Bảo vệ bản thân khỏi “chú Cuội” trong cuộc sống

Thứ năm - 22/05/2014 01:28

Bảo vệ bản thân khỏi “chú Cuội” trong cuộc sống

Thật giả lẫn lộn, làm thế nào để bản thân mỗi chúng ta không bị mắc "quả lừa" bởi những lời nói dối? Nhà văn Mark Twain từng nói: "Trong khi sự thật còn đang xỏ giày vào chân thì lời nói dối đã đi nửa vòng Trái đất". Trong cuộc sống, thật khó để mỗi chúng ta không bị mắc lừa một điều gì đấy. Hãy cùng khám phá những nghiên cứu mới nhất để nói dối và cách lật tẩy chúng hôm nay.

Thật giả lẫn lộn, làm thế nào để bản thân mỗi chúng ta không bị mắc "quả lừa" bởi những lời nói dối?

Nhà văn Mark Twain từng nói: "Trong khi sự thật còn đang xỏ giày vào chân thì lời nói dối đã đi nửa vòng Trái đất". Trong cuộc sống, thật khó để mỗi chúng ta không bị mắc lừa một điều gì đấy. Hãy cùng khám phá những nghiên cứu mới nhất để nói dối và cách lật tẩy chúng hôm nay.

Phân loại sự nói dối
 
Theo nhà tâm lí học Bill Knaus, nói dối cũng có nhiều mức độ khác nhau, tùy theo mục đích và hậu quả mà nó gây ra:
 

Nói dối vô hại: đó là những lời nói dối mà không để lại bất cứ hậu quả gì. Ví dụ, một cô gái được ngỏ lời mời đi chơi nhưng không đồng ý, cô ấy có thể viện một lí do không có thật để khéo léo từ chối. 

Hoặc đôi khi, những lời nói đùa có thể mang lại sự vui vẻ và giải trí cho mỗi con người. Vì thế mà chúng ta có hẳn ngày 1/4 để tôn vinh những lời nói dối.

Nói dối vụ lợi: ở mức độ này, người ta nói dối nhằm mục đích mưu lợi bất chính cho bản thân. Tiêu biểu là trường hợp này là James Frey - một tác giả viết tự truyện về hành trình tự cai nghiện của chính mình. 
 
Cuốn sách trở thành một best-seller và xuất hiện trên chương trình của Oprah Winfrey. Nhưng khi sự việc vỡ lở rằng, nhiều chi tiết trong sách không hề diễn ra, James Frey đã bị đông đảo công chúng chỉ trích.
 
Nói dối bất lương: Năm 2008, cả thế giới chấn động với vụ lừa đảo của “siêu lừa” Bernard  Madoff. Ông ta đã gây thiệt hại hàng chục tỉ đô la khi lừa những nhà đầu tư đổ tiền vào công ty của mình trong suốt hàng thập niên. 
 
Trong số các nạn nhân có tên nhà đầu tư Pháp - De la Villechet, người đã tự tử khi mất hết tài sản trị giá 1,4 tỉ USD (khoảng 29.120 tỷ VND). Đây là một trường hợp tiêu biểu của mức độ nói dối bất lương, khi kẻ nói dối chiếm dụng lòng tin của bạn và gây ra những thiệt hại to lớn cả về thể xác lẫn tinh thần.  
 
Chân dung của Marshall Applewhite.
 
Nói dối sát nhân: đây là mức độ cao nhất của sự dối trá, bởi nó để lại những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người. Marshall Applewhite - một công dân Mỹ đã lập nên một tổ chức tôn giáo gọi là Cửa Thiên Đàng (Heaven’s Gate). 
 
Trong nhiều năm, ông ta rao giảng một luận thuyết hoang đường về Tận thế và đã thuyết phục các tín đồ cùng tự sát tập thể để lên thiên đường vào năm 1997. Hậu quả là 39 người thiệt mạng và đây trở thành vụ tự sát tập thể lớn nhất trong lịch sử Hoa Kì.
 
Lật tẩy sự dối trá
 
Vậy chúng ta phải làm sao để nhận biết và phòng ngừa những sự dối trá? Tiến sĩ Bill Knaus cho rằng, giải pháp tốt nhất là mỗi người hãy tự phát triển thói quen nghi ngờ và đặt câu hỏi. Dù không phải ai cũng là “biết tuốt”, nhưng mỗi người có thể lần ra sự thật đằng sau mỗi lời nói dối bằng cách đặt ra những câu hỏi như:
  • Tôi có thể kiểm chứng điều anh ta nói hay không?
  • Nếu tôi làm theo lời anh ta, tôi sẽ được lợi gì và mất gì? Và người đó sẽ được lợi gì nếu tôi nghe theo?
  • Sự việc hay ý kiến này có phải là đã bị phóng đại hoặc nói giảm nói tránh hay không?
  • Tôi có thể thuyết phục bạn bè/gia đình tôi tin vào điều này một cách vô điều kiện không?
 
Tiến sĩ Knaus gợi ý chúng ta có thể xem những cuộc thi tranh luận trên truyền hình, nơi các ứng viên có thể dùng các “tiểu xảo” tranh luận để thuyết phục người nghe. Họ có thể lược bỏ những chi tiết hoặc “bẻ cong” sự thật theo hướng có lợi cho luận điểm của mình.
 
Một gợi ý rất gần gũi khác là hãy xem những chương trình quảng cáo trên tivi. Với mỗi mẩu quảng cáo, các bạn hãy luôn nghi ngờ và đặt câu hỏi như: “Sản phẩm này có thực sự tốt đến thế không?” hay “Tính năng nào của sản phẩm bị thổi phồng?”. Dần dần, khả năng phán đoán của chúng ta sẽ ngày càng tăng lên.
 
Tác giả Bill Knaus khẳng định, việc nghi ngờ “mọi lúc mọi nơi” như thế sẽ giúp chúng ta cải thiện được óc tư duy phê phán. Bằng sự thông minh của chính mình, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được những điều dối trá và đặt lòng tin tốt đẹp của mình vào đúng nơi, đúng chỗ.   
* Bài viết dựa trên quan điểm khoa học của tiến sĩ, nhà tâm lý học Bill Knaus, theo chuyên trang khoa học Psychology Today.
 

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập113
  • Hôm nay9,495
  • Tháng hiện tại439,828
  • Tổng lượt truy cập32,423,551
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây