Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


Chuỗi thất bại “dài dằng dặc” của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.

Chuỗi thất bại “dài dằng dặc” của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.
Hôm 21/7, tạp chí Chính sách Đối ngoại (FP) đã mỉa mai khi nhận xét, không ai, thậm chí cả Tổng thống Mỹ Barack Obama, cũng không thể thành công bằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc tăng cường vị thế của Mỹ ở châu Á trong những năm qua.
Chuỗi thất bại “dài dằng dặc” của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
 

 

Theo FP, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, chính sách đối ngoại của ông đã phá hỏng những nỗ lực rất bền bỉ trước đó của Bắc Kinh về việc thuyết phục các nước láng giềng tin vào sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, đem lại lợi ích cho khu vực.
Không chỉ vậy, còn một danh sách dài những thất bại về đối ngoại dưới thời ông Tập.
Mới đây nhất là phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) hôm 12/7. Phán quyết đã vô hiệu hóa “đường 9 đoạn” phi lý mà Bắc Kinh tự vẽ ra, hòng chiếm gần như trọn Biển Đông.
Đây là thất bại rất lớn, xóa sạch những mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với phần còn lại của châu Á.
Việc Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ phán quyết này còn gây tổn hại đến hình ảnh của trung Quốc trên toàn thế giới.
Tiếp đó là đến thất bại ở bán đảo Triều Tiên. Hồi đầu tháng Bảy, Hàn Quốc và Mỹ quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc cũng như của Triều Tiên.
Quyết định triển khai THAAD đã đưa Hàn Quốc tới gần hơn với Mỹ và mở cửa cho sự hợp tác chiến lược đa phương Mỹ - Hàn – Nhật.
FP nhận định, tất nhiên, việc triển khai THAAD liên quan đến việc Trung Quốc không thể kiềm chế được các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên bởi Bình Nhưỡng chẳng thèm để ý đến lời kêu gọi của Bắc Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc còn thua trong cuộc tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Theo FP, không chỉ có vấn đề chủ quyền, Bắc Kinh muốn tận dụng cơ hội tranh chấp này để gây chia rẽ, cũng như dò xét đồng minh Mỹ - Nhật.
Bắc Kinh muốn biết liệu Washington có sẵn sàng hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp có mâu thuẫn với Trung Quốc hay không.
Tuy nhiên, trong chuyến thăm tới Nhật hồi tháng 4/2014, ông Obama tuyên bố điều 5 trong Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật có bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Có nghĩa là, Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản một khi xảy ra xung đột vũ trang tại quần đảo trên.
Trong khi đó, việc Trung Quốc liên tục điều tàu chiến và máy bay xâm phạm vùng biển quanh Senkaku/Điều Ngư và các vùng biển khác của Nhật Bản trên biển Hoa Đông đã tác động mạnh đến chính sách an ninh của Nhật Bản. 
Năm 2014, nhằm chuẩn bị cho các mối đe dọa từ Bắc Kinh, Tokyo đã sửa đổi hiến pháp để cho phép Lực lượng Phòng vệ nước này thực hiện các hoạt động phòng vệ tập thể.
Ngoài ra, các quy định quốc phòng Nhật – Mỹ 2015 còn cho phép Nhật Bản có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực.
Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã rất tức tối khi tàu chiến của Lực lượng Phòng Hàng hải của Nhật thăm vịnh Subic (Philippines), cảng Cam Ranh (Việt Nam) và cảng Sydney (Australia).
Hơn nữa, hôm 11/7, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện. Kết quả này làm tăng khả năng Tokyo sẽ sửa đổi Hiến pháp Hòa bình. Nếu đúng như vậy, đó sẽ là “cơn ác mộng kinh niên” khác của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông cũng dẫn đến một mối quan hệ hợp tác an ninh chưa từng có giữa Mỹ, Nhật và Australia.
Theo FP, thất bại về đối ngoại của ông Tập Cận Bình còn vượt ra ngoài châu Á, lan cả sang châu Âu. Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) từ chối cấp cho nước này quy chế kinh tế thị trường.
Không chỉ vậy, EU và Mỹ còn đang tăng cường chiến dịch chống bán phá giá đối với các sản phẩm của Trung Quốc bởi việc Bắc Kinh sản xuất và xuất khẩu ồ ạt thép và nhiều sản phẩm giá rẻ khác đã gây tổn hại lớn cho nền kinh tế của châu Âu và Mỹ.
Ngoài ra, việc Trung Quốc gây khó dễ cho các doanh nghiệp Mỹ để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đã gây thất vọng cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.
Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ là nền tảng quan trọng trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Khi thiếu sự ủng hộ của họ, mối quan hệ Mỹ - Trung vốn đã nhiều vấn đề sẽ trở nên mong manh hơn, tác động lớn đến chính sách của Tổng thống Mỹ sắp tới đối với Bắc Kinh.
Theo FP, hồi tháng Ba vừa qua, chính một thành viên trong nội bộ đảng Trung Quốc đã gửi một bức thư ngỏ thúc giục ông Tập Cận Bình từ chức. Bức thư cho rằng, ông Tập “thiếu khả năng lãnh đạo đảng và đất nước hướng tới tương lai”.
Bức thư khẳng định, chính sách đối ngoại của ông Tập đã tạo ra hậu quả ngoài ý muốn, đó là thúc đẩy quyền lợi Mỹ và củng cố chính sách “xoay trục về châu Á” của Tổng thống Obama.
Người ẩn danh này còn cho rằng, ngay cả Lầu Năm Góc lẫn Bộ Ngoại giao Mỹ đều không thể làm được như vậy.

Tác giả bài viết: thanh thanh van

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây