Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


8 lỗi kinh điển khi dạy con

8 lỗi kinh điển khi dạy con
Nói dối trẻ, đánh đòn trẻ, nói dài dòng… là những lỗi điển hình của cha mẹ trong việc giáo dục con.
Sử dụng các hình phạt với trẻ cũng là một nghệ thuật. Nếu cha mẹ không có kỹ năng, họ có thể mắc sai lầm khi phạt trẻ và hậu quả, nó sẽ phản tác dụng. Ví dụ trong trường hợp bà mẹ giục con đi học: “Con mặc áo vào, nhanh lên, không thì ở nhà đấy” và trẻ có thể chọn ở nhà ngay lập tức và các bà mẹ hoàn toàn không muốn điều này.
8loi

Áp dụng hình phạt để dạy trẻ cũng là một nghệ thuật.

Dưới đây là 8 sai lầm kinh điển của phụ huynh khi dạy trẻ:

1. Chỉ doạ suông

Nếu cha mẹ doạ trẻ mà không hành động, trẻ sẽ không bao giờ nghe theo lời khuyên của cha mẹ. Một lần, bé Mary có bạn là bé Daisy tới nhà chơi. Mary không đồng ý để Daisy chơi chung đồ chơi của mình. Mẹ của Mary nhắc: “Con nên đưa cho Daisy gấu bông, nếu không mẹ sẽ tịch thu gấu bông của con”. Tuy nhiên, Mary phớt lờ lời mẹ dặn và khi Daisy chơi với đồ chơi khác, Mary tiếp tục không cho bạn của mình chơi.

Giải pháp: Nếu các bà mẹ không muốn trẻ làm điều gì, các mẹ nên có hành động nghiêm khắc hơn, chứ đừng chỉ nói suông. Lý do là các em bé sẽ không chú ý tới lời mẹ nói, trừ khi mẹ đứng lên và yêu cầu nghiêm túc bé phải dừng lại.

Trước hết, mẹ nên cảnh báo trẻ về hậu quả nếu trẻ còn tiếp tục làm việc đó. Nếu trẻ còn tiếp tục làm như vậy, bạn hãy cho trẻ lần nhắc nhở thứ hai. Nếu không có hiệu quả ở lần hai, các bà mẹ hãy áp dụng hình phạt với trẻ.

8loi123-2

Nếu các bà mẹ thực sự không muốn trẻ làm điều gì đó thì họ nên có hành động nghiêm túc, không nên chỉ nói rồi thôi.

2. Nói dối trẻ

Tôm (2 tuổi) rất ghét phải đến lớp vào mỗi thứ 2 hàng tuần. Sáng hôm đó, mẹ Tôm đưa cậu bé tới trường nhưng Tôm nhất quyết không xuống xe, chỉ bám mẹ và khóc. Mẹ Tôm chỉ một căn nhà đóng cửa bên đường, doạ: “Nếu con không vào lớp, mẹ sẽ bỏ con vào ngôi nhà này và khoá lại”. Và tất nhiên, mặc dù Tôm khóc nhưng vì sợ mẹ nhốt nên đã xuống xe, vào lớp học.

Giải pháp: Nói dối trẻ không phải là phương pháp giáo dục hiệu quả vì nó sẽ phản tác dụng. Bạn nên đặt mình vào tâm trạng của trẻ vì nhiều khi, chính các mẹ cũng chẳng muốn đi làm (trẻ không muốn đi học cũng là lẽ thường). Trong trường hợp này, tốt hơn là mẹ hãy an ủi trẻ.

3. Dùng bạo lực với trẻ

Trong gia đình, người cha thường nóng nảy, khó kiềm chế và thiếu kiên nhẫn hơn khi nuôi dạy trẻ. Đôi khi, người cha thường sử dụng những hình phạt làm trẻ sợ hãi, ngay cả khi trẻ đã biết về những sai lầm của chúng.

Giải pháp: Khi có người chồng nóng nảy, các bà vợ cần phải giải thích để giúp chồng hiểu rằng, bạo lực không giúp trẻ có hành vi tốt hơn mà chỉ khiến trẻ cảm thấy hoảng loạn, bị đe doạ. Tuy nhiên, các bà mẹ cần phải bình tĩnh và áp dụng các hình phạt khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.

8loi123-3

Nếu có những ông chồng nóng nảy, các bà mẹ cần kiên nhẫn để chồng bớt nóng hơn.

4. Dùng phần thưởng để dụ trẻ ăn

Mẹ của Kat (2 tuổi) chia sẻ, con gái cô rất biếng ăn. Khi muốn Kat ăn hết cơm, bà mẹ phải hứa sẽ cho bé ăn sô cô la hay kẹo mút sau đó. Như một thói quen vào bữa ăn, Kat bắt mẹ phải hứa cho ăn kẹo sau khi ăn cơm thì mới chịu ăn cơm.

Giải pháp: Các bà mẹ không nên để trẻ có thói quen đòi hỏi. Vì vậy thay vì hứa hẹn: “Nếu con ăn hết cơm, mẹ sẽ mua đồ chơi cho con”, mẹ hãy khen ngợi những nỗ lực để kích thích trẻ vâng lời trong ăn uống: “Con đã lớn rồi. Mẹ rất tự hào vì con ăn hết cơm”. Hoặc mẹ có thể bày tỏ thái độ thất vọng khi trẻ không nghe lời mẹ: “Mẹ thấy buồn vì con không chịu ăn cơm” và kết quả là trẻ sẽ hiểu rằng, trẻ đang không hành xử tốt.

8loi123-4

Các bà mẹ nên khen ngợi nỗ lực để kích thích trẻ em.

5. Cha mẹ không gương mẫu

Một cô giáo đã rất ngạc nhiên khi Tôm (3 tuổi) đẩy tay và nói bậy với một người bạn của cậu bé vì cậu bé này nghịch hộp bút mới của Tôm. Trong thực tế, sai lầm này không hoàn toàn do Tôm. Tôm có hành vi này là do bắt chước bố mẹ Tôm, mỗi khi cậu bé nghịch bàn phím hay sách báo.

Trẻ có thể copy hành vi của cha mẹ một cách nhanh chóng và đôi khi, chính cha mẹ đã vô tình dạy trẻ những điều xấu.

Giải pháp: Cha mẹ cần phải cẩn thận trong lời nói cũng như hành vi của bản thân, ngay cả khi trẻ có những sai lầm. Cha mẹ nên là những tấm gương tốt để trẻ noi theo.

8loi123-5

Cha mẹ cần phải cẩn thận trong lời nói cũng như hành vi của mình.

6. Mất kiên nhẫn với con

Nuôi dạy trẻ đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn từ cha mẹ. Khi thiếu kiên nhẫn, cha mẹ hay la mắng trẻ.

Giải pháp: Các bà mẹ cần phải bình tĩnh bằng cách để trẻ ở lại, còn mình thì đi sang phòng khác. Nếu chỉ có hai mẹ con, mẹ cần đảm bảo độ an toàn cho trẻ khi để lại trẻ một mình. Bạn có thể nhờ ai đó trông trẻ.

Khi mẹ được nghỉ ngơi và thay đổi không khí, mẹ sẽ bớt cáu kỉnh và tránh được những hành vi đáng tiếc. Trẻ có thể làm cho cha mẹ cảm thấy vô cùng tức giận nhưng cũng nhanh chóng mang tới niềm vui và hạnh phúc cho cha mẹ.

7. Chờ tới hôm sau mới nhắc nhở con

Mẹ của An đi đón con gái ở trường mẫu giáo. Lúc đó đang tắc đường nên các dòng xe phải di chuyển rất chậm. Trong khi bà mẹ đang lo lắng và tìm cách thoát khỏi tắc đường thì An ngồi sau kêu hét, đòi mẹ cái nọ cái kia. Mẹ của An lúc đó đã phớt lờ cô bé, cố gắng lái xe về nhà.

Hôm sau, An bị mẹ phạt không cho đi chơi siêu thị vì ngày hôm qua không ngoan, quấy khóc trên xe khi mẹ chở về nhà. An tiếp tục ăn vạ, gào khóc vì không được mẹ đưa đi siêu thị.

Giải pháp: Trẻ độ tuổi 2-4 tuổi sẽ quên ngay những lỗi chúng vừa mắc phải, nếu mẹ không nhắc nhở trong vòng 1 tiếng sau đó. Bởi thế, mẹ An nên nhắc nhở An ngay sau khi về tới nhà để An nhận ra lỗi của mình, chứ không nên đợi tới ngày hôm sau.

8loi123-6

Các bà mẹ cần phải chú ý và nhắc nhở trẻ thường xuyên.

8. Nói dài dòng

Một người cha thích nói chuyện và giải thích con gái nhỏ của mình về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Để nhắc con đi ngủ sớm, ông bố luôn miệng dặn dò: “Con phải đi ngủ sớm. Phải ngủ sớm tất cả các ngày. Ngủ sớm sẽ giúp con mau lớn, còn phải dậy sớm để đi học ngày mai…”.

Giải pháp: Giải thích cho trẻ là một điều tốt. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý rằng mình không nên nói quà dài dòng, trẻ sẽ không ghi nhớ hết được. Các mẹ chỉ cần nói đơn giản: “Con không được ăn kẹo trước giờ ăn cơm” và bỏ qua lời giải thích về những loại kẹo ngọt không tốt cho trẻ em thế nào. Việc này có thể khiến trẻ không muốn ăn cơm.

 

Tác giả bài viết: Linh Giang

Nguồn tin: (Theo Womenshealth)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây