Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


NASA phát hiện thiên hà cực lớn bao quanh hố đen vũ trụ

NASA phát hiện thiên hà cực lớn bao quanh hố đen vũ trụ
NASA vừa khám phá một thiên hà khổng lồ mang mã hiệu MS0735 bao quanh hố đen lớn ở vị trí cách xa Trái đất nhất mà con người từng biết đến.
Thiên hà mới được NASA phát hiện chứa một hố đen vĩ đại có lượng vật chất gấp Mặt trời của chúng ta ít nhất một tỷ lần. Về khoảng cách, MS0735 nằm cách chúng ta khoảng 2,6 tỷ năm ánh sáng.

Nguồn năng lượng mà hố đen phát ra có năng lượng kinh khủng, bằng hàng ngàn tỷ lần nguồn năng lượng Mặt trời.

NASA phát hiện thiên hà cực lớn bao quanh hố đen vũ trụ
Ảnh chụp thiên hà mã hiệu MS0735 nằm cách chúng ta khoảng 2,6 tỷ năm ánh sáng. Ảnh: NASA

Bức ảnh được chụp từ 3 nơi, sau đó các nhà thiên văn học đã kết hợp chúng lại thành 1 tấm ảnh hoàn chỉnh. Những bức ảnh được chụp bởi kính thiên văn Hubble Space Telescope, cho thấy hàng chục thiên hà bị gắn kết với nhau bởi một lực hấp dẫn.

Diffuse, một loại khí nóng với nhiệt độ gần 50 triệu độ tỏa ra trong không gian giữa các thiên hà. Các khí đó đồng thời phát ra tia X, tia màu xanh trong hình ảnh, được chụp từ đài quan sát Chandra X-ray.

Các tia X trong bức ảnh chụp được cho thấy lỗ đen đó cực lớn và sâu, có đường kính khoảng 640.000 năm ánh sáng – gần gấp 7 lần đường kính của thiên hà Milky Way.

Các lỗ đen chứa đầy các hạt tích điện xoay tròn xung quanh từ trường và phát ra sóng vô tuyến được hiển thị trong vùng màu đỏ của bức ảnh, được chụp bằng kính thiên văn Very Large Array ở New Mexico.

Theo VTC

 

sức mạnh của lỗ đen “siêu khủng”

Hai nhóm chuyên gia thiên văn học quốc tế đã chụp được những hình kinh hoàng về một lỗ đen cao tuổi khổng lồ đang tham lam “ngốn ngấu” lượng lớn vật chất.

lỗ đen, siêu khủng, sức mạnh kinh hoàng, nuốt chửng, vật chất

Bức ảnh này cho thấy chi tiết các phần trung tâm của thiên hà tích cực hoạt động NGC 1433. Ảnh: Getty Images

Các bức ảnh được thực hiện tại Đài thiên văn Nam Âu, sử dụng dàn kính viễn vọng đặt trên mặt đất ALMA lớn nhất thế giới. Chúng cho thấy cận cảnh các đầu phun (jet) của lỗ đen khổng lồ ở trung tâm các thiên hà và tác động của chúng đối với khu vực xung quanh.

Theo các chuyên gia thiên văn học, khi khí và bụi bị hút vào tâm của lỗ đen, một phần vật chất bị thổi bật trở ra và được gia tốc dưới tác dụng của từ trường xoắn xung quanh lỗ đen, tạo thành những đầu phun rực rỡ, có thể quan sát được trong khắp vũ trụ.

 

Ở trung tâm của hầu hết các thiên hà trong vũ trụ, kể cả dải Ngân hà của chúng ta, đều tồn tại những lỗ đen cực lớn, với khối lượng tương đương khối lượng tổng cộng của hàng tỉ mặt trời. Trong quá khứ xa xôi, những thiên thể kỳ lạ này rất tích cực hoạt động, “nuốt chửng” vô số vật chất từ khu vực xung quanh, tỏa sáng rực rỡ và thải loại những mảnh vật chất tí hon thông qua các đầu phun cực mạnh.

Hiện tại, hầu hết các lỗ đen “siêu” lớn ít hoạt động sôi nổi hơn so với thời trẻ, nhưng sự tác động qua lại giữa những đầu phun của lỗ đen với khu vực xung quanh chúng vẫn đang định hình sự phát triển của thiên hà.

Hai nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics đã sử dụng dàn kính viễn vọng ALMA để khảo sát các đầu phun của lỗ đen ở quy mô rất khác nhau: một lỗ đen ở gần, tương đối trầm lặng trong thiên hà NGC 1433 và một lỗ đen ở rất xa và tích cực hoạt động có tên gọi PKS 1830-211.

lỗ đen, siêu khủng, sức mạnh kinh hoàng, nuốt chửng, vật chất

Cận cảnh một cấu trúc vật chất xoắn đáng kinh ngạc quanh ngôi sao già R Sculptoris. Ảnh: ESO

Françoise Combes, chuyên gia thuộc Đài thiên văn Paris (Pháp) và là người dẫn đầu nghiên cứu thứ nhất, cho biết: “ALMA đã hé lộ một cấu trúc xoắn đáng kinh ngạc của các phân tử khí gần trung tâm của NGC 1433. Điều này đã lí giải cách thức vật bị hút chảy thành dòng để cung cấp nhiên liệu cho lỗ đen … Chúng tôi cũng phát hiện một đầu phun vật chất từ hố đen, trải dài chỉ khoảng 150 năm ánh sáng. Đây là dòng chảy phân tử nhỏ nhất kiểu này từng quan sát được trong một thiên hà bên ngoài (dải Ngân hà của chúng ta)”.

Trong trường hợp của PKS 1830-211, nhà nghiên cứu Ivan Martí-Vidal đến từ Đài quan sát không gian Onsala (Thụy Điển) và các cộng sự cũng quan sát được một lỗ đen cực lớn sáng rực rỡ hơn và tích cực vận động hơn. Đây là một bằng chứng cho quá trình theo thời gian, lỗ đen “siêu khủng” đột ngột hút một khối lượng vật chất khổng lồ, gia tăng sức mạnh của đầu phun và tăng bức xạ nhiệt tới mức năng lượng cao nhất.

 

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Nguồn tin: Theo Vietnamnet.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây