sẽ được thu lượm lại để tiêu thụ.


 
Mặc dù nhiều tổ chức bảo vệ động vật đã lên án nhưng chính quyền địa phương không dám can thiệp sâu bởi vấn đề này khá nhạy cảm, ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân. 
 
 
Dưới góc độ tôn giáo, không thể phủ nhận đây là một truyền thống ăn sâu vào tiềm thức phần lớn người dân ở Nepal. Nhiều người vô cùng phấn khích và háo hức chờ đợi lễ Gadhimai bởi họ tin Nữ thần sẽ luôn chở che, bảo vệ gia đình họ.
 
 
Nhưng đứng trên lập trường của xã hội hiện đại, đây là một lễ hội tàn bạo, tàn sát vô số động vật. Không ít nhà hoạt động xã hội đã cho rằng, hành động này sẽ khiến con người gặp "báo ứng" trong cuộc đời. Có lẽ chính điều này đã khiến cho nhiều người liên hệ đến thảm họa động đất ở Nepal vào ngày 25/4. 


 
Tuy vậy, chưa có bằng chứng chứng minh về mối quan hệ này. Bởi dưới góc độ khoa học, các chuyên gia đã nhận định, chính dư âm từ một vụ va chạm giữa hai mảng địa chất thời cổ đại chính là nguồn gốc sâu xa dẫn đến trận động đất kinh hoàng tại Nepal và đây là một "thảm họa được báo trước".
 

 
Theo đó, cách đây 25 triệu năm, Ấn Độ từng là một hòn đảo nằm riêng biệt trên Ấn Độ Dương và có xu hướng trôi dạt về phía đất liền, va chạm với lục địa châu Á ở mức 3-4 cm/năm. Sự va đập nói trên đã tạo ra một lực khủng khiếp, góp phần hình thành những trận động đất cường độ cao. 
 
Do đó, thật khó có thể khẳng định mối liên hệ giữa nghi lễ tế động vật Gadhimai với động đất ở Nepal nhưng các chuyên gia cho rằng, việc tàn sát động vật nhiều như lễ hội Gadhimai cũng sẽ để lại hậu quả mà ta không thể đoán trước.
 

Trận động đất 7,8 độ Richter mới xảy ra ở Nepal ngày 25/4.
 

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Nguồn tin: Nguồn: HurriyetDailyNews, AFP, Wikipedia

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập158
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay10,549
  • Tháng hiện tại440,882
  • Tổng lượt truy cập32,424,605
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây