Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


Bí ẩn về khả năng tự tăng cường miễn dịch của thân thể người – Hiện tượng cộng hưởngKhi xâu chuỗi các thông tin liên quan, ta có thể phát hiện ra cơ thể vốn đã có nhiều biện pháp tăng cường khả năng kháng miễn dịch bệnh. Hy vọng những luận điểm tro

unnamed (4)
 

 


Khi xâu chuỗi các thông tin liên quan, ta có thể phát hiện ra cơ thể vốn đã có nhiều biện pháp
tăng cường khả năng kháng miễn dịch bệnh. Hy vọng những luận điểm trong bài viết này sẽ dẫn
dắt các bạn trên hành trình khám phá sức khỏe và hiểu biết thêm về cuộc sống…
Đại dịch Viêm phổi Vũ Hán [COVID-19] mang tính nguy hại toàn cầu, tính cho tới nay đã kéo dài 18
 tháng, với làn sóng lây nhiễm mới nhất đang lan rộng ở Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc Đại lục và các
 nơi khác… Đồng thời, các chủng biến thể mới của virus liên tục xuất hiện với độc tính cao và tốc độ
 truyền nhiễm nhanh hơn. Điều này cũng làm giảm hiệu quả và tác dụng của vắc-xin. Vậy trong trường
hợp không có thuốc đặc trị, chúng ta có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại virus
 Viêm phổi Vũ Hán một cách an toàn và tuyệt đối hay không?
Trên thực tế, có những bệnh nhân đã có chuyển biến tốt, thậm chí khỏi hẳn Covid-19 mà không cần bất
 cứ biện pháp điều trị y tế nào. Nó đã xảy ra như thế nào?
Phần sau đây sẽ trình bày về các phát hiện của các nhà khoa học cho thấy DNA của con người dường
 như có nhiều chức năng hơn là chỉ lưu giữ thông tin di truyền.
Ảnh: Shutterstock.
Khi xâu chuỗi các thông tin liên quan, ta có thể phát hiện ra cơ thể vốn đã có nhiều biện pháp tăng cường
 khả năng miễn dịch. Hy vọng những luận điểm trong bài viết này sẽ dẫn dắt các bạn trên hành trình khám
 phá sức khỏe và hiểu biết thêm về cuộc sống.

1. Các loại cộng hưởng

Chúng ta hãy xem lại một hiện tượng khá phổ biến: đó là cộng hưởng. Đây là hiện tượng khi một hệ vật
 lý này phát sinh rung động, sẽ khiến một hệ vật lý khác rung động theo. Nói cách khác, khi hai vật thể
 có cùng tần số thì rất dễ truyền rung động sang nhau. Trong cuộc sống có nhiều loại cộng hưởng, phổ
 biến nhất là cộng hưởng âm thanh của các nhạc cụ, rồi phản ứng của màng nhĩ với âm thanh, và sự cộng
 hưởng trong các dòng điện.
Hãy bắt đầu với âm thanh. Như chúng ta đã biết, âm thanh có những tần số khác nhau. Ví dụ, âm cao thì
sắc, âm thấp thì trầm. Thực ra, nhiệt, ánh sáng mặt trời, hoạt động tinh thần, cảm xúc, suy nghĩ, lời nói,
 cơ thể con người, và vũ trụ đều là các dạng sóng có tần số. Vậy thì, ý niệm và cảm xúc có thể tạo ra sự
cộng hưởng trên thân thể không? Đây là một chủ đề rất thú vị vì nó liên quan đến sức khỏe và khả năng
miễn dịch của chúng ta. Chúng ta sẽ quay lại chủ đề này sau.
Bây giờ hãy xem xét một vài thí nghiệm.

Thí nghiệm Backster: Cảm xúc và DNA

Cleve Backster, một chuyên gia thẩm vấn của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), nổi tiếng
 với những thí nghiệm về thực vật vào những năm 1960. Năm 1966, ông đã phát hiện và ghi nhận rằng
 thực vật cũng có cảm xúc, cũng thể hiện cảm giác đau đớn và nhận thức ngoại cảm (ESP). Backster
gọi đó là nhận thức ban đầu, từ đó đã công bố các công trình nghiên cứu của mình trên ‘Tạp chí Quốc
 tế’ về Cận tâm lý học (International Journal of Parapsychology) vào năm 1968.

Cleve Backster đang thí nghiệm vào năm 1969 (Nguồn: Wikipedia).
Trong một thí nghiệm khác cũng do Backster thực hiện, ông lấy mẫu DNA từ các tình nguyện viên và kết nối chúng với một bộ
cảm biến để ghi lại những thay đổi. Khi các tình nguyện viên ở trong một căn phòng khác và trải qua những thay đổi về cảm xúc,
các mẫu DNA của họ cũng đồng thời xuất hiện phản ứng điện từ mạnh mẽ. Nghĩa là, cảm xúc của con người có thể tạo ra một số
tần số; tấn số này được tiếp nhận bởi DNA trong không gian, tạo thành sự cộng hưởng.

Chúng ta đều biết tâm trạng tốt giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường khả năng miễn dịch. Nhưng đối mặt với đủ loại áp lực trong
cuộc sống, đặc biệt là mối đe dọa của đại dịch, việc kiểm soát cảm xúc không phải là dễ dàng.

Trong vũ trụ này có tồn tại loại sóng có thể cộng hưởng tích cực với chúng ta và DNA của chúng ta hay không? Nếu có, nó có thể
mang lại lợi ích về nhiều mặt cho con người. Vậy chúng ta có thể tìm thấy chúng ở đâu?

Hãy xem xét thí nghiệm thứ hai dưới đây:

Thí nghiệm Rein: Ý niệm và DNA

Ông Glen Rein, một nhà sinh vật học ở Đại học London, phát hiện ra rằng ý niệm của con người có thể ảnh hưởng đến cấu trúc
của DNA.

Bình thường, DNA tồn tại ở dạng chuỗi xoắn kép. Khi nhân bản, bị tổn thương, hoặc biến tính, nó sẽ trải qua quá trình tháo xoắn
. Những thay đổi về cấu trúc trong quá trình tháo xoắn và xoắn trở lại có thể xác định được bằng lực bức xạ ở bước sóng 260nm
(quang phổ hấp thu).

Trong thí nghiệm của Rein, các mẫu DNA, chẳng hạn như DNA lấy từ nhau thai người, được đặt trong nước khử ion được xử lý
để tháo xoắn một phần DNA (biến tính). Sau đó, một số tình nguyện viên quan sát các mẫu DNA này, đồng thời phát ra ý niệm mạnh
mẽ về việc xoắn hoặc tháo xoắn DNA. Kết quả là, từ 2% đến 10% số mẫu đã có sự thay đổi về cấu trúc; trong khi đó, ở nhóm đối
chứng (các tình nguyện viên chỉ quan sát mẫu mà không phát ra ý niệm) thì chỉ có 1% số mẫu có sự thay đổi.

Ảnh: Shutterstock.
Phát hiện này cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa ý niệm của con người và DNA. Có thể giải thích rằng hoạt động tư duy sinh ra
một loại sóng, sóng này có thể được tiếp nhận bởi DNA và hình thành cộng hưởng.

Thí nghiệm cộng hưởng Schumann

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về tần số của trái đất. Trong đó có Nikola Tesla và một nhà khoa học khác là Winfried Otto
Schumann.

Winfried Otto Schumann 1974 (Nguồn: Wikipedia)
Tesla là một nhà phát minh, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ. Năm 1899, ông chuyển phòng thí nghiệm đến Colorado Springs
để thuận tiện cho việc nghiên cứu về điện cao thế. Ông là người phát hiện ra trái đất là một chất dẫn, ông cũng là nhà khoa học đầu
tiên tạo ra tia sét nhân tạo.

Bên cạnh công trình nghiên cứu về dòng điện xoay chiều (AC), Tesla còn có rất nhiều đóng góp trong nghiên cứu về truyền điện không
dây và liên lạc không dây. Dựa trên kết quả thí nghiệm và tính toán của mình, Tesla ước tính tần số của trái đất rơi vào khoảng 8Hz.

Điều này đã được nhà vật lý học người Đức Winfried Otto Schumann chứng thực vào những năm 1950. Cụ thể, đó là hiện tượng một loạt
quang phổ đạt đỉnh ở khu vực có tần số cực thấp (ELF) trong dải quang phổ trường điện từ của trái đất gọi là cộng hưởng Schumann (SR).

Trên thực tế, không gian giữa bề mặt trái đất và tầng điện ly giống như một ống dẫn sóng khép kín, các chiều không gian của trái đất khiến ống dẫn sóng này hoạt động như một hốc cộng hưởng điện từ. Hốc cộng hưởng này trong tự nhiên được kích thích bởi các dòng điện sinh ra từ sét. Dạng dao động cơ bản là bước sóng dừng trong tầng điện ly với bước sóng bằng với chu vi của trái đất, và tần số thấp nhất là 7,83Hz.
Điều thú vị là tần số của trái đất tương đương với tần số của ‘hồi hải mã’ trong não người. Tesla từng viết: “Sóng alpha của não người hoạt động trong phạm vi này, còn cộng hưởng điện từ của trái đất rơi vào khoảng từ 6Hz đến 8Hz. Do đó, toàn bộ hệ thống sinh học của chúng ta – bộ não cũng như chính trái đất – hoạt động trên cùng một tần số”.
Khoa học đã chỉ ra rằng, chấn thương ở hồi hải mã sẽ gây ra tình trạng mất trí nhớ và suy yếu khả năng định hướng. Hơn nữa, các nhà khoa học đã thiết kế các máy phát điện nhỏ tạo ra cộng hưởng Schumann cho các phi hành gia mang theo để các chức năng sinh lý của họ hoạt động bình thường.

2. Tương tác cộng hưởng

DNA và sóng

Nhà lý sinh học và sinh học phân tử người Nga Peter Gariaev đã nghiên cứu về công nghệ laser, vật chất tối, cấu trúc nano, chất siêu dẫn,
tia vũ trụ, và thiên văn học tia gamma.

Trong một thí nghiệm, Gariaev cho thấy DNA có thể hấp thụ proton. Sau khi đặt mẫu DNA vào một hộp thạch anh, ông chiếu tia laser
yếu vào mẫu. Một thiết bị phát hiện chỉ ra rằng DNA đã hấp thụ tất cả các proton như một miếng bọt biển hút nước.

Thay vì đi xuyên qua, năng lượng ánh sáng có thể được hấp thụ như nước đối với cơ thể người. Năng lượng ánh sáng này sau đó có thể
được lưu trữ và sử dụng. Hiện tượng cộng hưởng Schumann nói trên cũng là một ví dụ cho thấy cơ thể người có thể hấp thụ năng lượng
từ vũ trụ để tự bảo vệ mình.

Radio và sóng

Nhiều điện thoại di động ngày nay có tính năng sạc không dây. Không có dây dẫn vẫn có thể sạc pin thông qua một cuộn dây điện từ.
Tính năng sạc không dây này hoạt động theo cách thức tương tự như bộ đàm nhận tín hiệu từ đài phát thanh.

Bên trong bộ đàm có một bộ dò sóng để chọn tần số. Một phần của bộ dò là một cuộn dây có thể điều chỉnh được gọi là cuộn cảm
(inductor). Khi điều chỉnh bộ dò này, bộ đàm có thể nhận tín hiệu từ các trạm radio khác nhau.

Như chúng ta đã thấy ở trên, loại năng lượng như cộng hưởng Schumann có lợi cho cơ thể con người. Vậy còn có những loại năng
lượng nào trong vũ trụ cũng có thể mang lại lợi ích cho chúng ta?

3. Cơ thể con người và năng lượng vũ trụ

Virus tấn công con người thông qua những tế bào bị nhiễm virus, mà nó lại coi vật chất di truyền như
DNA là thành phần trọng yếu. Vậy nên, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa tế bào khỏi bị nhiễm virus đã trở thành chủ đề nóng.

Điều đầu tiên chúng ta nghĩ ngay đến là các loại thực phẩm, thực phẩm bổ sung và thuốc để cung cấp năng lượng cho tế bào, giúp tăng cường khả năng miễn dịch khi được cơ thể hấp thụ. Nhưng nếu xung quanh chúng ta còn có những loại năng lượng khác tốt hơn cả thực phẩm và thực phẩm bổ sung thì sao? Thực ra, cơ thể người có khả năng tiếp nhận các loại năng lượng phi thực phẩm như vậy, như trong các thí nghiệm của Peter Gariaev đã đề cập ở Phần 1.
Nếu vậy, phải chăng chúng ta có thể điều chỉnh cơ thể của mình – giống như điều chỉnh radio đến một
tần số nhất định – để tiếp nhận năng lượng tích cực ở xung quanh chúng ta, từ đó tăng cường khả năng
miễn dịch của cơ thể?

Trong các luận điểm ở Phần 1, chúng ta thấy rằng ý niệm của con người có thể tác động đến các vật
chất di truyền như DNA. Điều đó cho thấy ý niệm có thể giúp con người kết nối với năng lượng vũ
trụ và thu được lợi ích từ nó.

Bây giờ, hãy cùng xem xét hai hiện tượng sau. Chúng có thể cho chúng ta một số ý tưởng về cách kết
nối với năng lượng vũ trụ.

Đọc chữ bằng tay

Ông Lý Tự Sầm (李嗣涔), giáo sư kỹ thuật điện tại Đại học Quốc gia Đài Loan, đã nghiên cứu về khả
năng đọc chữ bằng ngón tay từ năm 1988. Qua hàng nghìn thí nghiệm, ông đã chứng minh rằng dùng
ngón tay “đọc” chữ Hán là hoàn toàn có cơ sở và đã xuất hiện nhiều trường hợp như thế. Với một số
người tham gia thí nghiệm có công năng đặc dị thì tỷ lệ chính xác lên đến 100%. Một số người có thể
thắc mắc làm thế nào các ngón tay có thể “đọc” được chữ, trong khi chúng ta luôn dùng mắt để nhìn
và đọc mọi thứ.

Trước tiên, hãy giải thích về nguyên lý nhìn của mắt người. Sau khi ánh sáng khả kiến chiếu lên một
vật thể, nó sẽ mang thông tin của vật thể đó. Khi thông tin này phản ánh lên não thông qua mắt, thì
chúng ta có thể nhìn thấy vật thể đó.

Về việc đọc chữ bằng ngón tay, năng lượng sinh học mang thông tin về vật thể được truyền đến não
thông qua các huyệt vị và hệ thống kinh mạch. Do đó, việc dùng ngón tay đọc chữ và dùng mắt đọc
chữ giống nhau ở chỗ cả hai đều cho phép chúng ta “nhìn thấy” khi thông tin của vật thể được truyền
đến não. Sự khác biệt nằm ở kênh truyền tải thông tin.

Ảnh: Shutterstock.
Một trong những phát hiện gây sốc nhất là vào tháng 8 năm 1999, khi Giáo sư Lý yêu cầu người tham
gia thí nghiệm đọc chữ “Phật” bằng ngón tay. Điều mà người có công năng đặc dị nhìn thấy không
còn là một ký tự nữa, mà là ánh sáng chói lòa. Hơn mười nhà khoa học có mặt lúc ấy hết sức kinh ngạc
khi nghe người này mô tả về ánh sáng đó.

Thí nghiệm này sau đó đã được tiến hành theo phương pháp mù đôi, tức là cả người thực hiện thí
nghiệm lẫn người tham gia thí nghiệm đều không biết chữ “Phật” được viết trên tờ giấy và phong kín
lại. Hơn nữa, chữ “Phật” được viết bằng tiếng Tây Tạng, tiếng Do Thái, tiếng Myanmar hoặc một
ngôn ngữ nào đó mà ngay cả người thực hiện và người tham gia đều không hiểu, và trong mọi trường
hợp, kết quả thu được vẫn là những hiện tượng siêu thường như ánh sáng.

Để kiểm chứng điều này, Giáo sư Lý đã mời cô Tôn Trữ Lâm (储琳用), một nhà nghiên cứu từ Viện
Khoa học Con người của Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, tham gia vào thí nghiệm tương tự.
Cô Lâm là người có công năng đặc dị nổi tiếng ở Trung Quốc, và cô cũng nhìn thấy ánh sáng vàng rực
rỡ phát ra khi dùng ngón tay đọc tờ giấy có chữ “Phật”.

Giáo sư Lý cũng phát hiện rằng ngay cả khi đọc phù hiệu chú âm (phiên âm tiếng Hán cổ) của chữ
“Phật”, người tham gia thí nghiệm cũng nhìn thấy hiện tượng ánh sáng tương tự. Điều này cho thấy
khi phát âm chính xác từ “Phật” cũng có thể kết nối với trường năng lượng cao trong các không gian
khác và sinh ra cộng hưởng. Từ đó, chúng ta có thể suy ra rằng: những người tu luyện cổ đại trong
quá khứ khi nói, tụng kinh hoặc cầu nguyện, thì ý niệm, giọng nói và lời nói của họ có thể cộng hưởng
với nguồn năng lượng cao trong vũ trụ.

Nói cách khác, con người có thể kết nối và cộng hưởng với năng lượng cao trong vũ trụ thông qua
ý niệm và ngôn ngữ.

Phép màu của một nữ doanh nhân ở New York

Sự việc này xảy ra vào năm ngoái. Bà Osnot Gad là người Mỹ gốc Do Thái di cư sang Mỹ vào những
năm 1960, năm nay bà đã 73 tuổi. Bà là người điều hành công việc kinh doanh đá quý của gia đình
và thường đi du lich khắp thế giới để tìm kiếm các loại đá quý chế tác trang sức. Ngày 12 tháng 3 năm
2020, em trai bà từ Manhattan đã đến thăm bà ở Long Island và ở lại qua dịp cuối tuần đó. Một tuần
sau, khi em trai rời đi, bà Gad bắt đầu cảm thấy không khỏe. Bà bị mất khứu giác, vị giác và cảm thấy
khó thở.

Bà Osnot Gad.
Bà đến bệnh viện vào ngày 21 tháng 3 và được chẩn đoán mắc các triệu chứng của Covid-19. Bác sỹ khuyên bà cách ly tại nhà và uống Tylenol bốn giờ một lần. Tình trạng của bà trong thời gian cách ly
đã xấu đi.

“Tôi không sao thở được”, bà nhớ lại. “Khi bà Louise, bạn tôi, gọi điện cho tôi, tôi đã nói với bà ấy
rằng ‘Tôi thậm chí không thể nói chuyện’ và giọng nói của tôi ngày càng nhỏ. Lousie bảo tôi ‘Hít thở
đi nào!’ nhưng tôi gần như không thở được”.

Bà Louise sau đó nói với bà Gad về Pháp Luân Đại Pháp, một môn thiền định dựa trên nguyên lý Chân
-Thiện-Nhẫn. Bà cũng chia sẻ một số câu chuyện về những người đã khỏi bệnh một cách thần kỳ bằng
cách niệm 9 chữ Chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, và khuyên bà Gad
cũng niệm như thế.

Bà Gad đồng ý thử. “Lúc đó, tôi không biết phải làm gì. Bác sỹ bảo: ‘Đừng gọi bệnh viện vì họ sẽ đeo
máy thở cho bà thôi’ ”, bà giải thích: “Và tôi không muốn điều đó”.

Vậy là bà Gad liên tục niệm chín chữ Chân ngôn này, và ngạc nhiên thay, bà đã bà thở được dễ dàng
hơn.

Bà Gad gọi cho bà Louise và nói rằng: người nào sáng tạo ra chín chữ Chân ngôn này hẳn là phải biết
rõ cơ chế hít thở của cơ thể. “Bởi vì trong vòng ba ngày, tôi đã học được cách thở và giữ hơi thở”, bà
tiếp tục. Bà nói chín chữ này đã thay đổi hoàn toàn mức năng lượng tích cực của bà. Giờ đây, bà niệm
khi đi ngủ, khi thức dậy, khi đi bộ, khi có những ý nghĩ xấu, hoặc thậm chí khi cảm thấy chán nản.

Bà Gad nói thêm rằng Pháp Luân Đại Pháp đã cứu bà. “Tôi phải hết sức biết ơn điều đó và cảm ơn Louise. Có lẽ Chúa đã đưa bà ấy đến, Pháp Luân Đại Pháp đã đưa bà ấy đến… Đó là món quà thật quý
giá”, bà nói.

Pháp Luân Đại Pháp dạy con người làm người tốt bằng cách tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Các đạo lý chính của Pháp Luân Đại Pháp được giảng trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, đồng thời
môn tu luyện này còn có năm bài công pháp vô cùng hiệu quả và ưu mỹ.

Ở Trung Quốc, hàng chục triệu người tu luyện pháp môn này đã được cải thiện và đề cao cả về thể
chất và tinh thần. Vì lo sợ Pháp Luân Đại Pháp ngày càng phổ biến, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại trên toàn quốc vào tháng 7 năm
1999. Ngoài giam giữ và tra tấn các học viên, ĐCSTQ còn ngụy tạo vô vàn dối trá để bôi nhọ Pháp
Luân Đại Pháp và kích động lòng căm thù của người dân đối với môn khí công tu luyện thượng thừa thuộc Phật gia này. Tính đến tháng 6 năm 2021, đã có hơn 4.600 học viên Pháp Luân Đại Pháp được
xác nhận bị mất mạng trong cuộc bức hại phi nhân đạo do ĐCSTQ gây ra. Ngoài ra, một số lượng
lớn học viên đã trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ, nhưng tên
của họ không được công bố vì họ đều từ chối tiết lộ danh tính khi bị bắt.

Mặc dù cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp vẫn tiếp tục thu hút nhiều
người mới bước vào tu luyện trên khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là bằng chứng rõ ràng
về sức mạnh của Chân-Thiện-Nhẫn.

Câu chuyện của bà Gad cho thấy chín chữ Chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn
hảo” thực sự có năng lượng rất to lớn, không chỉ giúp bà khỏi bệnh mà còn mang lại cho bà sự bình
tĩnh và trường năng lượng hết sức tích cực.

Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa thể khám phá ra tần số của chín chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo,
Chân Thiện Nhẫn hảo” hay làm sao DNA có thể tiếp nhận được chúng. Nhưng chúng ta biết rằng chín
chữ này đã cộng hưởng với các tế bào của con người để chống lại sự lây nhiễm của Covid-19 như
trong trường hợp của bà Gad. Trên thực tế, nhiều người khác cũng có những trải nghiệm kỳ diệu tương
tự và câu chuyện của họ đã được đăng tải trên trang web Minghui.org. Những người sống sót sau khi
bị nhiễm bệnh cũng thường gọi “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”
(“
轮大法好, 真善忍好”) là Chín chữ Chân ngôn.

Trên thực tế, bà Đổng Vũ Hồng (董宇), Tiến sỹ Y khoa chuyên ngành truyền nhiễm của một công
ty dược phẩm tại Thụy Sỹ, và các nhà khoa học khác đã nghiên cứu về 36 trường hợp nhiễm Covid-19
của 6 quốc gia và 6 dân tộc trên thế giới. Trong số 11 bệnh nhân bị bệnh nặng, 10 người đã hồi phục
hoàn toàn và một người thấy khá hơn sau khi niệm Chín chữ Chân ngôn.

Kết luận

Như đã đề cập trước đó, cảm xúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. DNA và tế bào của con người, nó
cũng có thể cộng hưởng với năng lượng vũ trụ. Khi phù hợp với năng lượng tích cực, cơ thể con người
sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Các thí nghiêm khoa học được nêu ra đã chứng thực điều này.

Khi thành tâm niệm Chín chữ Chân ngôn, ta sẽ kết nối với năng lượng Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ.
Khi được bao bọc trong trường năng lượng hòa ái và tích cực của vũ trụ, khả năng miễn dịch của con
người sẽ mạnh lên và đẩy lùi bệnh truyền nhiễm, căng thẳng và lo lắng.

Nhiều hiện tượng siêu thường thực chất không có gì bí ẩn. Chìa khóa để hiểu rõ những hiện tượng này
là một tâm hồn cởi mở và một tầm nhìn thoáng rộng. Với chiếc chìa khóa này trong tay, chúng ta có
thể mở ra nhiều cánh cửa về sức khỏe, sự sống và vũ trụ của con người.

Ảnh: Shutterstock.
Hoàn thiện bản thân và tu luyện đã có lịch sử từ rất xa xưa và mang ý nghĩa hết sức uyên thâm, siêu
việt cả khoa học hiện đại. Tất cả các nhà Hiền triết vĩ đại trong lịch sử, dù đi theo các trường phái và
hình thức tôn giáo khác nhau, nhưng về cơ bản, họ đều truyền dạy các phương thức tu luyện và trở về nguồn cội. Bởi vậy, tiếp cận với môn khí công tu luyện thượng thừa của Phật gia – Pháp Luân Đại Pháp
, có thể sẽ một gợi ý tốt cho sức khỏe và cuộc sống của bạn trong thời điểm dịch bệnh Viêm phổi Vũ
Hán – Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp và uy hiếp sức khỏe cộng đồng như hiện nay.


 

Nguồn tin: Nguyen Van Thanh:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây