Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Năm 1901, Landsteiner phát hiện ra hiện tượng: huyết thanh của người này làm ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại. Sau đó nguời ta đã tìm được kháng nguyên A và kháng nguyên B, kháng thể a (chống A) và kháng thể b (chống B).

 Đến nay đã tìm ra được rất nhiều kháng nguyên. Dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, người ta phân chia thành các hệ thống nhóm máu ABO, Rh, Duffy, Kids, Lewis, Kells, P, MNSs.... Trong số này, hệ thống nhóm máu ABO và Rh được quan tâm nhiều hơn cả vì nó đóng vai trò quan trọng trong truyền máu.

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích. Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.

Vì sao có nhiều nhóm máu khác nhau?

Các nhà khoa học tin rằng việc tổ tiên loài người thích nghi với các bệnh truyền nhiễm ra sao là nguyên nhân sinh ra các nhóm máu khác nhau. Ví dụ, bệnh sốt rét dường như là nguyên nhân chính tạo ra nhóm máu O, nhóm máu này phổ biến hơn ở châu Phi và các khu vực của thế giới từng phải chịu gánh nặng bệnh sốt rét. Trong nhiều trường hợp các tế bào nhiễm bệnh sốt rét không thể tấn công vào các tế bào của nhóm máu O hoặc các tế bào nhóm máu B. Kết quả là những người có nhóm máu O có sức đề kháng tốt hơn với bệnh sốt rét.

Các nhóm máu được phân loại như thế nào?

Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh). Máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể.

Kháng nguyên và kháng thể

Nói chung, kháng nguyên là "bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng". Màng của mỗi tế bào hồng cầu chứa hàng triệu kháng nguyên bị hệ thống miễn dịch bỏ qua, mặc dù hệ thống miễn dịch sẽ tấn công bất kỳ tế bào hồng cầu nào có chứa kháng nguyên khác với các tế bào tự kháng nguyên của chúng.

Kháng thể là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus. Các vi khuẩn và virus này cũng có thể được hình thành để đáp ứng các nhóm máu khác nhau.

Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh).
Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh).

Yếu tố Rh

Hầu hết mọi người (khoảng 85% loài người) có một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu, được gọi là yếu tố Rh. Những trường hợp này gọi là Rh+ (có nhóm máu dương tính Rh). Những người thiếu yếu tố Rh, được gọi là Rh- (có nhóm máu âm tính Rh).

Phụ nữ mang thai cần các xét nghiệm yếu tố Rh trong máu, thông qua đó để sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể mẹ và bé. Nếu người mẹ có Rh- và em bé là Rh+, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể (protein) chống lại máu Rh+ của em bé. Rh không tương thích có thể gây ra các vấn đề khó khăn trong lần mang thai sau của người mẹ, khi kháng thể Rh có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé dẫn đến tình trạng thiếu máu tan huyết ở em bé, nghĩa là các hồng huyết cầu bị phá hủy.

May mắn là nếu phát hiện sớm sự không tương thích trên, các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị trước khi sinh, giúp ngăn chặn bất kỳ vấn đề nào trước khi chúng nảy sinh.

Có những nhóm máu nào?

Nhóm máu A

Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.

Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu truyền của những người mang nhóm máu O.

Nhóm máu B

Nhóm máu này tương đối hiếm (chỉ đứng sau AB). Nó chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A (để tấn công kháng nguyên A) trong huyết tương.

Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến tặng máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu của những người mang nhóm máu O.

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất.
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất.

Nhóm máu AB

Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.

Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể tặng máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

Nhóm máu O

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là, những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên thù địch trong hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, những người mang nhóm máu O được gọi là "nhà tài trợ toàn cầu".

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận nhầm nhóm máu?

Rất tồi tệ. Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này. Họ có thể phàn nàn về cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn…. Những phản ứng cắt liên quan đến cắt đứt hầu hết các tán huyết mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận trong khi chúng vẫn còn các mạch máu bên trong. Các phản ứng đồng loạt có thể gây sốc, số lượng lớn mô sản sinh ra do RBC (tế bào hồng cầu) bị vỡ nên không kiểm soát được khả năng đông máu.

Nguyên tắc truyền máu

Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau:

  • Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết).
  • Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận, cần làm phản ứng chéo: Trộn hồng cầu của người cho với huyết thanh của người nhận và ngược lại, trộn hồng cầu của người nhận với huyết thanh của người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận.
  • Nếu truyền máu không hòa hợp thì có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, khi đó phải bắt buộc truyền khác nhóm thì bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu: "Hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh người nhận", chỉ được truyền lượng máu ít (250ml) và truyền với tốc độ rất chậm. Như vậy, sơ đồ truyền máu có thể như sau:

Sơ đồ truyền máu.
Sơ đồ truyền máu.

Mối liên hệ giữa nhóm máu và bệnh tật

Ngoài tác động đến vấn đề trí nhớ hay sự tập trung, nhóm máu còn liên quan đến mức độ căng thẳng hay nguy cơ mắc bệnh tim ở người.
 

1. Vấn đề trí nhớ

Não và hệ thống mạch máu ở cơ thể người có nhiều điểm chung hơn so với suy nghĩ thông thường của con người. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người có nhóm máu AB có thể gặp những vấn đề khó khăn về phục hồi trí nhớ, ngôn ngữ và sự tập trung, với tỷ lệ cao hơn 82% so với những người có nhóm máu khác.

Các chuyên gia nghi ngờ rằng protein liên quan đến quá trình đông máu, hay yếu tố đông máu VIII, là một nguyên nhân. Yếu tố này trên thực tế có thể làm giảm chất lượng lưu thông máu đến não.

"Vì mức độ của yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhóm máu nên đây có thể là sự liên quan giữa nhóm máu và vấn về suy giảm nhận thức ở người", Mary Cushman, tác giả của nghiên cứu cho hay.

Mối liên hệ giữa nhóm máu và bệnh tật
Các nghiên cứu chứng minh được rằng nhóm máu có liên quan đến vấn đề trí nhớ ở người. (Ảnh minh họa: iStock)

2. Ung thư tuyến tụy

Theo các chuyên gia của Đại học Yale, Mỹ, có thể sẽ chính xác hơn khi nói rằng những người mang nhóm máu O thì có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy thấp hơn.

Trong một nghiên cứu được tiến hành hồi tháng 7, các nhà khoa học của trung tâm nghiên cứu ung thư thuộc ngôi trường này, đã tìm hiểu về vi khuẩn Helicobacter pylori, hay H. pylori, thường sống trong ruột ở người.

Họ nhận thấy rằng, những người có H. pylori nhiều khả năng sẽ mắc ung thư tuyến tụy, do các kháng nguyên A và B giúp vi khuẩn phát triển mạnh. Trong khi đó, những người mang nhóm máu O không có kháng nguyên trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Đây cũng là cơ chế giúp những người mang nhóm máu này có thể hiến máu cho bất cứ ai.

3. Bệnh tim

Một nghiên cứu năm 2012 của Đại học Harvard cho thấy rằng những người không mang nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh tim mạch khá cao, và nguy cơ rủi ro cao nhất được ghi nhận ở người có nhóm máu AB.

Tác giả nghiên cứu Lu Qui cho biết tính chất đặc biệt của kháng nguyên là yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh tim tương đương như tác động của nồng độ cholesterol và huyết áp. Con người không thể thay đổi được nhóm máu, nhưng nhờ nghiên cứu này, các bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về nguy cơ phát triển bệnh tim ở bệnh nhân.

4. Căng thẳng

Mỗi loại máu nhất định có liên quan đến mức độ hormone khác nhau, do đó bác sĩ sẽ điều chỉnh các bài tập khác nhau tùy theo từng bệnh nhân. Ví dụ, người nhóm máu A thường có nồng độ cortisol, một loại hormone gây căng thẳng, cao hơn bình thường. Các bài tập giảm căng thẳng như yoga lúc này có thể hữu ích hơn so với chạy bộ hay tự tập tạ.

Khi tuyến thượng thận tiết ra nhiều cortisol vào máu, phản ứng căng thẳng ở người sẽ ngày càng nghiêm trọng. Người mang nhóm máu A có thể tự thấy mình dễ lo lắng hơn, thời gian dể ổn định trở lại cũng khó khăn hơn.

Mối liên hệ giữa nhóm máu và bệnh tật
Hormone gây căng thẳng ở người mang nhóm máu A có thể cao hơn so với bình thường. (Ảnh minh họa: Shutter Stock)

5. Vi khuẩn đường ruột

Ngoài có mặt ở bề mặt tế bào hồng cầu, kháng nguyên cũng tường được tìm thấy ở lớp lót của đường tiêu hóa. Phần lớn vi khuẩn trong đường ruột của người sử dụng chính kháng nguyên này làm thức ăn. Một nghiên cứu từng ước tính rằng số lượng vi khuẩn có lợi ở người mang nhóm máu B cao hơn khoảng 50.000 lần so với những người nhóm máu A hoặc O.

Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột của đường tiêu hóa có thể liên quan đến các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường tuýp 2 và béo phì. Nhóm máu và tình trạng bài tiết đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa đặc điểm chung của đường tiêu hóa.


Theo Vnexpress

Quy định tính cách con người

Ở Nhật, nhóm máu đặc biệt quan trọng. Khái niệm về hệ thống ABO được ra đưa lần đầu tiên vào thế kỷ 20. Ít lâu sau đó, vào năm 1927, giáo sư Takeji Furukawa ở Tokyo xuất bản các bài viết cho rằng nhóm máu dự đoán tính cách con người. Lập luận của ông nhanh chóng bị lãng quên song được tác giả kiêm nhà báo Masahiko Nomi đề cập lại vào những năm 1970. Cho đến ngày nay, người Nhật vẫn rất quan tâm đến nhóm máu, thậm chí dựa vào đó để đánh giá bạn trai, bạn gái liệu có hợp với mình. Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu về vấn đề này không đủ độ chính xác để tin cậy.

Nhóm máu có thể dự đoán được tính cách con người?
Nhóm máu có thể dự đoán được tính cách con người?

Chế độ dinh dưỡng

Năm 1996, tác giả người Mỹ Peter J. D'Adamo cho ra mắt cuốn sách Ăn đúng theo nhóm máu gây tiếng vang lớn. Theo ông, người nhóm máu O nên ăn các thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, gia cầm, cá còn người nhóm máu A thì nên làm ngược lại và tránh mọi loại thịt. Thế nhưng, những bằng chứng khoa học D'Adamo đưa ra còn thiếu thuyết phục hơn lập luận nhóm máu quy định tính cách con người.

Nguy cơ sức khỏe

Các nhà khoa học đã chứng minh nhóm máu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người không phải nhóm máu O có nhiều yếu tố đông máu hơn, từ đó dễ bị huyết khối tĩnh mạch hơn 2 lần. Gần đây, một nghiên cứu chỉ ra các nhóm máu khác có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư cao hơn nhóm máu O.

Dưới đây là một số sự thật thú vị khác về nhóm máu:

  • Cần 1.120.000 con muỗi mới hút hết máu của một người trưởng thành.
  • Để máu lưu thông khắp cơ thể, trái tim phải tạo ra áp lực có thể giải phóng một dòng máu cao tới 0,9 m.
  • Năm 2012, các bác sĩ ở Mỹ đã cài đặt một thiết bị trong cơ thể Craig Lewis 55 tuổi, cho phép máu lưu thông khắp cơ thể mà không cần mạch đập.
  • Stan Larkin đã sống 555 ngày không có trái tim để chờ đợi được cấy ghép tim. Trái tim nhân tạo của anh được đặt trong balo nặng 6 kg đeo ở sau lưng. Anh thậm chí còn chơi được bóng rổ, theo CNN.
  • Lượng máu lưu thông trong cơ thể suốt 25 ngày xấp xỉ bằng một bể bơi cỡ trung bình.
  • Một người mất 40% lượng máu cơ thể vẫn có thể sống nếu được truyền máu kịp thời.
  • 21% trường hợp cơn đau tim xảy ra vào thứ hai và thứ sáu. Các nhà khoa học giải thích, lý do là một lượng lớn hormone gây căng thẳng thường tiết ra vào đầu tuần.
  • Nhịp tim ảnh hưởng đến tâm trạng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng này khi một người đàn ông được gắn một trái tim mới. Sau phẫu thuật, tâm trí, cảm xúc và hành động của anh thay đổi theo những cách khác thường.
  • Để giảm nguy cơ đau tim, bạn phải thức dậy từ từ vào buổi sáng và giảm cường độ tập luyện buổi tối.
  • Nước dừa có thể thay thế huyết tương nhờ các thành phần tương tự của chúng.
  • Nhóm máu có thể là một lý do quyết định đến hạnh phúc gia đình. Các nhà khoa học phát hiện có mối liên hệ giữa vợ hoặc chồng cùng nhóm máu và tỷ lệ ly hôn. Vợ chồng cùng nhóm máu O sẽ có cuộc sống hôn nhân viên mãn. Vợ chồng kết hợp nhóm máu A và AB hoặc A và O thường gặp nhiều trở ngại khi sống chung.

Nhóm máu có thể là một nguyên nhân khiến hôn nhân bị tan vỡ.
Nhóm máu có thể là một nguyên nhân khiến hôn nhân bị tan vỡ. (Ảnh: Bright Side).

  • Nhóm máu có ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người có nhóm máu O dễ mắc các bệnh tim mạch, ung thư da hoặc béo phì. Người nhóm máu A nên chú ý đến mức cholesterol trong máu vì có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành. Người nhóm máu B dễ bị tiểu đường và ung thư tuyến tụy. Người có nhóm máu AB nên chăm sóc trí nhớ và sự tập trung vì khả năng suy giảm nhận thức cao hơn 82% so với các nhóm máu khác.
  • Nước tăng lực làm thay đổi nhịp tim. Các nhà khoa học phát hiện một người sau khi uống nước tăng lực, lượng caffeine cao hơn tới 3 lần so với đồ uống chứa caffein khác như cà phê, soda. Nó ảnh hưởng đến nhịp tim và có thể gây co giật hoặc tử vong.
  • Chế độ ăn uống theo nhóm máu có thể không hiệu quả. Các nhà khoa học từ Đại học Toronto đã chứng minh rằng chế độ ăn kiêng theo nhóm máu chưa đủ bằng chứng khoa học để áp dụng.
  • Nhật Bản có ngành công nghiệp sản xuất hàng riêng cho từng nhóm máu là thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
  • Hiệu suất thể thao phụ thuộc vào nhóm máu. Một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra những người nhóm máu O có sức chịu đựng tốt hơn nếu làm việc thường xuyên.
  • Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy nhóm máu ảnh hưởng đến tính cách, sự thành công trong công việc và các mối quan hệ cá nhân.
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Van Thanh

Nguồn tin: Theo VnExpress.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây