Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


Dân Việt hãy thận trọng khi sang Nhật Bản

Dân Việt hãy thận trọng khi sang Nhật Bản
Nếu không tìm hiểu kỹ một số quy định rất nhỏ dưới đây, người nước ngoài trong đó có cả người Việt có thể sẽ bị phạt đến cháy túi khi đến Nhật Bản. Nếu như ở nhiều nước khác, những “thói quen” dưới đây chẳng ai quy trách nhiệm thì tại Nhật Bản, hãy cẩn thận vì dù là người nước ngoài, bạn cũng sẽ bị phạt.
Chen ngang
Nếu chen ngang khi xếp hàng tại Nhật Bản, bạn sẽ bị xử lý theo pháp luật. Khoản số 13, điều 1 luật “phạm tội nhẹ nước Nhật Bản” chỉ rõ:
Căn cứ vào tình tiết nặng nhẹ của hành vi chen ngang khi xếp hàng, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao nhất lên đến 1 triệu yên (tương đương khoảng 200 triệu đồng), thậm chí bị giam giữ trong 24 tiếng.
 
Nhật Bản, người Việt, thói quen xấu của người Việt, trộm cắp, cướp giật, nhập gia tùy tục, lao động Việt Nam
 
 
Nôn ọe trong taxi
Trong tình huống có người nôn ọe trong taxi, bất luận là người vi phạm uống nhiều hay ít chất cồn cũng đều sẽ bị phạt vì đã phạm lỗi “vi phạm hợp đồng” trong luật dân sự Nhật Bản.
Ngoài việc xin lỗi, người vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt và bồi thường chi phí dọn xe của chủ xe.
 
Đánh nhau nơi công cộng
Những quy định về an toàn nơi công cộng của Nhật Bản nêu rõ, dù đánh nhau vì bất cứ lý do gì nơi công cộng cũng đều phạm pháp và sẽ phải ngồi tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Nhật Bản, người Việt, thói quen xấu của người Việt, trộm cắp, cướp giật, nhập gia tùy tục, lao động Việt Nam
Ảnh minh họa.
 
 
Nhổ đờm tại công viên
Khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng là hình ảnh dễ bắt gặp tại nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Nhưng nếu đến Nhật Bản, bạn hãy thận trọng vì một khi bị bắt gặp nhổ đờm ở những nơi như công viên, ga tàu điện ngầm... người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000-10.000 yên (tương đương từ 200.000-2.000.000 đồng) và bị ghi vào hồ sơ của cá nhân phạm tội.
Điều đáng sợ là trong hồ sơ chỉ ghi “có” vào cột “phạm tội” mà không ghi rõ là phạm tội gì cho nên rất có thể sẽ bị người khác nghĩ là bị tội nặng như ăn cắp, sát nhân…
 
Ép người khác uống rượu
Nếu đến Nhật Bản, đừng mang theo thói quen mời rượu, ép rượu bởi vì căn cứ điều 2 luật “phòng ngừa say rượu gây rối loạn an ninh trật tự”, hành vi ép người khác uống rượu sẽ bị phạt giam giữ 48 tiếng và phạt tiền với mức cao nhất lên đến 10.000 yên (gần 2 triệu đồng).
Nếu như người bị ép rượu mà say rượu gây chuyện thì người ép rượu cũng bị tội.
Nhật Bản, người Việt, thói quen xấu của người Việt, trộm cắp, cướp giật, nhập gia tùy tục, lao động Việt Nam
Nếu không uống được rượu, người Nhật sẽ thẳng thắn từ chối mà không bị ép buộc.
 
 
Hình ảnh người Việt Nam đã bị một số người bôi nhọ tại Nhật
Những quy định nói trên chỉ là một vài trong vô số những quy định nhỏ, lẻ mà chính phủ Nhật Bản ban hành để tạo ra những chuẩn mực cho công dân của họ trong cuộc sống hằng ngày.
Và tất nhiên, người nước ngoài đến đây cũng phải “nhập gia tùy tục”. Những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật dù là quy định nhỏ cũng đều bị xử lý chứ chưa nói đến những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn.
Cuối năm 2014, tờ Japantoday đăng tải thông tin cho hay, chính phủ Nhật Bản thậm chí đã phải làm hẳn một bản báo cáo, phản ánh hệ lụy của việc mở cửa để người nước ngoài đến Nhật học tập và lao động.
Hệ lụy đó là, đã có rất nhiều người nước ngoài vi phạm pháp luật trên đất Nhật và đáng buồn là trong đó có không ít người Việt Nam.
Mới đây nhất, vào ngày 23/2 vừa qua, một vụ cướp táo tợn do một nhóm người Việt Nam gây ra đã làm rúng động dư luận Nhật Bản.
 
Nhật Bản, người Việt, thói quen xấu của người Việt, trộm cắp, cướp giật, nhập gia tùy tục, lao động Việt Nam
Nghi phạm Nguyen Van Du ngồi trên xe cảnh sát sau khi bị bắt.
 
 
Theo Nihon TV News, vụ việc xảy ra tại một khu chung cư ở thị xã Kamisato thuộc tỉnh Saitama, cách thủ đô Tokyo hơn 80km, khi một nhóm nam giới người Việt cướp một túi xách chứa 500.000 Yen (khoảng gần 100 triệu đồng) của một phụ nữ người Việt.
Sau đó, một nam giới người Việt khác đã đuổi theo và bị nhóm cướp đâm trọng thương. Nhóm cướp đã lên xe bỏ chạy và bị cảnh sát Nhật Bản truy đuổi.
Đến sáng 25/2, toàn bộ 4 nghi phạm liên quan đến vụ việc này đều đã bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ hoặc tự ra đầu thú. 4 nghi phạm này lần lượt là Nguyễn Van Du, 21 tuổi; Nguyễn Ba Công, 22 tuổi; Nguyen Dao Tran, 23 tuổi và Vũ Ngọc Túc 26 tuổi.
Nguyen Van Du khai nhận đã tới chỗ nạn nhân định vay tiền. Khi không vay được, Du đã cướp số tiền của nạn nhân.
  •  
  • Sau cướp giật là trộm cắp vặt
  • Tại một vài nơi trên đất nước Nhật Bản, người Việt không khỏi xấu hổ khi nhìn thấy những tấm biển báo mà người Nhật ghi bằng tiếng Việt với nội dung: "Không được ăn cắp", "Ăn cắp là hành vi xấu sẽ bị cảnh sát bắt".
  •  
Nhật Bản, người Việt, thói quen xấu của người Việt, trộm cắp, cướp giật, nhập gia tùy tục, lao động Việt Nam
Một tấm biển cảnh cáo được ghi rõ bằng tiếng Nhật và tiếng Việt khiến nhiều người Việt Nam cảm thấy "mất mặt".
 
  •  
  • Đáng buồn, đó lại là một vấn nạn trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay.
  • Đầu năm 2015, báo Ashahi đưa tin 2 sinh viên người Việt, dù kiếm được khá nhiều tiền nhờ đi làm thêm hàng tháng nhưng lại bị bắt vì ăn trộm dê thí nghiệm để giết thịt tại một công viên thuộc tỉnh Gifu ở Nhật.
  • Mới đây, vào tháng 10/2015, một nữ sinh Việt Nam bị bắt vì ăn trộm thịt lợn trong siêu thị để nấu cho bạn trai ăn. Khi bị bắt và khám người, cô có mang theo trong người khoảng 80 nghìn yên, tức khoảng hơn 15 triệu đồng Việt Nam nhưng vẫn cố tình ăn cắp gói thịt giá trị chỉ khoảng 50 nghìn đồng.
  • Cô khai cô và bạn trai kiếm được mỗi tháng hơn 40 triệu đồng nhờ đi làm nhiều việc khác nhau. Như vậy không thể nói vì đói nghèo túng bấn mà họ phải đi ăn trộm trong siêu thị. Kết quả nữ sinh này đã bị trục xuất khỏi Nhật.
  • Và thường thì những người rời khỏi nước Nhật với lý do trên sẽ không có cơ hội quay lại Nhật trong tương lai.
  • Tại Nhật Bản, các siêu thị và cửa hàng không hề gắn hệ thống an ninh cũng như không yêu cầu khách hàng gửi túi xách. Nét văn hóa đáng quý được người Nhật duy trì thật đáng buồn đã bị một số người Việt tham lam lợi dụng.
  •  
  •  
Nhật Bản, người Việt, thói quen xấu của người Việt, trộm cắp, cướp giật, nhập gia tùy tục, lao động Việt Nam
Một bộ phận người Việt đã lợi dụng niềm tin vào ý thức và sự tự giác của người Nhật để ăn trộm, ăn cắp.
 
  •  
  • Đã từng có rất nhiều vụ người Việt Nam trộm cắp tại Nhật Bản được đưa lên truyền hình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh người Việt tại xứ sở mặt trời mọc.
  • Không chỉ bôi nhọ danh dự người Việt Nam, hành vi trộm cắp của một bộ phận những người vô ý thức đã khiến những người Việt chân chính đang sinh sống tại Nhật cảm thấy hoang mang, xấu hổ.
  • “Cứ nhắc đến Việt Nam là chỉ thấy ăn trộm, ăn cắp. Nhiều khi đi tàu mà không dám nói tiếng Việt, chỉ sợ người Nhật nghe được họ ghét”, một người Việt Nam sống tại Nhật chia sẻ.
  •  
  •  
Nhật Bản, người Việt, thói quen xấu của người Việt, trộm cắp, cướp giật, nhập gia tùy tục, lao động Việt Nam
Hình ảnh một đối tượng người Việt bị bắt giữ vì hành vi trộm cắp được phát sóng trên truyền hình Nihon TV hồi tháng 4/2013.
 
  •  
  • Theo Japantoday, trong số 5.000 vụ người nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Nhật Bản bị đưa ra xét xử trong 6 tháng đầu năm 2014, có đến 691 trường hợp là người Việt Nam.
  • Con số này cao gần gấp đôi người Hàn Quốc, gần gấp đôi người Philippines, và đứng thứ 2 chỉ sau người Trung Quốc.
  • Nếu so sánh tỉ lệ số tội phạm trên số người đang định cư ở Nhật thì người Việt Nam thậm chí còn bỏ xa người Trung Quốc.
 
  •  
 
  • Đừng chặn đường sang Nhật của những thế hệ người đi sau
  • Ăn cắp ở bất kỳ nước nào cũng là xấu nhưng với người Nhật, đó còn là một hành vi tồi tệ khủng khiếp.
  • Chắc hẳn chưa ai trong chúng ta quên được rằng sau trận động đất sóng thần năm 2011, dù hàng trăm nghìn người Nhật chìm trong đau khổ, cùng cực nhưng không có hành vi hôi của, trộm cắp. Những người no bụng và có áo ấm sẵn sàng trả lại phần ăn, miếng áo của mình cho người thiếu thốn hơn.
  • “Ở đâu cũng có người tốt người xấu nhưng chắc chắn rằng ở Nhật, từ ‘ăn cắp’ và bạo lực gần như không có trong từ điển của họ”, Giáo sư Gregory Pflugfelder, người đứng đầu bộ môn nghiên cứu về văn hóa Nhật tại đại học Boston, Mỹ, khẳng định.
  • Cũng chính bởi điều này mà Nhật Bản còn được biết đến là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.
  • Lí giải điều này để thấy rằng, những hành vi ăn cắp của người Việt Nam trên đất Nhật trong con mắt của người dân đất nước mặt trời mọc bị coi là vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ nhìn nhận, đánh giá chung về người Việt Nam.
  • Theo số liệu Bộ Tư Pháp Nhật công bố tính đến cuối tháng 6/2015, có 124.820 người Việt Nam tại Nhật. Tốc độ tăng trưởng về số lượng người Việt Nam nhập cư vào Nhật trong năm vừa qua lên đến 140%.
  • Vì thế, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để lo ngại rằng nếu vẫn còn những vụ việc tương tự như trên còn tiếp diễn, thì rõ ràng một số ít người đi trước đã chặn đường sang Nhật của rất nhiều thế hệ sau này.

Tác giả bài viết: Tru Vu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây