Những tấm lòng vàng tuyệt diệu.

Thứ năm - 14/08/2014 04:55

Những tấm lòng vàng tuyệt diệu.

(Câu chuyện có thực xảy ra năm 1892 ở đại học Stanford)
Một nam sinh viên 18 tuổi đang mưu sinh kiếm tiền để thanh toán học phí. Anh là một chàng trai mồ côi và không biết xoay xở kiếm tiền ở đâu, anh nảy ra một ý tưởng trong sáng. Anh và người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc trong khu đại học để kiếm tiền cho việc học tập.
Họ cầu cứu nhà đại dương cầm Ignacy J. Paderewski. Người quản lý của ông này yêu cầu một khoản phí tổn được bảo hiểm 2000 đô cho buổi biểu diễn piano, một bản thỏa thuận được ký kết và các chàng trai bắt tay vào việc để làm cho buổi hòa nhạc đi đến thành công.
Rồi ngày trọng đại cũng đến. Nhưng thật không may, họ không thể xoay xở được để bán hết số vé. Tổng cộng số tiền thu được chỉ có 1600 usd. Thất vọng, họ bèn đến nhà Paderewski và giải thích cảnh ngộ của họ. Họ trả cho ông 1600 usd, cộng với một tấm ngân phiếu để cân đối số nợ là 400 usd. Họ hứa trả đúng hạn cho tấm ngân phiếu vào thời gian sớm nhất.
“Không”, Paderewski nói.”Điều này không thể chấp nhận.” Ông xé tấm ngân phiếu, trả lại 1600 usd và nói với hai chàng trai: “Đây là 1600 usd. Xin các anh vui lòng khấu trừ bất cứ phí tổn nào mà các anh đã mắc nợ. Hãy giữ lại tiền của các anh, vì nó cần cho việc trả học phí và đưa tôi bất cứ thứ gì còn lại”. Các chàng trai tỏ ra kinh ngạc và cám ơn ông rối rít..
Đó là một cử chỉ tốt đẹp nho nhỏ. Nhưng nó đánh dấu Paderewski như là một con người vĩ đại.
Tại sao ông ta giúp đỡ cho hai chàng trai mà ông không hề quen biết. Tất cả chúng ta đôi khi trải qua những tình huống giống như thế trong đời sống chúng ta. Và nhiều người trong chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu như tôi giúp đỡ họ, điều gì sẽ xảy đến cho tôi?”. Những người thực sự vĩ đại nghĩ: “Nếu như tôi không giúp đỡ họ, điều gì sẽ xảy đến với họ? Những con người như thế không làm để mong đợi một điều gì gọi là “có qua có lại”. Họ làm điều đó bởi vì họ cảm thấy việc làm đó là đúng.
Về sau này, Paderewski trở thành thủ tướng của nước Ba Lan. Ông là nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhưng điều không may khi chiến tranh thế giới bắt đầu, nước Ba Lan bị tàn phá, có hơn 1,5 triệu người đang đói trong đất nước ông, và nhà nước không có tiền để nuôi sống cho họ. Paderewski không biết quay về đâu để xin giúp đỡ. Ông cầu cứu đến cơ quan Quản lý Lương Thực và Viện trợ (Food and Relief Administration) của Hoa Kỳ để xin tài trợ.
Người đứng đầu cơ quan này là một người có tên là Herbert Hoover – người sẽ là tổng thống Hoa Kỳ sau này - Hoover vui vẻ giúp đỡ và nhanh chóng cho tàu thủy chở hàng tấn ngũ cốc sang giúp đỡ nhân dân Ba Lan.
Một tai họa đã được ngăn chặn kịp thời. Paderewski đã được cứu trợ, ông quyết định đi qua Hoa Kỳ gặp Hoover để đích thân cám ơn ông này. Khi Paderewski bắt đầu cám ơn ông Hoover vì cử chỉ cao thượng của ông, Hoover nhanh nhẹn ngắt lời Paderewski và nói: “Ngài không nên cám ơn tôi, thưa thủ tướng, chắc là ngài không thể nhớ lại chuyện này, nhưng từ vài năm trước đây, ngài đã từng giúp cho hai chàng sinh viên trải qua việc học đại học, chính tôi là một trong hai chàng trai đó.”
Thế giới đúng là một nơi thần kỳ, bánh ít trao đi bánh mì trao lại.
 

Tác giả bài viết: Vô danh

Nguồn tin: Chuyển ngữ: Kim Ngân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập69
  • Hôm nay13,491
  • Tháng hiện tại429,534
  • Tổng lượt truy cập32,413,257
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây