Hệ thống khai thác năng lượng điện từ sóng biển

Thứ hai - 16/11/2015 22:21

Hệ thống khai thác năng lượng điện từ sóng biển

Carnegie Wave Energy, một công ty năng lượng của Australia mới đây đã tiết lộ về việc hợp tác với công ty năng lượng Western Power của chính phủ nước này, với kế hoạch xây dựng mô hình sản xuất điện nhờ vào năng lượng của sóng biể
n.

Mô hình sản xuất điện từ sóng biển đầu tiên trên thế giới
Chân dung hệ thống giúp khai thác điện từ sóng biển.

Hệ thống này mới này sẽ được đặt ở dưới biển, nằm ngoài khơi cách bờ biển của đảo Garden khoảng 10km. Và nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch, các hệ thống ngầm này sẽ được nhân rộng cho các quốc đảo tại châu lục này.

"Carnergie nhận thấy tiềm năng rất lớn của lĩnh vực mới này, nó tích hợpcông nghệ CETO hàng đầu thế giới có khả năng khai thác năng lượng từ sóng biển, nó sẽ thực sự hiệu quả khi được đặt ở những nơi có sóng mạnh như Australia", Michael Ottaviano, CEO của Carnergie cho biết.

Các đơn vị CETO giống những chiếc phao chìm hoàn toàn dưới biển, được gọi là thiết bị truyền rung động, được nối với một máy bơm khác đặt ở dưới đáy biển. Các thiết bị truyền rung động tiếp nhận lực đẩy từ những con sóng ngầm, và truyền rung động tới các máy bơm, qua đó một lượng nước lớn được đẩy đi với áp lực cao giúp những nhà máy thủy điện hoạt động.

Mô hình sản xuất điện từ sóng biển đầu tiên trên thế giới
Các bộ phận của hệ thống CETO 5.

Carnergie đã phát triển công nghệ CETO trong gần 10 năm qua, và cũng đã thử nghiệm thành công nhiều lần. Đầu năm nay, công ty này đã hoàn thành dự án năng lượng sóng được đặt tại Perth và bắt đầu tạo ra năng lượng thông qua hệ thống CETO 5 của mình. Dự án Microgrid Garden Island sắp tới được sử dụng CETO 6 tân tiến hơn, dự kiến có thể sản xuất năng lượng cho 2000 - 3000 ngôi nhà.

Còn hiện tại, nguồn năng lượng này đang được chính phủ Australia sử dụng trong mục đích quốc phòng và nhà máy khử muối nằm gần khu vực nó hoạt động.

 

 

Hệ thống lọc nước đơn giản bằng năng lượng mặt trời

Giờ đây, nhờ có hệ thống lọc nước đơn giản bằng năng lượng mặt trời do các nhà nghiên cứu Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Mỹ, phát minh, người dân làng La Mancalona có thể tự lọc nước từ nguồn nước ngầm và nước mưa. Hệ thống này có thể lọc khoảng 1.000 lít nước một ngày, đủ cung cấp cho một ngôi làng với khoảng 450 người sinh sống.

"Đây là mô hình cung cấp nước sạch hoàn toàn mới", theo Giáo sư Steven Dubowsky, Đại học MIT, người khởi xướng dự án vào năm 2012.


Dân làng La Mancalona lấy nước từ bể lọc. (Ảnh: MIT).

Có kích thước bằng một kho chứa hàng nhỏ, hệ thống lọc nước gồm hai tấm pin mặt trời tạo ra điện năng dùng để vận hành các máy bơm. Những máy bơm này sẽ đẩy nước qua bộ lọc được làm từ nhiều lớp màng có độ xốp vừa phải để lọc bỏ các chất rắn hòa tan và chất ô nhiễm sinh học. Công nghệ này có tên gọi là thẩm thấu ngược bằng quang điện (viết tắt là PVRO).

Nhóm nghiên cứu Đại học MIT đã hướng dẫn dân làng cách vận hành và bảo trì hệ thống, để họ có thể tự thay các đèn tia cực tím và màng lọc. Họ cũng không gặp khó khăn gì trong việc thay pin và những bộ phận khác của hệ thống.

Hệ thống lọc nước này cũng trở thành một nguồn thúc đẩy phát triển kinh tế cho cộng đồng. Người dân trong vùng giờ đây có thể mua nước sạch với giá rất rẻ để phục vụ sinh hoạt. Lợi nhuận từ việc kinh doanh nước lọc một phần được dùng cho việc bảo trì hệ thống, một phần dùng cho việc cộng ích.

"Dân làng cũng đang cố gắng phát triển một kế hoạch kinh doanh tập trung vào việc bán nước sạch cho khách du lịch tham quan khu di tích của người Maya", Huda Elasaad, trưởng nhóm dự án cho biết.

Công nghệ chạy bằng năng lượng mặt trời này được tạo ra để có thể phù hợp với môi trường bản địa, và có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như lọc điện hoặc lọc nano. Trước thành công của dự án tại làng La Mancalona, các nhà khoa học Đại học MIT đang tìm cách đưa thêm các hệ thống lọc nước nữa đến những ngôi làng khác.

 

Phát triển thành công phần mềm bàn phím ảo

Phần mềm có thể hoạt động với các thiết bị di động và thiết bị đeo của các công ty khác. Chức năng chính của phần mềm là cung cấp bộ bàn phím nhập liệu trong không gian ảo thay thế cho những bàn phím vật lý cồng kềnh.

Theo NEC, chương trình phần mềm hoạt động bằng cách kết hợp một kính mắt có gắn camera hiển thị (giống như nguyên mẫu của hãng Seilo Epson và một số công ty công nghệ khác) với một chiếc đồng hồ thông minh.

Biến cánh tay thành bàn phím ảo

Khi người dùng liếc nhìn đồng hồ thông qua kính, phần mềm sẽ tự động xác định vị trí của thiết bị. Sau đó, một bàn phím ảo sẽ được phóng ra từ mắt kính chiếu tới tay người dùng. Điểm đặc biệt là công nghệ này cho độ chính xác khá cao.

Người dùng chỉ cần nhấn trên bàn phím ảo, camera trên kính sẽ tiến hành xác định vị trí phím được bấm. Đồng thời, cảm biến trên đồng hồ sẽ đóng vai trò phát hiện các rung động dù nhỏ nhất để tiến hành nhập liệu trên đồng hồ.

Công nghệ mới của NEC đem lại một triển vọng áp dụng quy mô lớn tại các nhà máy và bệnh viện, nơi người lao động hay các bác sỹ cần thao tác nhanh gọn hơn. Không gì đơn giản hơn khi các bác sỹ có thể dễ dàng cập nhật hồ sơ bệnh nhân ngay từ bàn tay.

Lợi thế của công nghệ thực tế ảo áp dụng trên kính là điều hoàn toàn có thể nhận thấy. Các phương pháp nhập liệu hiện nay chủ yếu đều dựa vào giọng nói hoặc các thiết bị nhập liệu chuyên dụng. Rõ ràng, nhập liệu bằng giọng nói sẽ tỏ ra vô tác dụng trong môi trường ồn ào của nhà máy, trong khi đó, nhập liệu trực tiếp trên các thiết bị đeo có vẻ như không dễ dàng bởi màn hình thao tác quá bé.

Giấc mơ cũ, cơ hội mới

Khái niệm về công nghệ thực tế ảo từng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990. Tuy nhiên, sức mạnh xử lý hạn chế của các cỗ máy tính thời đó chính là điều cản trở sự thành công của công nghệ này.

Biến cánh tay thành bàn phím ảo

Tuy nhiên, kể từ khi làn sóng các thiết bị di động và thiết bị đeo nở rộ như hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu nhen nhóm ý định quay trở lại với công nghệ tương lai này. Đơn cử như việc Hitachi đã bán ra loại màn hình tương tác ảo cung cấp những chỉ dẫn công việc và công cụ khác nhau cho công nhân trong nhà máy.

Gã khổng lồ công nghệ Microsoft cũng đã làm choáng ngợp thế giới công nghệ với những màn trình diễn thực tế ảo trên chiếc kính Hololens. Sản phẩm được giới công nghệ tin tưởng sẽ mở ra một hướng đi và cách ứng dụng hoàn toàn mới cho rất nhiều ngành như giáo dục, game, y tế hay nghiên cứu vũ trụ.

Chưa kể trong tương lai, ngành công nghiệp thực tế ảo hứa hẹn sẽ là một ngành công nghiệp hái ra tiền trên tất cả mọi phương diện.

Theo một nghiên cứu của công ty Seed Planning, dự kiến giá trị của công nghệ thực tế ảo có thể tăng lên tới 290 tỷ yên (khoảng 2,37 tỷ USD), gấp 3 lần quy mô giá trị của năm 2014. Con số trên chỉ tính riêng tại thị trường Nhật Bản.

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập67
  • Hôm nay10,820
  • Tháng hiện tại426,863
  • Tổng lượt truy cập32,410,586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây