Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


Bắt xe vận tải 15 tấn cá chết vào Nha Trang để làm nước mắm.

Bắt xe vận tải 15 tấn cá chết vào Nha Trang để làm nước mắm.
Noi voi ba con minh o VN nen di mua nuoc mam, muoi, that nhieu, dung duoc it nhat ba nam..( Chat doc co the tac hai tu 3 nam den 50 nam, tuy theo loai.)

Để qua mặt được các lực lượng chức năng, nhiều thương lái đã chọn những khung “giờ vàng” như vào tờ mờ sáng hoặc chiều tối để thu mua cá chết, mang lên xe lạnh chở đi đâu không rõ. 
Cá chết tiếp tục “du hành” khắp miền Trung 
Khoảng 9h30 phút ngày 22/4, trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Đội 4, Phòng Cảnh sát Môi trường (PC49) Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện ô tô BKS 63C-054.30 di chuyển hướng vào Nam có nhiều biểu hiện nghi ngờ….
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 180 bì xác rắn đựng cá đã qua sơ chế và đang bốc mùi hôi thối, tổng trọng lượng 15 tấn. Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Nguyễn Văn Vinh, SN 1977, trú tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và chủ hàng Nguyễn Thị Trang, trú tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số cá nói trên. Theo khai nhận ban đầu của các đối tượng, số cá trên được thu gom tại cảng cá Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu đang trên đường vận chuyển vào Nha Trang để làm nước mắm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ra công điện khẩn, nghiêm cấm việc tiêu thụ, thu gom, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thủy, hải sản chết ở khu vực miền Trung làm thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, công điện được phát đi vào chiều muộn ngày hôm qua 27/4 đã không kịp ngăn những con cá chết chưa rõ nguyên nhân trên được đi “du hành” khắp nơi, khi mà chỉ ít ngày sau khi xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển Hà Tĩnh và Quảng Bình, người dân địa phương thu gom cá chêt, giăng lưới, bắt cá lờ đờ, nghi nhiễm độc về bán cho thương lái đông như… trảy hội.
Thương lái tiếp tục mua gom cá chết ở miền Trung, trong khi cá sống do ngư dân đánh về đang bị ép giá thê thảm.
Theo lời kể của một người dân ở bãi Đá Nhảy, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch: “Hai ngày trước chồng tôi thấy cá nổi ra vớt một buổi cũng bán được 500 - 600 nghìn đồng. Dân vùng ni, vùng trong tê đi vớt đông lắm. Có người còn được cả triệu bạc nữa.”
Khu vực biển Lý Hòa và Nhân Thọ, xã Hải Trạch cũng có nhiều chiếc thuyền thúng, thuyền nhỏ của ngư dân vẫn ra thả lưới để vớt các loại cá lờ đờ, ngắc ngoải. “Họ thả lưới vớt cá chết nhiều hơn là cá sống, nếu cá mà còn sống thì cũng ngắc ngư rồi. Nhiều người chỉ một buổi sáng đã gom được vài yến cá chết, cá nhiễm độc”, một người dân ở xã Hải Trạch nói.
Cũng theo những người dân địa phương, trong những ngày từ khoảng 23 - 26/4 vẫn có những xe đông lạnh của thương lái vào tận bãi biển để thu mua tất cả các loại cá: từ cá nổi, cá chết cho đến cá ươn dạt vào bờ đều được họ gom vào mua hết.
Mức giá cá thường trung bình dao động từ 120 - 150 nghìn/kg thì nay cá nổi được bán với giá 40 - 50 nghìn đồng/kg, cá thối ươn thì chỉ 20 nghìn đồng/kg.
Khi hỏi rằng số cá này được họ mua về sử dụng với mục đích gì thì tất thảy người dân đều trả lời là… không rõ, chỉ nghe loáng thoáng rằng số cá này sẽ được chở vào Nha Trang, hoặc cũng có thể là mang sang Trung Quốc.
Điều đáng nói là dù những người dân ở đây đều biết rằng khả năng lớn cá chết là do nhiễm độc, nếu ăn vào sẽ nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vì mấy tuần cá chết la liệt, cá sống không bán được cho ai nên khi nghe tin có thương lái mua cá chết thì họ cũng muốn… tranh thủ để kiếm ít tiền trang trải cuộc sống.
“Biết rằng nếu ăn cá ni thì sẽ rất nguy hiểm, tuy nhiên thương lái mua với giá khá cao nên chúng tôi cũng tranh thủ ra bắt về bán kiểm ít tiền chứ ở nhà cũng chẳng biết mần (làm) chi cả”, một người phụ nữ chia sẻ.
Ông Võ Văn Hưng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cũng từng khẳng định, rằng trong những ngày đầu, khi thấy hiện tượng cá chết rải rác dạt vào bờ, người dân ven biển không hiểu nên đã lấy về sử dụng. Sau đó, thấy hiện tượng cá chết nhiều bất thường, được chính quyền và Sở NN&PTNT tỉnh khuyến cáo nên người dân đã không còn sử dụng chế biến thành thức ăn.
Tương tự như ở Hà Tĩnh, những ngày đầu bà con thấy cá chết dạt vào bờ biển cũng gom vớt về chế biến, nhưng sau đó thấy cá chết nhiều một cách bất thường nên đã không còn ai dám mang về nhà ăn nữa.
Tuy nhiên, các nhà chức trách cũng cho biết, khả năng người dân “tiếc của” hoặc “nảy lòng tham” thu gom cá lại đem bán hoặc thậm chí đào trộm cá chết để tiêu thụ hoặc cấp đông chờ dư luận dịu xuống sẽ chế biến thành nước mắm, mắm tôm tiêu thụ ra thị trường là có thể xảy ra.
Đặc biệt là khi xuất hiện thương lái thu mua cá chết, cá ươn với giá cao thì việc bà con đổ xô đi gom cá chết, vớt cá lờ đờ để bán là điều không khó hiểu, nhất là bà con lại đang gặp cảnh khó khăn khi bán cá sống không ai dám mua vì họ sợ ăn phải cá nhiễm độc.
Để qua mặt được các lực lượng chức năng, nhiều thương lái đã chọn những khung “giờ vàng” như vào tờ mờ sáng hoặc chiều tối để thu mua cá chết, cá nhiễm độc.
Như chiều tối ngày hôm qua 27/4, ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, có nhiều tàu cá, thuyền nan của ngư dân Hà Tĩnh vào vùng biển các xã Quảng Phú, Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) để đánh bắt hoặc thu gom các loại cá chết hoặc trong tình trạng lờ đờ.
Theo đó, Hải đội 2 biên phòng phối hợp với Đồn biên phòng Cảng Gianh đã vào cuộc, bắt quả tang 7 thuyền đang gom cá các loại.
Hay trước đó, cuối giờ chiều ngày 26/4, ông Trần Đình Du, Phó Giám đốc Sở NN&PTNN Quảng Bình cho biết, đơn vị này vừa cùng lực lượng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Quảng Bình) phát hiện một xe đông lạnh của thương lái đang thu mua cá của ngư dân vớt được ven biển thuộc xã Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Được biết, chiếc xe đông lạnh này ở Hà Tĩnh và chủ xe cho biết mình không mua cá đã chết mà chỉ mua cá sống và cá đang “lờ đờ”, sau đó số cá này sẽ được đem đi bán lại.
Thậm chí, các một số người dân cho biết, các thương lái đa phần là doanh nghiệp chế biến nhỏ ở địa phương. “Nghe nói họ thu mua cá này về rồi thuê nhân công làm vảy, ướp lạnh sau đó mang đi nhập ở các tỉnh không xuất hiện cá chết để tiêu thụ”.
Chưa kể, đối với những loại cá chết, cá ươn, nhiều khả năng sẽ được các thương lái mua về “chế biến” ở dưới dạng làm thức ăn cho gia súc, hoặc làm nước mắm cho người tiêu dùng.
Như trước đó vào sáng 22/4, trên quốc lộ 1A địa phận huyện Diễn Châu, Phòng cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh đã chặn chiếc xe tải hành trình Bắc - Nam kiểm tra, phát hiện 180 bao tải đựng với tổng trọng lượng là 15 tấn cá đã qua sơ chế nhưng bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu bám.
Làm việc với cảnh sát, chủ hàng là bà Nguyễn Thị Trang (trú tỉnh Thanh Hóa) và lái xe Nguyễn Văn Vinh (39 tuổi, trú tại Tiền Giang) khai số cá nói trên được gom tại cảng cá Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An), song không có giấy tờ. Họ đang trên đường vận chuyển số hàng này vào một tỉnh ở miền Nam để làm nước mắm.
Người dân lo sợ một cuộc “đại khủng hoảng nước mắm”
Nhiều người bày tỏ sự lo ngại rằng sợ ăn phải cá nhiễm độc, họ có thể tạm thời ngưng ăn các loại hải sản, cá biển đông lạnh… Nhưng nếu như cá nhiễm độc được đem đi làm nước mắm thì thực sự rất khó phát hiện và phòng tránh.
Theo ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương, không có cách gì để loại bỏ độc tố trong những con cá chết do nhiễm hóa chất độc hại, kim loại nặng hoặc chất tẩy rửa mạnh…

​.
Việc cá chết tiếp tục “du hành” khắp nơi, liệu có nguy cơ xảy ra khủng hoảng nước mắm?
Kể cả các phương pháp chế biến hải sản chết thành dạng khô hay đem làm mắm, nước mắm thì cũng không thể đào thải được độc chất nếu có. Do đó khi ăn phải những loại này vẫn còn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe.
Hoặc cũng có thể xuất hiện hiện tượng tích lũy trong cơ thể do không thải ra ngoài được, lâu dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn hoạt động chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Những con cá chết bất thường đến nay chưa rõ nguyên nhân vì sao, nhưng vẫn có khả năng chúng xuất hiện trong chính bữa cơm hàng ngày của người dân, không phải ngay trong thời điểm này mà có thể là sau một thời gian nữa, dưới dạng là những bát nước mắm chấm “thơm ngon”.
Do vậy, nếu vẫn còn những tên thương lái vô lương tâm, những người dân bất chấp kém hiểu biết và các cơ chức năng tỉnh thiếu chặt chẽ trong việc quản lý thu gom, tiêu hủy cá chết và kiểm soát xe thương lái thu mua cá chết với giá cao thì nỗi lo sợ của người dân về một cuộc “đại khủng hoảng nước mắm” chắc chắn sẽ không thừa.
Nhiều người còn cho rằng ngoài việc nhịn ăn cá biển và hải sản trong một thời gian thì có thể sẽ phải nhịn ăn nước mắm trong vòng vài năm để phòng tránh nguy cơ “nhiễm độc”, chỉ có điều không biết sẽ phải đun nấu bằng gì, khi nước mắm vốn đã là một gia vị khó thiếu được trong mỗi bữa ăn.
Nhất là khi trong thời gian tới, khi có kết luận chính thức về việc cá chết bất thường mà nguyên nhân trực tiếp lại là độc tố từ các loại hóa chất do con người thải ra môi trường thì quả thật, đến lúc đó mọi chuyện cũng đã quá muộn!
Huyền Trân
Nguồn:
http://saostar.vn/doi-song/bat-xe-van-chuyen-15-tan-ca-chet-vao-nha-trang-lam-nuoc-man-gio-biet-an-gi-457207.htmBắt xce taỉ 15 tấn cá cb
hết

Tác giả bài viết: Trụ Vũ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây