Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


10 giây cuối cùng trước khi chết, con người sẽ thấy những gì?

10 giây cuối cùng trước khi chết, con người sẽ thấy những gì?
Nhiều nghiên cứu về “trải nghiệm cái chết” đã chỉ ra rằng, con người không đơn độc trong vũ trụ và cái chết không phải là sự kết thúc của sự sống.

 

Một người đàn ông trượt chân và rơi xuống thác nước. Giây phút cận kề cái chết, anh thấy ký ức cuộc đời chạy qua trước mắt. Được em trai kịp bắt lấy, người đàn ông may mắn sống sót song không thể quên “khoảnh khắc siêu thực” ấy. “Nó giống như một đoạn phim chuyển động chậm, mọi thứ lướt qua trí óc tôi. Đó là lần đầu tiên nó xảy ra và đến giờ tôi vẫn ớn lạnh khi nghĩ tới”, người đàn ông giấu tên viết trên trang Reddit.

 

Theo News, trải nghiệm trên không hề xa lạ. Dù ngoài đời thật hay trên phim ảnh, chúng ta hầu hết đã nghe về nó. Giờ đây, khoa học chỉ ra hiện tượng ký ức tua lại trước thời khắc ra đi là có thật.

 

Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Đại học Hadassah ở Jerusalem đã tìm hiểu 7 người từng suýt chết và phát hiện họ đều nhìn thấy hồi ức xa xưa. Khác với phim Hollywood, những hồi ức này không lần lượt từ lúc sinh ra cho đến ngày cưới. Chúng không tuân theo trật tự thời gian mà đem tới cảm giác bị cuốn vào vũ trụ khác. “Như thể đã qua hàng thế kỷ. Tôi không ở trong cả thời gian lẫn không gian”, một tình nguyện viên tham gia công trình cho biết.

Viết trên tờ Consciousness and Cognition, nhóm tác giả lý giải ký ức được lưu giữ tại thùy trán, thùy thái dương trung gian và thùy đỉnh. Đây là những phần cuối cùng của bộ não vẫn tiếp tục hoạt động khi con người đến gần cái chết. Đặc biệt, vài tình nguyện tiết lộ những kỷ niệm sống lại qua lăng kính một cá nhân liên quan chứ không phải chính họ. “Tôi cảm nhận được tâm tư của bố. Ông chia sẻ với tôi về tuổi thơ cùng nỗi khổ”, một người nói.

Bên cạnh 7 tình nguyện viên, các nhà khoa học còn tiến hành khảo sát trên Internet và nhận thấy hiện tượng tua lại ký ức là “một cơ chế nhận thức thần kinh thường thấy” hay sự quy tụ những quá trình tâm thần diễn ra hàng ngày. Đó không phải phản ứng thần bí của não bộ và sẽ xảy ra với gần như tất cả chúng ta lúc sắp lìa đời.

Cùng với đó, nhà tâm lý học nổi danh người Mỹ, Tiến sĩ Raymond Moody đã tiến hành nghiên cứu 150 người trải qua kinh nghiệm cận tử và rút ra một số kết luận về những cảm giác của họ. Mặc dù tình cảnh của những người đó cũng như tính cách của họ rất khác nhau nhưng Raymond khẳng định rằng: Lúc những người này trải nghiệm cận tử, có những trải nghiệm tương đồng không thể bỏ qua gồm 14 nhóm sau đây. Thứ tự của các nhóm cảm thụ này sắp xếp dựa trên thứ tự cảm giác của những người đã qua kể lại:

Một, là nghe thấy bác sĩ hoặc người xung quanh nói rằng mình đã chết. Họ cảm thấy sự mệt mỏi sinh lý đã đạt đến giới hạn.

Hai, là cảm giác bình yên và dễ chịu chưa từng có. Lúc bắt đầu chết có một cảm giác đau đớn lóe lên nhưng nó tan đi nhanh chóng. Sau đó họ phát hiện mình bay bổng trên một vùng chỉ có màu đen, một cảm giác thư giãn vô cùng bao trùm lấy họ.

Ba, là nghe thấy âm thanh kỳ lạ. Âm thanh kỳ lạ đó vang vọng phảng phất trong không gian mà tới. Một cô gái trẻ nói cô đã nghe thấy một loại âm thanh giống như giai điệu nhạc khúc, đó là một loại âm nhạc rất mỹ miều.

Bốn, là cảm giác bị kéo vào một vùng không gian đen tối. Người ta bắt đầu cảm nhận thấy nó là một thể hình trụ không có không khí. Cảm giác nó như một vùng chuyển tiếp giữa một bên là trần thế còn bên kia là thế giới kỳ lạ.

Năm, là thấy mình tự cởi bỏ thân xác của mình. Một người đàn ông chết đuối được cứu sống lại kể rằng anh ta đã rời bỏ thân xác, một mình đi vào không trung phảng phất nhẹ nhàng như một chiếc lông chim.


u

Sáu, là những người khác không thể nghe thấy lời của bạn. Một người phụ nữ trải qua kinh nghiệm cận tử kể rằng bà đã cố gắng nói với người xung quanh về hoàn cảnh hiện tại của mình nhưng không ai nghe thấy lời của bà.

Bảy, là liên tục ở trong trạng thái ra khỏi thể xác rồi lại vào nhưng cảm giác về thời gian thì không còn hiện hữu. Có người nhớ lại trải nghiệm cận tử nói rằng trong quãng thời gian đó, anh ta từng không ngừng ra vào thể xác của mình.

Tám, là cảm thấy thị giác chưa bao giờ linh mẫn như thế, thính giác lại càng linh mẫn. Một người đàn ông nói ông ấy chưa bao giờ có cảm giác nhìn rõ như thế, thị lực đã tăng cường đến mức ông không thể nghĩ lường được.

Chín, là xuất hiện cảm giác cô độc vô cùng. Một người đàn ông nói bất kể ông đã cố gắng thế nào đều không thể giao tiếp được với người khác cho nên ông cảm thấy vô cùng cô đơn.

Mười, là xung quanh xuất hiện những “người” khác. Những “người” này hoặc là tới để giúp họ an nhiên đi qua thế giới của những người chết hoặc là để rung lên tiếng chuông của thế giới bên kia mà họ chưa được nghe.

Mười một, là xuất hiện ánh sáng trong thời khắc cuối cùng của kinh nghiệm cận tử. Ánh sáng này có “nhân tính” rõ ràng, rất rõ ràng.

Mười hai, là tưởng lại toàn bộ kiếp sống trong lúc hấp hối. Trong thời khắc đó, những hình ảnh của toàn bộ kiếp sống diễn ra như thước phim quay chậm. Những người đã trải qua kinh nghiệm đó, khi miêu tả lại đều nói: “Cảnh kế tiếp cảnh, những thời gian phát sinh sự việc tình cảm đều thuận chiều hiện ra. Thậm chí những hình ảnh, cảm giác và tình cảm còn lặp lại hai ba lần”.

Mười ba, là bị giới hạn ngăn cách. Người ta gặp một con đường có thể được gọi là biên duyên hoặc giới hạn mà nó ngăn cản không cho họ đi nơi khác. Hình thái của con đường này cũng có nhiều kiểu khác nhau với từng người: có đoạn là nước, có đoạn là sương khói, có khi là cánh cửa, có khi là hàng rào hoang dã hoặc có khi là một dải đường.

Mười bốn, là quay trở lại. Khi thể nghiệm cận tử đến một giai đoạn nào đó, nếu người ta được cứu thì sinh mạng sẽ quay trở về. Ở lúc đó, nhiều người đều muốn nhanh chóng quay lại thân thể nhưng cũng còn tùy thuộc vào mức độ thâm nhập vào quá trình cận tử. Một số người lại có xu hướng không muốn quay lại thân xác, đặc biệt nếu người đó trong quá trình cận tử mà gặp ánh sáng thì ý nghĩ không muốn quay lại thân thể lại càng mạnh mẽ, theo Kien Thuc.

Trên đây là một loạt những cảm thụ của con người ở những khoảnh khắc sắp chết. Thật không thể tưởng tượng nổi là chỉ phút giây mà người ta có thể diễn ra nhiều cảm giác như thế. Những điều này là tổng kết của nhà khoa học Raymond Moody rút ra sau quá trình nghiên cứu của ông. Hy vọng nó giúp được nhân loại hiểu biết chính xác về cái chết.

Theo ĐKN

Tác giả bài viết: Văn Thanh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây