Ở hay Về?

Thứ hai - 15/10/2018 05:35

Ở hay Về?

Mới đây, trên facebook cá nhân, chàng trai Việt từng giành học bổng 4,6 tỷ tại trường đại học đắt nhất thế giới đã có những chia sẻ thẳng thắn quanh chuyện “ở hay về” sau khi đi du học khiến cộng đồng mạng dậy sóng.



 

  Ở hay Về?
image
Mới đây, trên facebook cá nhân, chàng trai Việt từng giành học bổng 4,6 tỷ tại trường đại học đắt nhất thế giới đã có những chia sẻ thẳng thắn quanh chuyện “ở hay về” sau khi đi du học khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Chàng trai Việt đó là Nguyễn Siêu, hiện đang theo học tại trường đại học Vassar, New York, Mỹ.

Không chỉ có thành tích học tập, Nguyễn Siêu còn nổi bật với các hoạt động ngoại khóa và là người nắm giữ các vị trí quan trọng trong nhiều dự án về du học và trại hè.

Trên trang facebook cá nhân, Nguyễn Siêu viết: “Vài năm trước, người ta bắt đầu mở ra cuộc bàn luận “Du học sinh: ở hay về?”. Nhiều luận điểm muốn chúng tôi về nước thường xoay quanh một từ “trách nhiệm” vì ở lại đất khách là chỉ biết nghĩ cho bản thân, là quên nguồn cội.

Với một nền văn hoá đậm chất cộng đồng như ở Việt Nam, việc phải làm tròn trách nhiệm với gia đình, với họ hàng, với xã hội lúc nào cũng được đề cao. Hai từ “trách nhiệm” đè nặng lên vai: cá nhân không được sống vì mình, cá nhân phải là bánh răng của cỗ máy chung, phải là một người của mọi người khác.

Tôi chưa bao giờ có câu trả lời cho mình rằng muốn “ở hay về”. Tôi chưa bao giờ chắc chắn về hướng đi mình muốn cho cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng mười ngày qua về Việt Nam, tôi bắt đầu suy nghĩ về những lựa chọn ấy. Một phần, vì cuối tuần sau bay lại New York, tôi sẽ là sinh viên năm cuối. Một phần vì bốn câu chuyện dưới đây, mà cái lõi cũng lại quay về hai tiếng “trách nhiệm” linh thiêng ấy.

Ngày tôi về sân bay Nội Bài, sau một chuyến bay 24 giờ còn đợi một tiếng mới tới lượt đưa hộ chiếu cho hải quan để nhập cảnh. Khi tôi vừa được gọi lên, bỗng có một chị quần là áo lượt nhanh chân từ đâu đâu chạy ngay lên trước. Chị quay lại nhìn tôi cười một cái cho có, theo kiểu “xin-phép-em-nhưng-mà-chị- chen-xong-rồi” rồi thôi, chỉ đủ để tôi há hốc miệng một cái chứ chưa nói câu gì.

Với thói quen luôn giữ thái độ tích cực ở những nơi công cộng, tôi nhìn ra chỗ khác và cố thở thật đều nhưng việc đất mẹ chào tôi bằng thói chen hàng trơ trẽn là một điểm đen trong ngày đầu tiên trở về vậy. Giữ bản thân bình tĩnh trong tình huống này là một điều tốt, nhưng đấy không phải trách nhiệm của tôi, vì những người trong hàng phải có trách nhiệm tuân thủ nội quy và các cán bộ hải quan phải có trách nhiệm nhắc nhở.

Đầu tuần trước ở Hà Nội, tôi dẫn những người bạn Sài Gòn đi ăn đêm ở quán xôi đầu đường Đê La Thành giao cắt với Giảng Võ. Quán lụp xụp, nóng, lại vắng người. Ăn xong, ba đứa mới nhớ ra đã quên không hỏi giá ngay từ đầu. Và cũng dễ đoán, những chị phục vụ đầy thái độ ra giá 40 nghin/bát xôi xéo không thịt, một cái giá trên trời mà ở quán ngon hơn, sạch hơn, nổi tiếng hơn cũng không có.

Đành rằng chúng tôi sơ suất không hỏi giá ngay từ đầu nhưng đáng ra trong một xã hội trong sạch thì hỏi giá để đề phòng không phải là trách nhiệm của chúng tôi. Người bán hàng phải có trách nhiệm minh bạch, chứ đừng đòi hỏi khách hàng phải có trách nhiệm cảnh giác.

Bạn tôi từ Sài Gòn ra, chở tôi đi chơi khắp các phố phường Hà Nội. Mỗi lần cần đổ xăng, tôi lại phải nhắc là đừng để người ta ăn gian lừa bịp và tránh mấy địa chỉ tai tiếng ra. Mỗi khi nhân viên cây xăng bắt đầu đổ là phải nhìn thật kỹ đồng hồ, theo sát thật kỹ từng con số, để chắc chắn là người ta đang không lừa mình.

Nhưng đấy có phải trách nhiệm của chúng tôi không? Trách nhiệm của cây xăng là phải làm việc trung thực, phải giữ đạo đức nghề. Nếu họ làm tròn được trách nhiệm này, thì chúng tôi cần gì phải gánh trách nhiệm cảnh giác? Nhưng hết sự việc này qua sự việc khác trong suốt mấy năm vừa qua đã khiến khách hàng không thể yên tâm được, phải tự bảo vệ sự công bằng dành cho mình.

Về nhà gấp nên cũng phải xin lại visa rất gấp, tôi phải qua bưu điện khá nhiều để nộp tiền và gửi hồ sơ. Mấy năm qua, mỗi lần ra bưu điện lại là một kỷ niệm chẳng muốn nhớ. Trong trải nghiệm của tôi, các chị làm việc ở bưu điện lúc nào cũng tỏ thái độ “mình là thượng đế, khách hàng là tép riu”.

Trò chuyện với nhau thì rất rôm rả, tôi nghe còn ngấm hết cả một cuộc hội thoại, nhưng mà khách hàng đang đợi giải quyết thì cứ lơ đi. Mỗi khi quay ra quầy thì mặt nặng mày nhẹ, nói lên nói xuống như quát nạt. Thế là tôi phải đợi, mặc dù thời gian rất đáng quý.

Tự nhiên tôi gánh thêm trách nhiệm phải kiên nhẫn, vì nhân viên bưu điện quên trách nhiệm làm việc với khách hàng. Tôi không được trả tiền để đợi, mà họ lại được trả tiền để tám cả ngày. Cuộc đời công bằng quá.

Qua mấy trải nghiệm nho nhỏ trên, chắc cũng trở thành câu chuyện thường ngày mà mọi người tặc lưỡi bỏ qua, tôi tự đặt mấy câu hỏi. Tại sao nhiều người xung quanh mình, họ ích kỷ thế?

 image

Tại sao họ có thể nghĩ được cho cái lợi trước mắt của bản thân mà lại không nghĩ được rằng để mang lợi ích về cho mình, họ đã tước đi lợi ích của một người khác?

Thêm được một tí thời gian không phải xếp hàng, lãi thêm được 30.000 Việt Nam đồng, hay tám được hai nửa câu chuyện thì họ đã bao giờ biết xót cho người khác chưa? Họ đã bao giờ hối hận chưa, đã bao giờ thấy áy náy chưa, hay là cứ biết mình được lợi là quên hết? Đấy là những câu chuyện lặt vặt, nhưng chính vì thế nên nó là biểu hiện cho cả một lối tư duy.

Những lý do để kéo du học sinh về nước là vì Việt Nam có “văn hoá cộng đồng” nên chúng tôi, là những đứa con của cộng đồng này phải đóng góp và cống hiến. Thế nhưng nhìn lại cộng đồng xung quanh mình, tôi thấy ai cũng “cá nhân hoá” rồi chứ cộng đồng cái gì? Chen hàng là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người? Chém giá là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người? Ăn gian trong kinh doanh là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người? Câu giờ của khách hàng là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người?

Thế mà, cộng đồng vẫn muốn chúng tôi làm tròn “trách nhiệm.” Đấy, lại hai từ “trách nhiệm”.

Trước hết, hãy hỏi trách nhiệm của những người bán hàng ở đâu, những người kinh doanh nơi công cộng ở đâu, những người làm công ở đâu, đối với người khác? Họ cũng chỉ nhớ trách nhiệm với cuộc đời họ, chứ quan tâm gì tới đồng bào? Cộng đồng này, suy cho cùng cũng làm gì có trách nhiệm với người khác?

Thế nên cuối cùng, tôi lại tự hỏi mình một câu mà vẫn chưa biết trả lời thế nào: Nếu sau khi đi du học tôi trở về nhà là vì “trách nhiệm” nhưng nhìn những người xung quanh tôi sống “cá nhân” như thế thì thật sự, tại sao tôi lại phải có trách nhiệm với cộng đồng này?”.

Chia sẻ của Nguyễn Siêu sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dùng mạng với hàng trăm lượt chia sẻ và hàng nghìn lượt like.

Trong đó, rất nhiều ý kiến đồng tình với Nguyễn Siêu. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, muốn xã hội thay đổi, hãy cứ là những người tiên phong, đồng thời, không nên quá chú trọng đến những mặt trái bởi xã hội Việt Nam vẫn có rất nhiều những mặt tốt để chúng ta đáng tự hào và nhìn vào.

Facebook Phuc Le viết: “Trách nhiệm xuất phát từ trong nội lực của mỗi người, khi tình cảm và trí tuệ của người đó thấu hiểu được rằng để cho xã hội tiến lên đòi hỏi phải có những cá nhân đi đầu. Trong những trường hợp đặc biệt, trách nhiệm đối với xã hội đôi khi đòi hỏi cá nhân phải đi ngược lại với trào lưu của xã hội. Tình yêu và trách nhiệm đối với bố mẹ không biến mất chỉ vì bố mẹ luôn luôn thể hiện tình yêu trách nhiệm đối với mình.

Vậy thì mình nghĩ một cá nhân có thể vẫn cảm giác được trách nhiệm đối với 1 xã hội đã từng nuôi dưỡng bao bọc mình. Mình nói 1 câu chuyện cá nhân: khi mình đi học nước ngoài vào năm 2008, hầu hết mọi người ở TP HCM, Q1 đều không tuân thủ dừng đèn đỏ lúc đêm khuya.

Nhưng khi mình quay lại vào năm 2014, khá nhiều người đã chờ đèn đỏ kể cả khi không có xe khác trên đường. Vậy thì xã hội có thể thay đối chứ. Việc thay đổi đó bắt nguồn từ những cá nhân có tinh thần trách nhiệm”.


 
image
 

  Ở hay Về?
image
Mới đây, trên facebook cá nhân, chàng trai Việt từng giành học bổng 4,6 tỷ tại trường đại học đắt nhất thế giới đã có những chia sẻ thẳng thắn quanh chuyện “ở hay về” sau khi đi du học khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Chàng trai Việt đó là Nguyễn Siêu, hiện đang theo học tại trường đại học Vassar, New York, Mỹ.

Không chỉ có thành tích học tập, Nguyễn Siêu còn nổi bật với các hoạt động ngoại khóa và là người nắm giữ các vị trí quan trọng trong nhiều dự án về du học và trại hè.

Trên trang facebook cá nhân, Nguyễn Siêu viết: “Vài năm trước, người ta bắt đầu mở ra cuộc bàn luận “Du học sinh: ở hay về?”. Nhiều luận điểm muốn chúng tôi về nước thường xoay quanh một từ “trách nhiệm” vì ở lại đất khách là chỉ biết nghĩ cho bản thân, là quên nguồn cội.

Với một nền văn hoá đậm chất cộng đồng như ở Việt Nam, việc phải làm tròn trách nhiệm với gia đình, với họ hàng, với xã hội lúc nào cũng được đề cao. Hai từ “trách nhiệm” đè nặng lên vai: cá nhân không được sống vì mình, cá nhân phải là bánh răng của cỗ máy chung, phải là một người của mọi người khác.

Tôi chưa bao giờ có câu trả lời cho mình rằng muốn “ở hay về”. Tôi chưa bao giờ chắc chắn về hướng đi mình muốn cho cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng mười ngày qua về Việt Nam, tôi bắt đầu suy nghĩ về những lựa chọn ấy. Một phần, vì cuối tuần sau bay lại New York, tôi sẽ là sinh viên năm cuối. Một phần vì bốn câu chuyện dưới đây, mà cái lõi cũng lại quay về hai tiếng “trách nhiệm” linh thiêng ấy.

Ngày tôi về sân bay Nội Bài, sau một chuyến bay 24 giờ còn đợi một tiếng mới tới lượt đưa hộ chiếu cho hải quan để nhập cảnh. Khi tôi vừa được gọi lên, bỗng có một chị quần là áo lượt nhanh chân từ đâu đâu chạy ngay lên trước. Chị quay lại nhìn tôi cười một cái cho có, theo kiểu “xin-phép-em-nhưng-mà-chị- chen-xong-rồi” rồi thôi, chỉ đủ để tôi há hốc miệng một cái chứ chưa nói câu gì.

Với thói quen luôn giữ thái độ tích cực ở những nơi công cộng, tôi nhìn ra chỗ khác và cố thở thật đều nhưng việc đất mẹ chào tôi bằng thói chen hàng trơ trẽn là một điểm đen trong ngày đầu tiên trở về vậy. Giữ bản thân bình tĩnh trong tình huống này là một điều tốt, nhưng đấy không phải trách nhiệm của tôi, vì những người trong hàng phải có trách nhiệm tuân thủ nội quy và các cán bộ hải quan phải có trách nhiệm nhắc nhở.

Đầu tuần trước ở Hà Nội, tôi dẫn những người bạn Sài Gòn đi ăn đêm ở quán xôi đầu đường Đê La Thành giao cắt với Giảng Võ. Quán lụp xụp, nóng, lại vắng người. Ăn xong, ba đứa mới nhớ ra đã quên không hỏi giá ngay từ đầu. Và cũng dễ đoán, những chị phục vụ đầy thái độ ra giá 40 nghin/bát xôi xéo không thịt, một cái giá trên trời mà ở quán ngon hơn, sạch hơn, nổi tiếng hơn cũng không có.

Đành rằng chúng tôi sơ suất không hỏi giá ngay từ đầu nhưng đáng ra trong một xã hội trong sạch thì hỏi giá để đề phòng không phải là trách nhiệm của chúng tôi. Người bán hàng phải có trách nhiệm minh bạch, chứ đừng đòi hỏi khách hàng phải có trách nhiệm cảnh giác.

Bạn tôi từ Sài Gòn ra, chở tôi đi chơi khắp các phố phường Hà Nội. Mỗi lần cần đổ xăng, tôi lại phải nhắc là đừng để người ta ăn gian lừa bịp và tránh mấy địa chỉ tai tiếng ra. Mỗi khi nhân viên cây xăng bắt đầu đổ là phải nhìn thật kỹ đồng hồ, theo sát thật kỹ từng con số, để chắc chắn là người ta đang không lừa mình.

Nhưng đấy có phải trách nhiệm của chúng tôi không? Trách nhiệm của cây xăng là phải làm việc trung thực, phải giữ đạo đức nghề. Nếu họ làm tròn được trách nhiệm này, thì chúng tôi cần gì phải gánh trách nhiệm cảnh giác? Nhưng hết sự việc này qua sự việc khác trong suốt mấy năm vừa qua đã khiến khách hàng không thể yên tâm được, phải tự bảo vệ sự công bằng dành cho mình.

Về nhà gấp nên cũng phải xin lại visa rất gấp, tôi phải qua bưu điện khá nhiều để nộp tiền và gửi hồ sơ. Mấy năm qua, mỗi lần ra bưu điện lại là một kỷ niệm chẳng muốn nhớ. Trong trải nghiệm của tôi, các chị làm việc ở bưu điện lúc nào cũng tỏ thái độ “mình là thượng đế, khách hàng là tép riu”.

Trò chuyện với nhau thì rất rôm rả, tôi nghe còn ngấm hết cả một cuộc hội thoại, nhưng mà khách hàng đang đợi giải quyết thì cứ lơ đi. Mỗi khi quay ra quầy thì mặt nặng mày nhẹ, nói lên nói xuống như quát nạt. Thế là tôi phải đợi, mặc dù thời gian rất đáng quý.

Tự nhiên tôi gánh thêm trách nhiệm phải kiên nhẫn, vì nhân viên bưu điện quên trách nhiệm làm việc với khách hàng. Tôi không được trả tiền để đợi, mà họ lại được trả tiền để tám cả ngày. Cuộc đời công bằng quá.

Qua mấy trải nghiệm nho nhỏ trên, chắc cũng trở thành câu chuyện thường ngày mà mọi người tặc lưỡi bỏ qua, tôi tự đặt mấy câu hỏi. Tại sao nhiều người xung quanh mình, họ ích kỷ thế?

 image

Tại sao họ có thể nghĩ được cho cái lợi trước mắt của bản thân mà lại không nghĩ được rằng để mang lợi ích về cho mình, họ đã tước đi lợi ích của một người khác?

Thêm được một tí thời gian không phải xếp hàng, lãi thêm được 30.000 Việt Nam đồng, hay tám được hai nửa câu chuyện thì họ đã bao giờ biết xót cho người khác chưa? Họ đã bao giờ hối hận chưa, đã bao giờ thấy áy náy chưa, hay là cứ biết mình được lợi là quên hết? Đấy là những câu chuyện lặt vặt, nhưng chính vì thế nên nó là biểu hiện cho cả một lối tư duy.

Những lý do để kéo du học sinh về nước là vì Việt Nam có “văn hoá cộng đồng” nên chúng tôi, là những đứa con của cộng đồng này phải đóng góp và cống hiến. Thế nhưng nhìn lại cộng đồng xung quanh mình, tôi thấy ai cũng “cá nhân hoá” rồi chứ cộng đồng cái gì? Chen hàng là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người? Chém giá là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người? Ăn gian trong kinh doanh là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người? Câu giờ của khách hàng là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người?

Thế mà, cộng đồng vẫn muốn chúng tôi làm tròn “trách nhiệm.” Đấy, lại hai từ “trách nhiệm”.

Trước hết, hãy hỏi trách nhiệm của những người bán hàng ở đâu, những người kinh doanh nơi công cộng ở đâu, những người làm công ở đâu, đối với người khác? Họ cũng chỉ nhớ trách nhiệm với cuộc đời họ, chứ quan tâm gì tới đồng bào? Cộng đồng này, suy cho cùng cũng làm gì có trách nhiệm với người khác?

Thế nên cuối cùng, tôi lại tự hỏi mình một câu mà vẫn chưa biết trả lời thế nào: Nếu sau khi đi du học tôi trở về nhà là vì “trách nhiệm” nhưng nhìn những người xung quanh tôi sống “cá nhân” như thế thì thật sự, tại sao tôi lại phải có trách nhiệm với cộng đồng này?”.

Chia sẻ của Nguyễn Siêu sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dùng mạng với hàng trăm lượt chia sẻ và hàng nghìn lượt like.

Trong đó, rất nhiều ý kiến đồng tình với Nguyễn Siêu. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, muốn xã hội thay đổi, hãy cứ là những người tiên phong, đồng thời, không nên quá chú trọng đến những mặt trái bởi xã hội Việt Nam vẫn có rất nhiều những mặt tốt để chúng ta đáng tự hào và nhìn vào.

Facebook Phuc Le viết: “Trách nhiệm xuất phát từ trong nội lực của mỗi người, khi tình cảm và trí tuệ của người đó thấu hiểu được rằng để cho xã hội tiến lên đòi hỏi phải có những cá nhân đi đầu. Trong những trường hợp đặc biệt, trách nhiệm đối với xã hội đôi khi đòi hỏi cá nhân phải đi ngược lại với trào lưu của xã hội. Tình yêu và trách nhiệm đối với bố mẹ không biến mất chỉ vì bố mẹ luôn luôn thể hiện tình yêu trách nhiệm đối với mình.

Vậy thì mình nghĩ một cá nhân có thể vẫn cảm giác được trách nhiệm đối với 1 xã hội đã từng nuôi dưỡng bao bọc mình. Mình nói 1 câu chuyện cá nhân: khi mình đi học nước ngoài vào năm 2008, hầu hết mọi người ở TP HCM, Q1 đều không tuân thủ dừng đèn đỏ lúc đêm khuya.

Nhưng khi mình quay lại vào năm 2014, khá nhiều người đã chờ đèn đỏ kể cả khi không có xe khác trên đường. Vậy thì xã hội có thể thay đối chứ. Việc thay đổi đó bắt nguồn từ những cá nhân có tinh thần trách nhiệm”.


 
image


 
image


Chàng trai Việt đó là Nguyễn Siêu, hiện đang theo học tại trường đại học Vassar, New York, Mỹ.

Không chỉ có thành tích học tập, Nguyễn Siêu còn nổi bật với các hoạt động ngoại khóa và là người nắm giữ các vị trí quan trọng trong nhiều dự án về du học và trại hè.

Trên trang facebook cá nhân, Nguyễn Siêu viết: “Vài năm trước, người ta bắt đầu mở ra cuộc bàn luận “Du học sinh: ở hay về?”. Nhiều luận điểm muốn chúng tôi về nước thường xoay quanh một từ “trách nhiệm” vì ở lại đất khách là chỉ biết nghĩ cho bản thân, là quên nguồn cội.

Với một nền văn hoá đậm chất cộng đồng như ở Việt Nam, việc phải làm tròn trách nhiệm với gia đình, với họ hàng, với xã hội lúc nào cũng được đề cao. Hai từ “trách nhiệm” đè nặng lên vai: cá nhân không được sống vì mình, cá nhân phải là bánh răng của cỗ máy chung, phải là một người của mọi người khác.

Tôi chưa bao giờ có câu trả lời cho mình rằng muốn “ở hay về”. Tôi chưa bao giờ chắc chắn về hướng đi mình muốn cho cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng mười ngày qua về Việt Nam, tôi bắt đầu suy nghĩ về những lựa chọn ấy. Một phần, vì cuối tuần sau bay lại New York, tôi sẽ là sinh viên năm cuối. Một phần vì bốn câu chuyện dưới đây, mà cái lõi cũng lại quay về hai tiếng “trách nhiệm” linh thiêng ấy.

Ngày tôi về sân bay Nội Bài, sau một chuyến bay 24 giờ còn đợi một tiếng mới tới lượt đưa hộ chiếu cho hải quan để nhập cảnh. Khi tôi vừa được gọi lên, bỗng có một chị quần là áo lượt nhanh chân từ đâu đâu chạy ngay lên trước. Chị quay lại nhìn tôi cười một cái cho có, theo kiểu “xin-phép-em-nhưng-mà-chị- chen-xong-rồi” rồi thôi, chỉ đủ để tôi há hốc miệng một cái chứ chưa nói câu gì.

Với thói quen luôn giữ thái độ tích cực ở những nơi công cộng, tôi nhìn ra chỗ khác và cố thở thật đều nhưng việc đất mẹ chào tôi bằng thói chen hàng trơ trẽn là một điểm đen trong ngày đầu tiên trở về vậy. Giữ bản thân bình tĩnh trong tình huống này là một điều tốt, nhưng đấy không phải trách nhiệm của tôi, vì những người trong hàng phải có trách nhiệm tuân thủ nội quy và các cán bộ hải quan phải có trách nhiệm nhắc nhở.

Đầu tuần trước ở Hà Nội, tôi dẫn những người bạn Sài Gòn đi ăn đêm ở quán xôi đầu đường Đê La Thành giao cắt với Giảng Võ. Quán lụp xụp, nóng, lại vắng người. Ăn xong, ba đứa mới nhớ ra đã quên không hỏi giá ngay từ đầu. Và cũng dễ đoán, những chị phục vụ đầy thái độ ra giá 40 nghin/bát xôi xéo không thịt, một cái giá trên trời mà ở quán ngon hơn, sạch hơn, nổi tiếng hơn cũng không có.

Đành rằng chúng tôi sơ suất không hỏi giá ngay từ đầu nhưng đáng ra trong một xã hội trong sạch thì hỏi giá để đề phòng không phải là trách nhiệm của chúng tôi. Người bán hàng phải có trách nhiệm minh bạch, chứ đừng đòi hỏi khách hàng phải có trách nhiệm cảnh giác.

Bạn tôi từ Sài Gòn ra, chở tôi đi chơi khắp các phố phường Hà Nội. Mỗi lần cần đổ xăng, tôi lại phải nhắc là đừng để người ta ăn gian lừa bịp và tránh mấy địa chỉ tai tiếng ra. Mỗi khi nhân viên cây xăng bắt đầu đổ là phải nhìn thật kỹ đồng hồ, theo sát thật kỹ từng con số, để chắc chắn là người ta đang không lừa mình.

Nhưng đấy có phải trách nhiệm của chúng tôi không? Trách nhiệm của cây xăng là phải làm việc trung thực, phải giữ đạo đức nghề. Nếu họ làm tròn được trách nhiệm này, thì chúng tôi cần gì phải gánh trách nhiệm cảnh giác? Nhưng hết sự việc này qua sự việc khác trong suốt mấy năm vừa qua đã khiến khách hàng không thể yên tâm được, phải tự bảo vệ sự công bằng dành cho mình.

Về nhà gấp nên cũng phải xin lại visa rất gấp, tôi phải qua bưu điện khá nhiều để nộp tiền và gửi hồ sơ. Mấy năm qua, mỗi lần ra bưu điện lại là một kỷ niệm chẳng muốn nhớ. Trong trải nghiệm của tôi, các chị làm việc ở bưu điện lúc nào cũng tỏ thái độ “mình là thượng đế, khách hàng là tép riu”.

Trò chuyện với nhau thì rất rôm rả, tôi nghe còn ngấm hết cả một cuộc hội thoại, nhưng mà khách hàng đang đợi giải quyết thì cứ lơ đi. Mỗi khi quay ra quầy thì mặt nặng mày nhẹ, nói lên nói xuống như quát nạt. Thế là tôi phải đợi, mặc dù thời gian rất đáng quý.

Tự nhiên tôi gánh thêm trách nhiệm phải kiên nhẫn, vì nhân viên bưu điện quên trách nhiệm làm việc với khách hàng. Tôi không được trả tiền để đợi, mà họ lại được trả tiền để tám cả ngày. Cuộc đời công bằng quá.

Qua mấy trải nghiệm nho nhỏ trên, chắc cũng trở thành câu chuyện thường ngày mà mọi người tặc lưỡi bỏ qua, tôi tự đặt mấy câu hỏi. Tại sao nhiều người xung quanh mình, họ ích kỷ thế?

 image

Tại sao họ có thể nghĩ được cho cái lợi trước mắt của bản thân mà lại không nghĩ được rằng để mang lợi ích về cho mình, họ đã tước đi lợi ích của một người khác?

Thêm được một tí thời gian không phải xếp hàng, lãi thêm được 30.000 Việt Nam đồng, hay tám được hai nửa câu chuyện thì họ đã bao giờ biết xót cho người khác chưa? Họ đã bao giờ hối hận chưa, đã bao giờ thấy áy náy chưa, hay là cứ biết mình được lợi là quên hết? Đấy là những câu chuyện lặt vặt, nhưng chính vì thế nên nó là biểu hiện cho cả một lối tư duy.

Những lý do để kéo du học sinh về nước là vì Việt Nam có “văn hoá cộng đồng” nên chúng tôi, là những đứa con của cộng đồng này phải đóng góp và cống hiến. Thế nhưng nhìn lại cộng đồng xung quanh mình, tôi thấy ai cũng “cá nhân hoá” rồi chứ cộng đồng cái gì? Chen hàng là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người? Chém giá là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người? Ăn gian trong kinh doanh là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người? Câu giờ của khách hàng là nghĩ cho mình hay nghĩ cho mọi người?

Thế mà, cộng đồng vẫn muốn chúng tôi làm tròn “trách nhiệm.” Đấy, lại hai từ “trách nhiệm”.

Trước hết, hãy hỏi trách nhiệm của những người bán hàng ở đâu, những người kinh doanh nơi công cộng ở đâu, những người làm công ở đâu, đối với người khác? Họ cũng chỉ nhớ trách nhiệm với cuộc đời họ, chứ quan tâm gì tới đồng bào? Cộng đồng này, suy cho cùng cũng làm gì có trách nhiệm với người khác?

Thế nên cuối cùng, tôi lại tự hỏi mình một câu mà vẫn chưa biết trả lời thế nào: Nếu sau khi đi du học tôi trở về nhà là vì “trách nhiệm” nhưng nhìn những người xung quanh tôi sống “cá nhân” như thế thì thật sự, tại sao tôi lại phải có trách nhiệm với cộng đồng này?”.

Chia sẻ của Nguyễn Siêu sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dùng mạng với hàng trăm lượt chia sẻ và hàng nghìn lượt like.

Trong đó, rất nhiều ý kiến đồng tình với Nguyễn Siêu. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, muốn xã hội thay đổi, hãy cứ là những người tiên phong, đồng thời, không nên quá chú trọng đến những mặt trái bởi xã hội Việt Nam vẫn có rất nhiều những mặt tốt để chúng ta đáng tự hào và nhìn vào.

Facebook Phuc Le viết: “Trách nhiệm xuất phát từ trong nội lực của mỗi người, khi tình cảm và trí tuệ của người đó thấu hiểu được rằng để cho xã hội tiến lên đòi hỏi phải có những cá nhân đi đầu. Trong những trường hợp đặc biệt, trách nhiệm đối với xã hội đôi khi đòi hỏi cá nhân phải đi ngược lại với trào lưu của xã hội. Tình yêu và trách nhiệm đối với bố mẹ không biến mất chỉ vì bố mẹ luôn luôn thể hiện tình yêu trách nhiệm đối với mình.

Vậy thì mình nghĩ một cá nhân có thể vẫn cảm giác được trách nhiệm đối với 1 xã hội đã từng nuôi dưỡng bao bọc mình. Mình nói 1 câu chuyện cá nhân: khi mình đi học nước ngoài vào năm 2008, hầu hết mọi người ở TP HCM, Q1 đều không tuân thủ dừng đèn đỏ lúc đêm khuya.

Nhưng khi mình quay lại vào năm 2014, khá nhiều người đã chờ đèn đỏ kể cả khi không có xe khác trên đường. Vậy thì xã hội có thể thay đối chứ. Việc thay đổi đó bắt nguồn từ những cá nhân có tinh thần trách nhiệm”.


 
image

Tác giả bài viết: Nguyen van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập159
  • Hôm nay8,591
  • Tháng hiện tại271,753
  • Tổng lượt truy cập35,918,098
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây