Giọng nói tiết lộ bệnh tật

Thứ sáu - 29/08/2014 20:22

Hinh minh họa

Hinh minh họa
Giọng nói có thể cho biết nhiều điều về sức khỏe, với sự thay đổi về âm sắc thường xảy ra trong một số bệnh nhẹ, nhưng đôi khi báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều.

Giọng nói tiết lộ bệnh tật

Giọng khào khào, hoặc mất tiếng hoàn toàn, thường là do viêm nhiễm vùng họng hoặc do phải nói quá nhiều.

 

 

Những thay đổi trong âm vực – cao hoặc thấp – xảy ra khi có những thay đổi trong hình dạng của khoang giữa các dây thanh âm. Tuy nhiên, hình dạng của họng, mũi và miệng sẽ quyết định tính chất giọng nói của mỗi người.

 

1. Giọng khào khào: Trào ngược a xít

 

Giọng nói khào khào vào buổi sáng có thể là đặc trưng của tình trạng ngái ngủ, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu rõ ràng của trào ngược a xít.

 

Sự di chuyển của axít từ dạ dày đi ngược lên thực quản có thể tới vùng hầu họng, thường được gọi là trào ngược thanh quản thực quản hay LPR.

 

Thanh quản bị a xít kích thích có thể khiến giọng bị khàn, vì các nếp gấp của dây thanh âm bị phù nề, khiến chúng không rung được như bình thường.

 

Giọng khào khào cũng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác. Mọi thay đổi về giọng nói đều là dấu hiệu báo động về cả bệnh lý lành tính và ung thư thanh quản.

 

Tuy nhiên có nhiều tổn thương và tình trạng bệnh lành tính cũng khiến giọng nói trở nên khào khào. Thậm chí kiểu giọng này còn được nhiều thanh thiếu niên ưa thích.

 

2. Giọng ngàn ngạt: Viêm xoang mạn

 

Cảm lạnh có thể khiến giọng nói trở nên ngàn ngạt khi mũi bị tắc. Giọng nói “cảm lạnh” nghe giống như không có không khí đi qua mũi. Nếu không khí không thể đi qua mũi (do bệnh hay do thói quen) thì sẽ tạo ra giọng “cảm lạnh”. Điều này khiến cho tính chất giọng nói trở nên rất khác, vì âm sắc giọng nói của chúng ta được cộng hưởng trong mũi và xoang.

 

Giọng ngàn ngạt kéo dài có thể là hệ quả của viêm mũi xoang mạn tính do viêm nhiễm, dị ứng hoặc phản ứng miễn dịch với yếu tố nào đó trong môi trường.

 

Một số bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính sẽ tiến triển thành viêm xoang mạn tính trong đó các polyp (khối u lành tính) ở mũi gây bít tắc các xoang.

 

Không thể chữa khỏi viêm xoang mạn tính, nhưng có thể dùng thuốc corticoid để làm giảm polyp. Đôi khi có thể phải mổ cắt những polyp này trong bệnh viện nếu thuốc không có tác dụng.

 

3. Giọng trầm/yếu: Bệnh tuyến giáp

 

Thay đổi trong giọng nói thường đồng nghĩa với điều gì đó không ổn ở tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp có thể dẫn đến mất cân bằng hoóc môn, tác động xấu lên giọng nói. Hay gặp nhất là giọng trầm xuống.

 

Ở người lớn, nhược giáp – hệ quả của tiết không đủ hoóc môn tuyến giáp - có thể là do nhiều bất thường khác nhau và dẫn đến giọng trầm khàn.

 

Bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp cũng có thể thấy giọng nói của mình bị yếu đi. Nếu tuyến giáp hoặc khối u ở tuyến giáp chèn ép vào dây thần kinh thanh quản, gây quặt ngược thì có thể dẫn đến liệt dây thanh âm. Cũng có thể xảy ra tình trạng khó thay đổi âm vực, phản ánh tổn thương dây thần kinh thanh quản trên.

 

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể bị tổn thương dây thần kinh, thường chỉ ở một bên, dẫn tới liệt một bên thanh quản, do đó chỉ còn một dây thanh âm cử động. Giọng nói sẽ trở thành thì thào như tiếng huýt gió.

 

4. Giọng yếu, đều đều: Bệnh Parkinson

 

Giọng nói với âm sắc nhỏ và cuối cùng trở thành đều đều đơn điệu có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson.

 

Khoảng 90% bệnh nhân Parkinson có sự thay đổi về giọng nói.

 

Bệnh nhân Parkinson thường khó tự theo dõi và hay nghĩ rằng mình đã nói đủ to và đủ biểu cảm, nhưng khi thoát ra ngoài giọng nói hóa ra lại rất mờ nhạt và đơn điệu.

 

5. Giọng khàn: Ung thư thanh quản

 

Trong giai đoạn đầu của ung thư thanh quản, khối u ở vùng họng có thể khiến giọng nói bị thay đổi. Nguyên nhân là vì độ rung của dây thanh âm bị ảnh hưởng khi có những bất thường ở hầu họng, khiến tiếng nói trở nên khàn khàn.

 

Khối u lành tính chỉ chiếm khoảng 5% số khối u vùng thanh quản. Tuy nhiên, khàn giọng cũng có thể là do viêm thanh quản, thường sẽ nặng lên trong ngày khi bạn bị ốm, và có thể kéo dài tới 1 tuần sau khi đã hết các triệu chứng.

 

Hãy nhớ lắng nghe giọng nói của chính mình. Có thể nó đang cố gắng nói lên điều gì đó về sức khỏe của bạn.

 

Cẩm Tú

Theo Medical Daily

 

5 hiểu nhầm về nhịp tim

Trái tim mạnh khỏe luôn đập hơn 100.000 lần/ngày, bình quân cả đời đập 3 tỷ lần. Nếu không hiểu sự thực của nhịp tim, chúng ta rất dễ bị lừa. Sau đây là những hiểu nhầm về nhịp tim.

 

Nhịp tim nhanh=áp lực lớn

 

Nhịp tim nhanh = áp lực lớn

 

Áp lực lớn sẽ tăng tần suất tim nghỉ ngơi (nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường là 70-80 lần/phút), có lúc sẽ làm cho nhịp tim tăng đến hơn 100 lần/mỗi giờ, làm cho tim đập quá nhanh.

 

Tuy nhiên áp lực chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đẩy nhanh nhịp tim. Hút thuốc, uống nhiều cà phê, mất nước, ngứa ngáy và thiếu máu cũng dẫn đến nhịp tim tăng nhanh.

 

Nhịp tim thất thường = bệnh tim mạch

 

Chỉ cần không kèm theo tức ngực, đau ngực, khó thở, thỉnh thoảng cảm thấy tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng nhanh là hiện tượng bình thường.

 

Giáo sư Gordon Masai , trường ĐH Y Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, mặc dù đa phần nhịp tim không đầy đủ không gây nguy hiểm, nhưng nếu thấy hiện tượng loạn nhịp tim thường xuyên xảy ra thì nên lập tức đến bác sỹ.

 

Tim đập chậm = Tim mạch yếu

 

Chúng ta thường cho rằng, tim đập quá chậm sẽ làm tăng nguy cơ tim ngừng đập. Sự thực lại hoàn toàn ngược lại.
 
Nhịp tim giống như các bộ phận cơ bắp khác, cơ tim cũng phải thông qua tập luyện để tăng cường sức mạnh.

 

Cơ tim càng mạnh khỏe, hiệu suất của tim càng cao, số lần tim đập ít đi, có thể truyền máu cho toàn bộ cơ thể. Người có nhịp tim nghỉ ngơi dưới 60 lần (nhịp tim chậm) chắc chắn có trái tim rất mạnh khỏe. Tuy nhiên, một số người già có nhịp tim chậm chạp có thể là do triệu chứng của bệnh tim gây ra.

 

Nhịp tim mạnh khỏe = 60-100 nhịp/phút

 

60-100 nhịp/phút là phạm vi nhịp tim bình thường của người trưởng thành. Nhưng phần lớn nghiên cứu cho biết, kể cả ở trong phạm vi bình thường, nếu nhịp tim khá cao cũng có liên quan rất lớn đến bệnh tim do thiếu máu, đột quỵ và đột tử.

 

Một nghiên cứu gần đây của Na Uy phát hiện, nhịp tim tăng 10 nhịp/ phút, sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim tương ứng với 10% và 18%.

 

Nhịp tim bình thường = huyết áp bình thường

Nhịp tim và huyết áp là hai việc khác nhau. Người có nhịp tim bình thường cũng có thể bị huyết áp cao. Một số người nhịp tim không bình thường nhưng huyết áp lại rất bình thường. Hoạt động cơ thể mệt mỏi sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh nhưng thay đổi về huyết áp lại không lớn.

 

 

Tác giả bài viết: Tùng Đan

Nguồn tin: Theo Heart

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập133
  • Hôm nay16,595
  • Tháng hiện tại207,051
  • Tổng lượt truy cập32,673,576
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây