Nên làm gì khi thấy người bị mộng du.

Thứ năm - 18/11/2021 08:22
unnamed (1)
unnamed (1)

Thiếu ngủ, mệt mỏi, để bàng quang căng cứng không đi tiểu,…coi chừng mộng du ‘gọi tên’ bạn
(VOH) - Hầu hết mọi người đều biết mộng du là căn bệnh vừa ngủ vừa đi nhưng ít ai hiểu đầy đủ về căn bệnh này cũng như nguyên nhân là do đâu. Vậy theo cái nhìn y học, mộng du là gì?

1. Mộng du là gì?

Theo y học, mộng du là một rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Đây là tình trạng vừa đi vừa ngủ, người bệnh tiến hành một số hoạt động trong khi vẫn còn đang ngủ.
 
 
 

Mộng du có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất là trẻ em (trẻ từ 3 – 7 tuổi dễ bị mộng du). Người bị mộng du thường không biết về những gì đang xảy ra và không thể nhớ lại hành động mình đã làm sau khi thức dậy.
Mộng du là hiện tượng đang ngủ nhưng bật người dậy và đi trong lúc còn ngủ (Nguồn: Internet)

2. Các triệu chứng thường gặp của mộng du

Người bị mộng du thường có các biểu hiện như:
·Đang ngủ bỗng ngồi dậy, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía ánh sáng, đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài.
·Tiến hành một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo.
·Một số người còn vào ô tô, lái ô tô đi một quãng đường dài trong lúc đang ngủ.
·Bệnh mộng du ở người lớn có thể có biểu hiện ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi hoặc tiểu vào thùng rác. Việc đánh thức người đang mộng du như vậy là rất khó, người bệnh có thể tấn công người đánh thức mình. Đôi khi xuất hiện sự kích động, đàn ông bị mộng du hay có hành vi bạo lực hơn.
Mộng du có thể kết thúc một cách đột ngột, người bệnh trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện từ 1 – 2 giờ sau khi ngủ dậy và giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút.

3. Nguyên nhân bị mộng du

Nguyên nhân gây mộng du chưa được xác định rõ ràng nhưng người ta cho rằng nó có liên quan đến các yếu tố nguy cơ sau đây:
·Lo âu, mệt mỏi, căng thẳng.
·Thiếu ngủ, ngủ không có giờ giấc.
·Ốm đau triền miên.
·Thiếu magie.
·Trào ngược thực quản.
·Sử dụng một số thuốc điều trị tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin.
·Bàng quang căng quá mức có thể gây mộng du và đi tiểu ở những nơi không phù hợp.
·Nỗi sợ ban đêm,
Mộng du ở người già có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não,…

4. Bị mộng du phải làm sao?

Nếu người lớn bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân và tấn công người khác thì cần được đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để thăm khám.
Để an toàn cho người bệnh, nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa. Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động, để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc.
image.pngNếu phát hiện trẻ bị mộng du cần đưa trẻ về giường nằm xuống ngay sẽ khỏi (Nguồn: Internet)
Trẻ em bị mộng du cần nhẹ nhàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường.
Để phòng ngừa trẻ bị mộng du, cha mẹ cần giúp trẻ ngủ đủ giấc, tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du ở trẻ.

Nguồn:https://voh.com.vn/suc-khoe/nen-lam-gi-khi-thay-nguoi-bi-mong-du-312646.html
 
 

Nguồn tin: Nguyệt Nữ (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập178
  • Hôm nay22,602
  • Tháng hiện tại285,764
  • Tổng lượt truy cập35,932,109
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây