7 điều đúc kết của cuộc sống

Chủ nhật - 22/10/2017 10:21

7 điều đúc kết của cuộc sống

Cuộc sống là một chặng đường dài, mỗi chúng ta sau khi trải qua những sóng gió của cuộc đời, sẽ rút ra cho mình những bài học tâm đắc. 7 điều đúc kết dưới đây, hoặc ít hoặc nhiều đều sẽ có điểm đúng cho tất cả chúng ta.
đúc kết cuộc sống, đời người, tâm đắc,

Đời người có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, nghĩ thông sẽ biết đủ. (Ảnh: Pinterest)

1. Đời người

Chọn đúng thầy dạy, trí tuệ một đời; chọn đúng nửa kia, hạnh phúc một đời; chọn đúng môi trường, vui vẻ một đời; chọn đúng bạn bè, ngọt ngào một đời; chọn đúng sự nghiệp, thành công một đời.


2. Những cái nhất của con người

Sức khỏe là món quà quý nhất; biết đủ là giàu có nhất; lương thiện là phẩm chất tốt nhất; quan tâm là lời hỏi thăm chân thành nhất; lo lắng là nỗi nhớ nhung vô tư nhất; chúc phúc là ngôn từ đẹp đẽ nhất!

3. Đường và cây


Vợ/chồng là đường, bạn bè là cây. Đời người chỉ có một con đường, trên con đường đó có nhiều cây; lúc có tiền chớ quên đường, khi hết tiền, hãy dựa vào cây; lúc vui vẻ chớ lạc đường, khi nghỉ ngơi hãy chăm sóc, tưới tắm cho cây.

đúc kết cuộc sống, đời người, tâm đắc,

Đời người rất ngắn, tại sao không dùng thái độ tích cực để đối diện với mọi vui buồn của cuộc sống? (Ảnh: Pixabay)

4. Làm thế nào để hưởng thụ cuộc sống

Đời người rất ngắn, tại sao không dùng thái độ tích cực để đối diện với mọi vui buồn của cuộc sống?

Bạn bè, nên thường xuyên giữ liên lạc, đừng quá quan tâm đến chi phí cho một cuộc gọi là bao nhiêu, rảnh rỗi gửi một tin nhắn hỏi thăm nhau, bạn sẽ tìm thấy những niềm vui nhỏ len lỏi vào cuộc sống mỗi ngày.

 

5. Hạnh phúc

Đời người có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, nghĩ thông sẽ biết đủ. Những lúc cơ hàn đói khổ, có một bữa no đã là hạnh phúc.

Lúc làm việc vất vả, được nghỉ ngơi đã là hạnh phúc. Lúc cô đơn một mình, có bạn cũng đã là hạnh phúc. Phúc, lộc xuất phát từ cái tâm, lòng luôn chính trực thẳng ngay, sẽ có phúc lớn!

đúc kết cuộc sống, đời người, tâm đắc,

Phúc, lộc xuất phát từ cái tâm, lòng luôn chính trực thẳng ngay, sẽ có phúc lớn! (Ảnh: Pixabay)

6. Bình an là được

Tiền nhiều hay ít, thường xuyên có là được; người xấu hay đẹp, nhìn thuận mắt là được. Người già hay trẻ, khỏe mạnh là được; nhà giàu hay nghèo, vui vẻ là được. Ai đúng ai sai, hiểu nhau là được. Sống một đời người, bình an là được.

7. Biết sống

Đừng để quá mệt mới nghỉ, quá đói mới ăn. Đã thích thứ gì, hãy cứ mua, không cần cân nhắc đắt rẻ. Có thời gian hãy hẹn những người bạn thân thiết trò chuyện, ăn uống, vừa để gắn kết tình bạn, vừa để làm mới bản thân. Biết kiếm tiền cũng cần phải biết tiêu tiền, có như thế cuộc sống mới thú vị, nhiều màu sắc.

Tuệ Tâm (st)

Đơn từ chức của thầy hiệu trưởng


 

 

Người xưa có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, tức là mỗi khi gặp thất bại, trước tiên hãy tự xem lại mình trước khi đổ tội cho người khác. Nhất định phải nhận thức được sai lầm của bản thân, mới không giẫm lên vết xe đổ.

từ chức, thay giao, cuoc song, câu chuyện,

Câu chuyện từ chức của một hiệu trưởng khiến người ta phải suy ngẫm. (Ảnh: Tuoitre)

Tôi là giáo viên cấp III một trường thuộc tỉnh Thanh Hóa. Tôi vẫn nhớ như in cách đây gần 20 năm câu chuyện về thầy hiệu trưởng trường tôi xin từ chức.

Đối với một người đang ở vị trí ấy, từ bỏ chiếc ghế quả không dễ dàng gì. Bản thân đội ngũ giáo viên ngày đó cũng khá sốc. Cũng có những lời dị nghị, những câu hỏi đặt ra tại sao thầy từ chức, có đáng để từ chức không? Nhưng thầy đã cho tôi một suy nghĩ khác…

Câu chuyện bắt đầu từ một sáng thứ hai đầu tuần, trong lễ chào cờ, thầy đã nêu tên những em học sinh đánh nhau trước toàn thể nhà trường. Để rồi sau đó, một em trong nhóm đánh nhau đã bỏ học và trốn gia đình vào miền Nam.

Chuyện đó khiến thầy bị sốc và day dứt mãi. Ngay sau đó, thầy xin từ chức hiệu trưởng. Thầy thú nhận: “Trong quãng thời gian đứng trên bục giảng và quản lý, một phút sơ sẩy, sai lầm tôi đã phải trả giá…”.


Nhớ lại ngày đó, không ít người bàn tán rằng thầy quá cứng nhắc và dại, chuyện học sinh bỏ học đâu đến mức khiến thầy hiệu trưởng xin từ chức. Rằng bản chất học sinh đó vốn cá biệt, ăn chơi, phá bĩnh, chứ không phải chỉ vì lần đó đánh nhau rồi bị nhà trường “bêu” trước trường mới bỏ học. Nhưng thầy luôn nhận trách nhiệm về mình.

từ chức, thay giao, cuoc song, câu chuyện,

Làm một người đứng đầu nhà trường, ngoài trách nhiệm còn phải có tình yêu với học trò. Đó là văn hóa của người thầy. (Ảnh: Phununews)

Thầy cho rằng hành động của mình chưa đúng mực, là phản giáo dục, là làm nhục học sinh… Và vì thế thầy cảm thấy không tự tin, không xứng đáng ngồi ở vị trí hiệu trưởng nhà trường nữa.

Có lần thầy nói nếu mình làm sai gì, mình phải nhìn nhận, đối diện với cái sai và rút kinh nghiệm. Có những cái sai khiến người thầy khó gột sạch. Việc từ chức, hay nói đơn giản là xin nghỉ chức vụ nào đó, không có gì to tát cả. Làm một người đứng đầu nhà trường, ngoài trách nhiệm còn phải có tình yêu với học trò. Đó là văn hóa của người thầy.

Khi rời ghế hiệu trưởng, nhiều người nghĩ đó không phải là điều dễ dàng. Nhưng với thầy rất nhẹ nhàng. Thầy quan niệm người thầy không quan trọng mình đang ngồi ở đâu, quan trọng nhất là mình dạy gì và mang lại gì cho học trò?

Sau đó, thầy xin chuyển trường. Trước khi đi, thầy có tâm sự với tôi: “Là một người thầy, để học trò nghỉ học hoặc đuổi học là một bước lùi, là phản giáo dục”. 

Khi không làm tròn trách nhiệm của mình, mình phải tự nguyện từ chức. Bởi người thầy nên có lòng tự trọng. Là hiệu trưởng càng phải có lòng tự trọng lớn hơn.

Tôi ghi nhớ mãi lời thầy…

Giờ đây, dù đã nghỉ hưu nhưng thầy vẫn mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em khó khăn. Và câu chuyện về việc học sinh bỏ học ngày nào vẫn còn ám ảnh thầy.

Tôi hiểu nhân cách con người trong thầy lớn lắm…

 

Tác giả bài viết: Tuệ Tâm (st)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập42
  • Hôm nay10,318
  • Tháng hiện tại342,929
  • Tổng lượt truy cập32,326,652
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây