Kẻ ngốc mới tính toán thiệt hơn, người thông minh chỉ cần phúc hậu.

Thứ hai - 26/11/2018 04:02

Kẻ ngốc mới tính toán thiệt hơn, người thông minh chỉ cần phúc hậu.

Không tranh giành là một loại trí tuệ, cũng là một loại từ bi, làm người ngốc một chút, kỳ thực cũng chẳng thiệt thòi.
 

Trong xã hội vật chất hiện nay, đại đa số người đều cho rằng những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất là những người ngốc nghếch.

Thế nhưng người xưa luôn tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ, tranh giành chỉ khiến người khác cũng như chính bản thân mình tổn thương.

Người xưa luôn tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ, tranh giành chỉ khiến người khác cũng như chính bản thân mình tổn thương. (Ảnh: chinadaily.com).

 
Vào thời nhà Tống, Lý Sỹ Hành trong một lần phụng mệnh triều đình đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm phụ tá.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Triều Tiên có biếu rất nhiều tặng phẩm nhưng Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm để ý đến những vật phẩm ấy. Ông giao hết cho Dư Anh xử lý, chẳng bận tâm tặng phẩm của mình nhiều ít ra sao.

Trên đường trở về, Dư Anh thấy đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết. Thế là ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng đem lót ở đáy thuyền, sau đó đặt những thứ của mình lên trên để tránh bị ẩm ướt.

Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì đột nhiên sóng gió nổi lên, như thể muốn nhấn chìm con thuyền của họ. Lúc ấy con thuyền lại quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn.

Không còn cách nào khác, thuyền trưởng vội vàng yêu cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm đó đi để thuyền nhẹ bớt, nếu không thì thuyền lật mọi người sẽ bị chết.

Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng loạn, liền vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển. Khi số vật phẩm bị ném xuống nước ước chừng khoảng một nửa, thì sóng gió ngừng lại, thuyền cũng ổn định lại và họ đã thoát nạn.

Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền thì mới phát hiện những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền để lót, cho nên hoàn toàn không bị mất mát chút nào, chỉ bị ướt một chút mà thôi.

Đối với những thứ tặng phẩm ấy, hai người họ đã có hai loại thái độ không hề giống nhau. Lý Sỹ Hành bởi “không quan tâm chú ý”, kết quả hoàn toàn chẳng bị mất mát gì, còn Dư Anh thì hết sức “để ý” và còn cố ý bảo quản không muốn tặng phẩm của mình bị tổn hại nhưng cuối cùng lại mất hết.

Kỳ thực, sự việc phát sinh ra hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Lý Sỹ Hành được, là bởi vì ông bình thường xem nhẹ, không màng danh lợi và làm người chính trực. Dư Anh mất, chính là bởi vì ông ta quá mê chuộng tài vật, tính toán, làm người không phúc hậu.

Nếu như nghĩ thoáng một chút, sẽ thấy con người sống trên đời, ngốc nghếch một chút, cũng chẳng vấn đề gì, giản đơn một chút sẽ tốt, không so đo tính toán, cuộc sống càng tự tại an nhiên. Quá tinh minh, quá rõ ràng, quá lanh lợi rồi sẽ có lúc sẽ tự khiến mình bị tổn thương, mất mát, mệt mỏi và khổ sở.

Khi không tranh với đời, xem nhẹ cái được mất, hạ thấp mục tiêu xuống, và xem nhẹ danh lợi, biết suy nghĩ cho người khác thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhất nhiều. (Ảnh: dkn.tv)

 
Khi không tranh với đời, xem nhẹ cái được mất, hạ thấp mục tiêu xuống, và xem nhẹ danh lợi, biết suy nghĩ cho người khác… thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhất nhiều. Đừng chỉ vì cái dục vọng cá nhân mà ấp ủ, suy nghĩ tìm mưu tính kế hãm hại người, rồi rốt cuộc chẳng được gì mà còn tự hại chính mình.

Chẳng ai thông minh hơn người khác, cũng chẳng ai ngốc nghếch hơn người khác bao nhiêu. Con người sống trên đời suy cho cùng cũng chỉ được vài chục năm, thua thiệt một chút là hạnh phúc, hà tất gì phải vì chút lợi ích cá nhân mà tính toán chi ly, nâng lên đặt xuống mãi không thôi.

Người tốt rồi sẽ nhận được báo đáp tốt đẹp, người ngốc cũng có niềm hạnh phúc riêng của người ngốc mà đôi khi, những người khôn ngoan, sắc sảo quá lại chẳng thể nào có được. Tâm nhàn là phúc khí tốt nhất của đời người. Người không tranh sẽ tự nhiên ung dung, thản đãng. Người không so đo, tính toán sẽ thường tự nhiên mà vui vẻ, hạnh phúc.

Đôi lời cùng bạn quý:

Trong “Đạo Đức kinh”, Lão Tử viết rằng: “Đạo của bậc Thánh nhân là làm mà không tranh”. Câu nói này khiến nhiều người bừng tỉnh đại ngộ. Suy ngẫm một chút, lời ấy thật đúng! Nhẫn nhịn không tranh biện mới là cảnh giới tu dưỡng cao nhất của đời người.

Trong “Đạo Đức kinh” Lão Tử viết rằng: “Đạo của bậc Thánh nhân là làm mà không tranh”. (Ảnh: youtube.com)

 
Cuộc sống không tranh giành, ganh đua không phải là ngốc nghếch, đó chính là hành động của những người có Phúc. Con người một khi sống mà ánh mắt luôn nhìn “chằm chằm” vào người khác thì ắt hẳn sống sẽ rất mệt mỏi!

Sống trên đời này đừng nghĩ rằng mọi việc phải mang ra tranh đua cao thấp! Một số thứ trong đời không phải cứ tranh mà có được, mà nếu được rồi cũng chưa hẳn đã vui. Người khác có sự huy hoàng của họ, và bạn cũng có sự tốt đẹp, xán lạn của chính mình.

Mọi thứ của cuộc đời không phải do toan tính có được mà do hành thiện có được, không phải do cầu được, mà là do tu được. Mỗi một bước đi của cuộc đời, đều cần phải trả giá.

Con người ta sống ở đời cần phải trầm tĩnh, cần có đủ thời gian để suy ngẫm để lựa cho mình một cuộc sống riêng, không nhất thiết phải lao vào vòng xoáy tranh tranh đấu đấu để rồi phải mệt mỏi hao tâm tổn sức.

* Theo dkn.

Kẻ ngốc mới tính toán thiệt hơn, người thông minh chỉ cần phúc hậu.

 

Không tranh giành là một loại trí tuệ, cũng là một loại từ bi, làm người ngốc một chút, kỳ thực cũng chẳng thiệt thòi.

 

Trong xã hội vật chất hiện nay, đại đa số người đều cho rằng những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất là những người ngốc nghếch.

Thế nhưng người xưa luôn tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ, tranh giành chỉ khiến người khác cũng như chính bản thân mình tổn thương.

Người xưa luôn tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ, tranh giành chỉ khiến người khác cũng như chính bản thân mình tổn thương. (Ảnh: chinadaily.com).

 
Vào thời nhà Tống, Lý Sỹ Hành trong một lần phụng mệnh triều đình đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm phụ tá.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Triều Tiên có biếu rất nhiều tặng phẩm nhưng Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm để ý đến những vật phẩm ấy. Ông giao hết cho Dư Anh xử lý, chẳng bận tâm tặng phẩm của mình nhiều ít ra sao.

Trên đường trở về, Dư Anh thấy đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết. Thế là ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng đem lót ở đáy thuyền, sau đó đặt những thứ của mình lên trên để tránh bị ẩm ướt.

Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì đột nhiên sóng gió nổi lên, như thể muốn nhấn chìm con thuyền của họ. Lúc ấy con thuyền lại quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn.

Không còn cách nào khác, thuyền trưởng vội vàng yêu cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm đó đi để thuyền nhẹ bớt, nếu không thì thuyền lật mọi người sẽ bị chết.

Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng loạn, liền vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển. Khi số vật phẩm bị ném xuống nước ước chừng khoảng một nửa, thì sóng gió ngừng lại, thuyền cũng ổn định lại và họ đã thoát nạn.

Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền thì mới phát hiện những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền để lót, cho nên hoàn toàn không bị mất mát chút nào, chỉ bị ướt một chút mà thôi.

Đối với những thứ tặng phẩm ấy, hai người họ đã có hai loại thái độ không hề giống nhau. Lý Sỹ Hành bởi “không quan tâm chú ý”, kết quả hoàn toàn chẳng bị mất mát gì, còn Dư Anh thì hết sức “để ý” và còn cố ý bảo quản không muốn tặng phẩm của mình bị tổn hại nhưng cuối cùng lại mất hết.

Kỳ thực, sự việc phát sinh ra hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Lý Sỹ Hành được, là bởi vì ông bình thường xem nhẹ, không màng danh lợi và làm người chính trực. Dư Anh mất, chính là bởi vì ông ta quá mê chuộng tài vật, tính toán, làm người không phúc hậu.

Nếu như nghĩ thoáng một chút, sẽ thấy con người sống trên đời, ngốc nghếch một chút, cũng chẳng vấn đề gì, giản đơn một chút sẽ tốt, không so đo tính toán, cuộc sống càng tự tại an nhiên. Quá tinh minh, quá rõ ràng, quá lanh lợi rồi sẽ có lúc sẽ tự khiến mình bị tổn thương, mất mát, mệt mỏi và khổ sở.

Khi không tranh với đời, xem nhẹ cái được mất, hạ thấp mục tiêu xuống, và xem nhẹ danh lợi, biết suy nghĩ cho người khác thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhất nhiều. (Ảnh: dkn.tv)

 
Khi không tranh với đời, xem nhẹ cái được mất, hạ thấp mục tiêu xuống, và xem nhẹ danh lợi, biết suy nghĩ cho người khác… thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhất nhiều. Đừng chỉ vì cái dục vọng cá nhân mà ấp ủ, suy nghĩ tìm mưu tính kế hãm hại người, rồi rốt cuộc chẳng được gì mà còn tự hại chính mình.

Chẳng ai thông minh hơn người khác, cũng chẳng ai ngốc nghếch hơn người khác bao nhiêu. Con người sống trên đời suy cho cùng cũng chỉ được vài chục năm, thua thiệt một chút là hạnh phúc, hà tất gì phải vì chút lợi ích cá nhân mà tính toán chi ly, nâng lên đặt xuống mãi không thôi.

Người tốt rồi sẽ nhận được báo đáp tốt đẹp, người ngốc cũng có niềm hạnh phúc riêng của người ngốc mà đôi khi, những người khôn ngoan, sắc sảo quá lại chẳng thể nào có được. Tâm nhàn là phúc khí tốt nhất của đời người. Người không tranh sẽ tự nhiên ung dung, thản đãng. Người không so đo, tính toán sẽ thường tự nhiên mà vui vẻ, hạnh phúc.

Đôi lời cùng bạn quý:

Trong “Đạo Đức kinh”, Lão Tử viết rằng: “Đạo của bậc Thánh nhân là làm mà không tranh”. Câu nói này khiến nhiều người bừng tỉnh đại ngộ. Suy ngẫm một chút, lời ấy thật đúng! Nhẫn nhịn không tranh biện mới là cảnh giới tu dưỡng cao nhất của đời người.

rong “Đạo Đức kinh” Lão Tử viết rằng: “Đạo của bậc Thánh nhân là làm mà không tranh”. (Ảnh: youtube.com)

 
Cuộc sống không tranh giành, ganh đua không phải là ngốc nghếch, đó chính là hành động của những người có Phúc. Con người một khi sống mà ánh mắt luôn nhìn “chằm chằm” vào người khác thì ắt hẳn sống sẽ rất mệt mỏi!

Sống trên đời này đừng nghĩ rằng mọi việc phải mang ra tranh đua cao thấp! Một số thứ trong đời không phải cứ tranh mà có được, mà nếu được rồi cũng chưa hẳn đã vui. Người khác có sự huy hoàng của họ, và bạn cũng có sự tốt đẹp, xán lạn của chính mình.

Mọi thứ của cuộc đời không phải do toan tính có được mà do hành thiện có được, không phải do cầu được, mà là do tu được. Mỗi một bước đi của cuộc đời, đều cần phải trả giá.

Con người ta sống ở đời cần phải trầm tĩnh, cần có đủ thời gian để suy ngẫm để lựa cho mình một cuộc sống riêng, không nhất thiết phải lao vào vòng xoáy tranh tranh đấu đấu để rồi phải mệt mỏi hao tâm tổn sức.

* Theo dkn.

Tác giả bài viết: Simon Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập58
  • Hôm nay9,770
  • Tháng hiện tại342,381
  • Tổng lượt truy cập32,326,104
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây