Phát hiện những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19

Chủ nhật - 06/09/2020 10:16

Phát hiện những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19

Khi các nhà khoa học tái xét nghiệm những ca bình phục Covid-19, họ không thể tìm ra kháng thể chống virus corona trong cơ thể các bệnh nhân và đây là một điều rất kỳ lạ. Mở rộng xét nghiệm, hóa ra có rất nhiều trường hợp tương tự và giới nghiên cứu phải thừa nhận rằng kháng thể họ tạo ra đã biến mất chỉ sau vài tháng.

Kháng thể chống virus được ví như những hạt giống vô giá, quyết định sự thành bại cho cuộc chiến chống dịch bệnh, cuối cùng lại quá mong manh và dễ biến mất. Giữa u ám, giới khoa học phát hiện một bí ẩn khác trong cơ thể người, thậm chí còn tinh vi và nhiều tiềm năng hơn. Người ta gọi đó là tế bào Lympho T, một loại bạch cầu thuộc hệ miễn dịch.
Khả năng kháng virus kỳ diệu

Các nghiên cứu chỉ ra người từng mắc Covid-19 mang tế bào T có khả năng nhận diện được virus, bất kể có hay không triệu chứng biểu hiện. Điều kỳ lạ hơn là khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm các mẫu máu từ trước khi đại dịch bùng phát, họ đã tìm thấy các tế bào T có thể phát hiện protein trên bề mặt của Covid-19. Tức là, phát hiện này cho thấy rằng một số người đã có mức độ kháng Covid-19 trước cả khi dịch xuất hiện.
Giải mã được tầm quan trọng của tế bào không còn là để thỏa mãn nhu cầu khám phá của giới khoa học mà nó mang ý nghĩa đích thực, nếu như biết được mấu chốt của tế bào Lympho T trong việc chống Covid-19 của hệ miễn dịch, các nhà nghiên cứu có thể tập trung vào đó để tạo ra loại vaccine hiệu quả để cứu con người.

Phát hiện những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19 - 2

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy cơ thể một số người có sẵn tế bào miễn dịch, kháng được Covid-19.

 

Tế bào Lympho T có chức năng xác định và tiêu diệt những mầm bệnh hoặc những tế bào nhiễm bệnh. Lympho T sử dụng protein trên bề mặt để nhận diện kháng nguyên đặc hiệu và được hoạt hóa sau đó tiêu diệt “những kẻ xâm nhập”. Vì tế bào T có thể tồn tại nhiều năm sau khi vật chủ mắc bệnh, chúng giúp hệ miễn dịch có thể “ghi nhớ” và phản ứng lại với những bệnh đã mắc nhanh hơn.

Lấy ví dụ bệnh suy giảm miễn dịch ở người, virus HIV tấn công trực tiếp vào các bạch cầu Lympho T, nhân lên rồi phá hủy nó từ bên trong. Ông Adrian Hayday, giáo sư miễn dịch học tại Đại học King’s London, nhấn mạnh tầm quan trọng của những tế bào T và rằng chỉ riêng kháng thể thì không thể giúp chống lại HIV.

“Nhưng với virus cúm, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động bình thường. Khi đó, các bạch cầu phát ra tín hiệu hóa học nhằm cảnh báo có mục tiêu. Tiếp theo, kháng thể sẽ được sinh ra và tiêu diệt virus trong vài tuần sau đó. Với những tế bào đã bị nhiễm bệnh, tế bào T hoặc các thành phần khác của hệ miễn dịch cũng sẽ nhận dạng sau đó nhanh chóng loại bỏ để không trở thành nơi cho virus có cơ hội sinh sản,” ông chia sẻ.

Tế bào T vs. Covid-19

Dẫn chứng cho thấy tế bào Lympho T thực sự hoạt động là khi những bệnh nhân dương tính với Covid-19 mà không cần phải nhập viện. Giáo sư Hayday chia sẻ đây là một tín hiệu tốt cho công cuộc chế tạo vaccine vì qua đó cho thấy tính khả thi tạo ra các tế bào T có thể nhận diện virus.

Đáng buồn thay, thực tế số lượng lớn các tế bào T nhận diện virus đang sụt giảm. Giả thuyết đưa ra, đó là các tế bào này được cơ thể đưa lên những nơi cấp thiết hơn như phổi khiến tế bào chết dần. Khám nghiệm tử thi cũng tiết lộ chính sự hoại tử ở phổi đã khiến cho tế bào chết vì khu vực lá lách là nơi chứa các tuyến bạch huyết tạo ra tế bào T.

Phát hiện những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19 - 3

Tế bào T ẩn nấp trong cơ thể suốt nhiều năm sau khi virus được loại bỏ khỏi cơ thể, tạo hệ miễn dịch lâu dài tránh được virus tương tự trong tương lai.

Hoại tử cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tế bào T, trong đó các tế bào miễn dịch bị tấn công. Nhưng tấn công trực tiếp vào tế bào như vậy có thể lấy ví dụ từ virus HIV chứ chưa hề có bằng chứng nào cho thấy virus corona cũng làm được điều tương tự.

Tiến hành thí nghiệm trên chuột khi cho chúng nhiễm chủng virus gây bệnh SARS, “họ hàng” gần của Covid-19. Những con chuột già dù có tế bào T cũng phản ứng rất yếu. Nhưng lạ lùng ở chỗ, cùng một loại chuột cho tiếp xúc với virus cảm cúm, tế bào T vẫn hoạt động chống lại virus tốt.Các tế bào T suy giảm cũng lý giải tại sao người cao tuổi dễ bị mắc Covid-19 hơn. Người từ độ tuổi 30 trở đi, tuyến ức (thymus) của con người, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ miễn dịch, sẽ teo nhỏ lại và ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào Lympho T.

Covid-19 tấn công miễn dịch như HIV

Các nhà khoa học đã thử phân tích các mẫu máu từ năm 2015 đến năm 2018 để xem có tìm ra dấu vết nào của virus Covid-19 hay không. Thực tế đã dẫn đến gợi ý rằng hệ thống miễn dịch của chủ thể đã học cách nhận ra nó sau khi gặp phải virus cảm lạnh với các protein bề mặt tương tự trong quá khứ.

Chuyên gia Lu Liu thuộc Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) và nhà khoa học Jang Shibo tại Trung tâm Huyết học New York (Mỹ) đã thử nghiệm cấy SARS-CoV-2 vào tế bào T được nuôi trong phòng thí nghiệm. Tế bào T là một phần của hệ miễn dịch tự nhiên, đóng vai trò trung tâm trong việc xác định và loại bỏ virus xâm nhập cơ thể con người.

Phát hiện những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19 - 4

AIDS là một trong những bệnh chính xảy ra với tế bào T; virus HIV tiêu diệt một cách có hệ thống các tế bào này khi bệnh nhân nhiễm virus.

Các chuyên gia phát hiện gene của SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào T và bắt nó làm con tin, vô hiệu hóa chức năng bảo vệ con người. “SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể tấn công các tế bào miễn dịch mạnh mẽ trong cơ thể con người tương tự virus HIV,” các nhà khoa học cảnh báo.

Trớ trêu thay, có khả năng những người bị mắc bệnh nặng hơn là do họ không có những tế bào T nhận dạng virus. Dù thế, vẫn chưa có bất cứ xác nhận nào cho thấy chúng ta có thể tạo ra tế bào T chống lại virus corona gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Để nghiên cứu cần có sự nỗ lực cả về sức lẫn tiền bạc khổng lồ, tất cả chỉ mới là lý thuyết.

Tuy nhiên, nếu phơi nhiễm cũ với virus cảm lạnh thực sự dẫn đến các triệu chứng Covid-19 dạng nhẹ, thì đây là tín hiệu tốt cho sự phát triển của vaccine - vì nó chứng minh rằng các tế bào T còn sót lại có thể bảo vệ đáng kể, thậm chí nhiều năm sau khi chúng được tạo ra.

Vaccine từ chính tế bào T?

 

Giáo sư Hayday giải thích rằng, cách thức vaccine được điều chế nói chung phụ thuộc vào loại phản ứng miễn dịch mà các nhà khoa học đang hy vọng luận ra. Một số vaccine có thể kích hoạt việc sản xuất kháng thể - các protein nổi tự do có thể liên kết với mầm bệnh xâm nhập và vô hiệu hóa chúng hoặc gắn thẻ chúng cho một phần khác của hệ thống miễn dịch để đối phó, loại khác có thể nhằm mục đích thu hút các tế bào T tham gia.

Phát hiện những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19 - 5

Dù kháng thể vẫn còn quan trọng khi truy vết sự lây lan của Covid-19, nhưng rốt cuộc chúng có thể không cứu được ta.

 

Chế tạo vaccine không phải là chuyện đơn thuần. Vị giáo sư cho biết ông đặc biệt phấn khích với việc virus phản ứng rõ rệt đối với hệ thống miễn dịch. “Từ những điều này, nếu chúng ta có thể ngăn chặn bất cứ điều gì nó làm với các tế bào T của bệnh nhân, thì chúng ta sẽ tiến xa hơn trong việc kiểm soát bệnh,” ông chia sẻ.

 

Hiện tại, chương trình vaccine chống Covid-19 của Anh cũng cân nhắc và rẽ thêm hướng đi mới, sử dụng tế bào T làm nền tảng để phát triển. Loại vaccine đi theo hướng này sẽ nhận được sự chung tay của tế bào T có sẵn trong cơ thể, gây ra phản ứng từ các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch.

 
Tuệ Huy (Theo BBC Future)
 

 

Tác giả bài viết: Tuệ Huy

Nguồn tin: (Theo BBC Future)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập41
  • Hôm nay6,272
  • Tháng hiện tại157,209
  • Tổng lượt truy cập32,623,734
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây