Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


Làm sao tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân.

Làm sao tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân.
Ta có khuynh hướng tự nhiên là tự trách bản thân khi có điều tồi tệ xảy đến trong cuộc sống. Ta làm vậy vì ta trải qua các cảm xúc như xấu hổ và hối tiếc, đặc biệt là khi ta cư xử theo những cách trái với mong đợi của bản thân và người khác

Tuy nhiên, cuộc đời đầy khó khăn ngoài kia khiến bạn khó mà chắc chắn rằng, bạn sẽ không bao giờ làm gì khiến bản thân xấu hổ hay hối tiếc. Cho dù những “khoảnh khắc” ngốc nghếch ấy là rất nhỏ hay nghiêm trọng thì chúng cũng là những bài học để bạn có những cách cư xử, thái độ khôn ngoan hơn với nhưng tình huống tương tự. Nhưng cho dù bạn đã làm những gì trong quá khứ, bạn đều có thể tha thứ cho chính mình bởi vì còn thật nhiều lý do bạn xứng đáng được như vậy.

 

1. Ai cũng mắc sai lầm.

1. Ai cũng mắc sai lầm ,cách sống tốt,tha thứ

Không ai hoàn hảo và ngay cả những người khôn ngoan nhất đôi khi cũng có những bước đi sai lầm. Do đó, bạn cảm thấy xấu hổ hay lúng túng không có nghĩa là bạn kém cỏi hơn bất cứ ai – điều đó chỉ có nghĩa là bạn cũng là một người bình thường.  

Những cảm xúc này không chỉ tự nhiện mà còn thường là một phần cần thiết của cuộc sống, vì vậy có thể tha thứ cho bản thân không có nghĩa là bạn không bao giờ cảm thấy xấu hổ hay tội lỗi nữa. Thay vào đó, việc này có nghĩa là bạn chấp nhận cảm xúc của mình, nhưng đồng thời bạn không gắn chặt mình hay cả đời mình vào nó. 
 

2. Bạn không thể kiểm soát mọi thứ.


2. Bạn không thể kiểm soát mọi thứ ,cách sống tốt,tha thứ

Đôi khi điều tồi tệ xảy ra và bạn khó mà kiểm soát hết được mọi thứ hoặc hoàn toàn không kiểm soát được. Nhưng việc này không ngăn được bạn tự trách móc bản thân. 

Con người đôi khi nhận quá nhiều trách nhiệm về mình cho những chuyện xảy ra với người khác. Giống như một đứa trẻ tự trách mình về việc cha mẹ ly hôn, hoặc khi có ai đó mất và bạn nghĩ rằng “đáng lẽ mình phải giúp họ” dù bạn không làm sao biết được chuyện gì sẽ xảy ra.  

Sự thật là bạn không kiểm soát hết được mọi thứ và không thể biết được tất cả. Việc hiểu được giới hạn cá nhân đóng một vai trò lớn giúp bạn không tự trách mình về các sự kiện mà bạn không thể tác động tới.  
 

 

 

3. Bài học tích cực từ mọi trải nghiệm.


3. Bài học tích cực từ mọi trải nghiệm,cách sống tốt,tha thứ

Chắc chắn bạn có thể rút ra bài học tích cực từ các trải nghiệm đã có. Ngay cả khi mắc phải sai lầm hoặc tự làm mình xấu hổ, bạn cũng có thể sử dụng kinh nghiệm đó như một “công cụ học tập” để giúp bản thân trở nên khôn ngoan hơn và hoàn thiện hơn trong tương lai.  

Những cảm xúc tiêu cực có thể tác động tích cực đến hành vi của bạn. Sự xấu hổ và hối tiếc dạy bạn không làm những hành động nào đó có thể tổn thương bản thân hoặc người khác. Thông thường, bạn chỉ có thể hoàn toàn tha thứ cho mình khi đã hiểu rõ những cảm xúc này và học được bài học quan trọng từ nó.  

Ngược lại, nếu không rút ra bài học từ những cảm xúc này, bạn có thể sẽ lặp lại các hành vi tiêu cực bắt nguồn từ những cảm xúc đó. Đôi khi bạn cần mắc một sai lầm trước khi “học xong bài học của mình” và có thể bước tiếp.  Khi đã học xong, bạn sẽ như trút được gánh nặng khỏi vai. Không cần chìm đắm trong nỗi hổ thẹn và hối tiếc của mình, bạn sẽ vui vì chuyện đó đã xảy ra và cảm thấy mình cuối cùng cũng trở nên hoàn thiện hơn.  
 

 

 

4. Tạo thói quen tha thứ cho người khác.


4. Tạo thói quen tha thứ cho người khác ,cách sống tốt,tha thứ

Tất cả chúng ta đều dễ mắc phải cùng những sai lầm và có những khuyết điểm giống nhau. Vì vậy bạn nên tập tha thứ không chỉ đối với chính mình mà còn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người quen, và thậm chí là kẻ thù.  

Tha thứ không có nghĩa là bạn phải duy trì mối quan hệ với người đã làm tổn thương mình hoặc làm mình thất vọng. Thay vào đó, bạn thông cảm với sai lầm của họ và hy vọng rằng cuối cùng họ sẽ sửa đổi và tìm thấy con đường đúng đắn cho bản thân.  

Thường thì chúng ta giống nhau nhiều hơn ta nghĩ. Và một khi nhận ra được những điểm chung rất đỗi “con người” này, bạn sẽ trở nên tử tế và dịu dàng hơn khi đánh giá người khác.  
 

Nguồn: Steven Handel/Nguyễn Thị Kim Cúc

Tác giả bài viết: Simon Hòa

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây