Hoa Tình Thương

https://hoatinhthuong.net


Người vô gia cư sống bên kia giáo đường Westminster.

Người vô gia cư sống bên kia giáo đường Westminster.
WESTMINSTER, California – Đối diện nhà thờ “Blessed Sacrament Catholic Church,” thường được gọi là nhà thờ Westminster, ở bãi cỏ công viên Sigler Park và bãi đậu xe, một số người vô gia cư bắt đầu tụ tập để dừng chân, ngơi nghỉ.

Người vô gia cư sống bên kia giáo đường Westminster.
July 25, 2018.
Anh Nick McGookin và chú chó tên James. 
 
WESTMINSTER, California  – Đối diện nhà thờ “Blessed Sacrament Catholic Church,” thường được gọi là nhà thờ Westminster, ở bãi cỏ công viên Sigler Park và bãi đậu xe, một số người vô gia cư bắt đầu tụ tập để dừng chân, ngơi nghỉ.
Vì đang là mùa Hè, buổi trưa, phần đông, họ thơ thẩn hay ngồi hút thuốc lá ở công viên.
Bà Nancy Ramirez, ở khu chúng cư gần đó, cho biết cách đây gần một tháng, bà thấy chỉ ba người vô gia cư thôi. “Mới sáng nay, tôi đếm rõ ràng là tám người, phần nhiều là đàn ông thuộc đủ loại tuổi,” bà lo âu nói. “Tôi không muốn họ ‘xâm lấn’ vào khu nhà của tôi.”
Những dấu hiệu họ sẽ “gia tăng dân số” có vẻ như ngày một rõ rệt hơn, mặc dù họ chưa chính thức dựng lều lập xóm mà chỉ sinh hoạt trong xe hơi.
Khi hỏi có bất cứ ai làm gì cụ thể gây phiền toái cho bất cứ cư dân khu này không, bà lắc đầu: “Chưa. Nhưng tôi phải quan tâm. Họ chưa gây gổ hay đánh nhau ồn ào. Họ cũng chưa hề xin tiền của ai cả. Chống tôi trách là tôi lo vô căn cứ. Mà tôi vẫn quan tâm.”
Một phụ nữ không muốn nêu tên ở ngay sát bãi đậu xe, cũng chưa thấy những người vô gia cư này làm gì đáng để bà phải gọi cảnh sát. “Họ rất yên lặng, ai ở xe nấy và tôi cũng chưa thấy bị phiền toái vì họ.”
Bà và lối xóm, chưa ai bị trộm vặt gì cả.
Bà dứt khoát: “Nếu họ không đụng chạm đến tôi, tôi sẽ không đụng chạm đến họ.”
Ông Jose Garcia Travis, 72 tuổi mà vẫn lang thang.
Cư dân chung quanh đồng ý rằng buổi tối, những người vô gia cư không tụ tập khuya, gây ồn ào ảnh hưởng đến trật tự khu xóm. Họ chỉ lặng lẽ, xe ai nấy vô.
Xe của họ gồm đủ loại, từ mới đến cũ, từ đắt đến rẻ. Có một chiếc Mercedes và một chiếc BMW còn khá mới nhưng kiếng sau đã bể, phải che bằng nylon hay phủ chăn.
Một trong những người ngủ xe ở đây, anh Nick McGookin, 30 tuổi, cho biết anh sống vô gia cư hai năm nay.
Đang chơi với con chó trắng tên James, anh dừng và nói: “Không ai muốn ra đường cả. Và nếu trách rằng chúng tôi lười biếng là không biết gì về chúng tôi và oan cho chúng tôi. Tôi từng có nhà, nhưng tự nhiên bị động kinh bất thình lình nên không ai dám cho làm cả.”
“Khi xui, cái xui đến liên tiếp. Thấy đau bụng, tôi đi bác sĩ và được biết có hai khối u lớn, cần phải giải phẫu. Nhân viên y tế ở đó khuyên tôi, muốn sống thì phải đi California. Thế là tôi lái một mạch qua đây.”
Bệnh tật như vậy, anh sống bằng “food stamp” và phải ngủ trong xe. “Tôi không được tiền mặt vì chưa đủ bệnh và tôi không thể khai gian như nhiều người khác được,” anh nói.
Anh khoe: “Tôi biết vài câu tiếng Việt. Bạn Việt Nam dạy tôi nè, ‘chào ông,’ ‘chào bà,’ ‘chào cô,’ ‘xin cám ơn,’ ‘xin lỗi’, và ‘mua bánh mì ở đâu?’”
Ngồi nghỉ dưới bóng mát cây bông giấy, ông Jose Garcia Travis, 72 tuổi, không nói tiếng Anh mà chỉ ra hiệu. Qua một em nhỏ từ công viên về ngang, ông giải thích rằng có lúc ông làm gác dan cho một trường trung học ở Chicago, Illinois. “Tôi không thích dài dòng về mình. Tóm gọn là cuộc đời đẩy tôi về đây. Tôi không muốn phiền con cái. Ở đây, tôi có ‘food stamp’ và có giấy khám bệnh. Mỗi này tôi chỉ hút ba điếu thuốc.”
Ông nhún vai: “Vậy là đủ cho tôi sống. Ngủ thì ở đâu cũng được mà. California không lạnh bằng một góc Illinois.”
Cô Leslie Gonzales, 38 tuổi, kiểm soát “tài sản” tại công viên Sigler. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Cách anh vài xe, ông Timothy Kramer, 59 tuổi, cho biết ông sống trong xe được sáu tháng. Ông kể: “Đang làm quản lý phòng tài chính cho một công ty nhỏ ở Long Beach, là nơi tôi làm 24 năm, tự nhiên tôi thấy chán nản, nên uống thuốc tự tử. Chắc Thượng Đế phạt tôi, bắt tôi sống. Thấy tinh thần tôi có vấn đề, hãng cắt giờ tôi xuống. Vợ tôi, Juliana, đang khỏe mạnh, đi ngủ rồi không bao giờ thức dậy.”
Đang chán, ông càng chán hơn nên quyết định kết liễu đời mình lần nữa dù biết là trái ý Thượng Đế.
“Rõ ràng là ngài không hài lòng nên cứ bắt tôi phải sống. Tôi dừng xe bên lề xa lộ 405 ở Bakersfield rồi chạy bộ ra giữa rừng xe mà không xe nào đụng cho tôi chết. Họ chỉ bóp còi inh ỏi. Rồi thì hai người đàn ông kéo tôi vô xe, chở vào bệnh viện tâm thần.”
Không hiểu vì sao cả hãng ông lại biết chuyện này, nên ông chủ trả cho ông một năm lương rồi cho ông thôi việc.
Ông chùi nước mắt nói: “Mộ vợ tôi ở Bakersfield. Xe tôi bây giờ hư rồi, không lái được nữa, tôi không lên lau mộ cho Juliana được nữa.”
Ông cười hiền hòa rồi nói: “Ở đây tiện lắm, bên nhà thờ và công viên đều có restroom. Đêm khuya, tôi tiểu vào chai nước. Ban ngày đem đi đổ và rửa sạch.”
Mong muốn duy nhất của ông là sớm được gặp bà Juliana.

 
July 25, 2018.
Anh Nick McGookin và chú chó tên James. 
 
Vì đang là mùa Hè, buổi trưa, phần đông, họ thơ thẩn hay ngồi hút thuốc lá ở công viên.
Bà Nancy Ramirez, ở khu chúng cư gần đó, cho biết cách đây gần một tháng, bà thấy chỉ ba người vô gia cư thôi. “Mới sáng nay, tôi đếm rõ ràng là tám người, phần nhiều là đàn ông thuộc đủ loại tuổi,” bà lo âu nói. “Tôi không muốn họ ‘xâm lấn’ vào khu nhà của tôi.”
Những dấu hiệu họ sẽ “gia tăng dân số” có vẻ như ngày một rõ rệt hơn, mặc dù họ chưa chính thức dựng lều lập xóm mà chỉ sinh hoạt trong xe hơi.
Khi hỏi có bất cứ ai làm gì cụ thể gây phiền toái cho bất cứ cư dân khu này không, bà lắc đầu: “Chưa. Nhưng tôi phải quan tâm. Họ chưa gây gổ hay đánh nhau ồn ào. Họ cũng chưa hề xin tiền của ai cả. Chống tôi trách là tôi lo vô căn cứ. Mà tôi vẫn quan tâm.”
Một phụ nữ không muốn nêu tên ở ngay sát bãi đậu xe, cũng chưa thấy những người vô gia cư này làm gì đáng để bà phải gọi cảnh sát. “Họ rất yên lặng, ai ở xe nấy và tôi cũng chưa thấy bị phiền toái vì họ.”
Bà và lối xóm, chưa ai bị trộm vặt gì cả.
Bà dứt khoát: “Nếu họ không đụng chạm đến tôi, tôi sẽ không đụng chạm đến họ.”
Ông Jose Garcia Travis, 72 tuổi mà vẫn lang thang.
Cư dân chung quanh đồng ý rằng buổi tối, những người vô gia cư không tụ tập khuya, gây ồn ào ảnh hưởng đến trật tự khu xóm. Họ chỉ lặng lẽ, xe ai nấy vô.
Xe của họ gồm đủ loại, từ mới đến cũ, từ đắt đến rẻ. Có một chiếc Mercedes và một chiếc BMW còn khá mới nhưng kiếng sau đã bể, phải che bằng nylon hay phủ chăn.
Một trong những người ngủ xe ở đây, anh Nick McGookin, 30 tuổi, cho biết anh sống vô gia cư hai năm nay.
Đang chơi với con chó trắng tên James, anh dừng và nói: “Không ai muốn ra đường cả. Và nếu trách rằng chúng tôi lười biếng là không biết gì về chúng tôi và oan cho chúng tôi. Tôi từng có nhà, nhưng tự nhiên bị động kinh bất thình lình nên không ai dám cho làm cả.”
“Khi xui, cái xui đến liên tiếp. Thấy đau bụng, tôi đi bác sĩ và được biết có hai khối u lớn, cần phải giải phẫu. Nhân viên y tế ở đó khuyên tôi, muốn sống thì phải đi California. Thế là tôi lái một mạch qua đây.”
Bệnh tật như vậy, anh sống bằng “food stamp” và phải ngủ trong xe. “Tôi không được tiền mặt vì chưa đủ bệnh và tôi không thể khai gian như nhiều người khác được,” anh nói.
Anh khoe: “Tôi biết vài câu tiếng Việt. Bạn Việt Nam dạy tôi nè, ‘chào ông,’ ‘chào bà,’ ‘chào cô,’ ‘xin cám ơn,’ ‘xin lỗi’, và ‘mua bánh mì ở đâu?’”
Ngồi nghỉ dưới bóng mát cây bông giấy, ông Jose Garcia Travis, 72 tuổi, không nói tiếng Anh mà chỉ ra hiệu. Qua một em nhỏ từ công viên về ngang, ông giải thích rằng có lúc ông làm gác dan cho một trường trung học ở Chicago, Illinois. “Tôi không thích dài dòng về mình. Tóm gọn là cuộc đời đẩy tôi về đây. Tôi không muốn phiền con cái. Ở đây, tôi có ‘food stamp’ và có giấy khám bệnh. Mỗi này tôi chỉ hút ba điếu thuốc.”
Ông nhún vai: “Vậy là đủ cho tôi sống. Ngủ thì ở đâu cũng được mà. California không lạnh bằng một góc Illinois.”
Cô Leslie Gonzales, 38 tuổi, kiểm soát “tài sản” tại công viên Sigler. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Cách anh vài xe, ông Timothy Kramer, 59 tuổi, cho biết ông sống trong xe được sáu tháng. Ông kể: “Đang làm quản lý phòng tài chính cho một công ty nhỏ ở Long Beach, là nơi tôi làm 24 năm, tự nhiên tôi thấy chán nản, nên uống thuốc tự tử. Chắc Thượng Đế phạt tôi, bắt tôi sống. Thấy tinh thần tôi có vấn đề, hãng cắt giờ tôi xuống. Vợ tôi, Juliana, đang khỏe mạnh, đi ngủ rồi không bao giờ thức dậy.”
Đang chán, ông càng chán hơn nên quyết định kết liễu đời mình lần nữa dù biết là trái ý Thượng Đế.
“Rõ ràng là ngài không hài lòng nên cứ bắt tôi phải sống. Tôi dừng xe bên lề xa lộ 405 ở Bakersfield rồi chạy bộ ra giữa rừng xe mà không xe nào đụng cho tôi chết. Họ chỉ bóp còi inh ỏi. Rồi thì hai người đàn ông kéo tôi vô xe, chở vào bệnh viện tâm thần.”
Không hiểu vì sao cả hãng ông lại biết chuyện này, nên ông chủ trả cho ông một năm lương rồi cho ông thôi việc.
Ông chùi nước mắt nói: “Mộ vợ tôi ở Bakersfield. Xe tôi bây giờ hư rồi, không lái được nữa, tôi không lên lau mộ cho Juliana được nữa.”
Ông cười hiền hòa rồi nói: “Ở đây tiện lắm, bên nhà thờ và công viên đều có restroom. Đêm khuya, tôi tiểu vào chai nước. Ban ngày đem đi đổ và rửa sạch.”
Mong muốn duy nhất của ông là sớm được gặp bà Juliana.

Tác giả bài viết: Simon Hòa

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây