5 cái bánh bao

Thứ năm - 12/11/2015 21:24

5 cái bánh bao

Trong cuộc sống này, đôi khi chỉ một hành động nhỏ thôi, nhưng nếu đặt trong những bối cảnh khác nhau thì nó lại đưa người ta đến những suy nghĩ hoàn toàn khác. Câu chuyện từ 5 cái bánh bao này sẽ cho bạn biết sự “bất thường” trong suy nghĩ của con người.

1. Cái bánh bao thứ nhất

A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu. Người được cứu đến nhà người nông dân, mới thấy rằng trong nhà người nông dân trống trơn không có gì cả, anh ta cảm động rơi nước mắt, quỳ gối không dậy nổi. Từ đó về sau, người này thân mang ơn cứu mạng, đem hết tấm lòng trợ giúp cho người đã cứu mạng.

B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu. Người được cứu đến nhà người nông dân, mới thấy rằng trong nhà người nông dân bày biện rất nhiều đồ ăn ngon. Người này từ cảm thấy mang ơn rất nhanh chuyển sang phẫn nộ. Anh ta giương đao giết chết người nông dân, bởi vì, anh ta phát hiện người nông dân có nhiều đồ ăn ngon như thế mà lại không cho anh ta.

Suy nghĩ 1: Cùng một hành vi mà kết quả hoàn toàn khác nhau, cũng bởi cái đôi mắt này. Nếu tự mình chứng kiến những gì mình có được, sẽ thấy biết ơn; còn một khi thấy những gì mình không có, sẽ sinh tâm oán hận.

Suy nghĩ 2: Việc nông dân cứu người bằng bánh bao với nước, và việc anh ta chỉ có hai bàn tay trắng vốn không có liên hệ. Thế nhưng, theo cách giáo dục hiện nay, sự hào hiệp chỉ được đánh giá cao khi người đó trắng tay, và đó mới là cao thượng. Trên thực tế, tấm lòng lương thiện tồn tại ở mọi nơi trong cuộc sống, là điều rất đỗi bình thường, mỗi người đều có thể chia sẻ sự thiện lương, chứ không phải cần chờ đến khi trắng tay như người nông dân trong trường hợp A. 

Suy nghĩ 3: Cảm ơn hay oán hận thường do tiểu tiết quyết định mà quên đi bản chất. Nếu chịu nhìn vào bản chất, dẫu tình huống A hay B, kết quả đều nên là sự biết ơn người cứu mạng, có lẽ sự hàm ơn này chỉ giữ được khi con người còn lý tính.

2. Cái bánh bao thứ hai

A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu. Thế nhưng về sau, mọi người mới phát hiện người được cứu này là một tham quan đang bị truy nã. Thế là, rất nhiều người oán hận người nông dân, cho rằng anh ta đang “trợ Trụ vi ngược”.

B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu. Thế nhưng về sau, mọi người mới phát hiện người được cứu này là một người lương thiện đã từng nhiều lần giúp đỡ người khác. Thế là, rất nhiều người tán thưởng người nông dân, cho rằng anh ta đã làm được một việc thiện to lớn.

Suy nghĩ 1: Cứu người còn muốn chất vấn xem thân phận người được cứu, rồi dựa trên tiêu chuẩn của chính mình mà quyết định nên cứu người nào, người nào không. Thế nên, rất nhiều người có suy nghĩ “thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện”, gặp người nào cũng không cứu.

Suy nghĩ 2: Nếu như mọi người dưới hai tình huống này, đều có thể duy trì tâm thái ngưỡng mộ đối với người nông dân thì sự thiện lương sẽ được phát triển bền bỉ. Ngược lại, dưới sự ảnh hưởng của nịnh bợ, cảnh giác, dè chừng… sẽ khiến sự thiện lượng ngày càng lụi tàn.

3. Cái bánh bao thứ ba

A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân này, chỉ tay qua nhà một người nông dân khác và nói: “Nhìn đi, nhà đó là chuyên làm bố thí cứu người, sang đó mà xin!” Người đói khát vất vả lắm mới đến được nhà người đó, người nông dân nhà này mở cửa ra, áy náy nói: “Tôi không có gì để ăn cả”. Thế là, người trong cả thôn đều oán hận người nông dân này, mà không có ai chỉ trích người nông dân đầu tiên cả.

B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân này, chỉ tay qua nhà một người nông dân khác và nói: “Nhìn đi, nhà đó là chuyên bố thí cứu người, sang đó mà xin!” Người đói khát vất vả lắm mới đến được nhà người đó, người nông dân nhà này mở cửa ra, nói: “Tôi chỉ có nửa cái bánh bao thôi”. Thế là, người trong cả thôn đều khinh bỉ người nông dân này, mà không có ai chỉ trích người nông dân đầu tiên đến mà không cứu cả.

Suy nghĩ 1: Đối với người có tâm lương thiện, tiêu chuẩn của người đó sẽ tự nhiên không ngừng nâng cao lên.

Suy nghĩ 2: Đối với người có tư tâm, sự kỳ vọng của người đó sẽ hạ xuống thấp nhất, cho nên sẽ dẫn đến thất vọng.

Suy nghĩ 3: Người không có nhân cách đạo đức sẽ tự khắc đánh rơi sự thiện lương, thẳng tay đóng cửa đối với kẻ đói khát.

4. Cái bánh bao thứ tư

A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu. Người được cứu đến nhà người nông dân, mới thấy rằng trong nhà người nông dân trống trơn không có gì cả, anh ta cảm động rơi nước mắt, quỳ gối không dậy nổi. Từ đó về sau, người này thân mang ơn cứu mạng, đem hết tấm lòng trợ giúp cho người đã cứu mạng. Đồng thời, đối với bất kể hành vi nào của người nông dân, anh ta đều không cần biết thiện ác, toàn lực hỗ trợ. Người nông dân mất đi tấm gương, cho rằng hết thảy những gì mình làm đều là đúng. Về sau, vì phạm sai lầm lớn mà hủy hoại một đời.

B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu. Người được cứu đến nhà người nông dân, mới thấy rằng trong nhà người nông dân trống trơn không có gì cả, anh ta cảm động rơi nước mắt, quỳ gối không dậy nổi. Từ đó về sau, người này thân mang ơn cứu mạng, đem hết tấm lòng trợ giúp cho người đã cứu mạng. Thế nhưng, đối với hành vi của người nông dân, anh ta chỉ ủng hộ việc thiện, còn việc ác thì thẳng thắn chỉ ra, người nông dân vất vả chăm chỉ cày cấy, không ngừng trau dồi đạo đức, dần trở nên thịnh vượng, quảng bá sự thiện lương đến muôn người.

Suy nghĩ 1: Cách trả ơn khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau.

Suy nghĩ 2: Tư duy chính thường bất cứ lúc nào cũng muốn bảo trì; nói thẳng, góp ý thường là cách tốt hơn.

Suy nghĩ 3: Kỳ thật, sau khi ăn xong cái bánh bao, uống một chén nước, rồi quay người rời đi, cũng là một kiểu cảm ơn. Rất nhiều khi, người cứu người, chỉ là một việc nên làm thôi, cũng không có ý hy vọng nhận được tán thưởng, ca ngợi hay là hồi báo.

5. Cái bánh bao thứ năm

A. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu. Người trong thôn chứng kiến được nên ca ngợi anh ta đã làm được một chuyện đại thiện. Về sau, ngay cả gặp phải chuyện chính mình không thể giúp được, người nông dân này cũng chủ động ra tay tương trợ.

B. Một người đói sắp chết, lảo đảo chạy đến nhà một người nông dân. Người nông dân cho anh ta một cái bánh bao, một chén nước, người đói khát vậy là được cứu. Có người nghi ngờ hành động đẹp của người nông dân, thậm chí nghi ngờ người đói khát này là do người nông dân tìm người đóng vai. Về sau, anh ta gặp người cần giúp đỡ, đã nhanh chóng lẩn mất từ phía xa xa, sợ lại bị chửi bới.

Suy nghĩ 1: Ca ngợi hay chửi bới, thường sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người khác, hành vi của những người tâm trí không đủ thành thục.

Suy nghĩ 2: Nếu như muốn một hành vi nào đó nhận được một đánh giá thống nhất, chỉ có thể khiến chính mình bị điên đầu thôi.

Suy nghĩ 3: Người gặp chửi bới liền muốn trốn tránh, vĩnh viễn chỉ có thể là người nhu nhược.

Suy nghĩ 4: Người nông dân nên nhanh chóng quên đi chuyện cái bánh bao và chén nước kia, cũng nên quên hẳn đi những gì người khác nói, tĩnh tâm làm việc của chính mình, làm một người nông dân vui vẻ.

Tác giả bài viết: Mai Mai,

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập970
  • Hôm nay14,870
  • Tháng hiện tại284,767
  • Tổng lượt truy cập36,339,322
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây