1. Đừng cho rằng đối phương có ý định xấu.
Việc cho rằng một người có động cơ xấu xa hầu như có thể ngay lập tức ngăn ta hiểu được nguyên nhân của hành động và niềm tin của họ. Ta quên mất rằng họ cũng là con người có những trải nghiệm riêng, và chính điều đó đã hình thành nên cách tư duy của họ. Ta mắc kẹt trong cơn giận và không thể có cuộc đối thoại ý nghĩa với họ.
Khi tiếp xúc với ý kiến riêng của người khác, việc đặt câu hỏi sẽ giúp ta xác định khoảng cách giữa các quan điểm khác nhau của hai bên. Điều đó rất quan trọng, vì ta không thể đưa ra những lập luận thuyết phục nếu không hiểu được nguồn gốc quan điểm của đối phương, và họ có thể sẽ chỉ ra sai sót trong lập luận của ta.
Tuy cần đến sự rèn luyện và lòng kiên nhẫn, nhưng khả năng duy trì thái độ bình tĩnh có sức mạnh rất lớn. Khi chồng tôi vẫn còn là một người lạ ẩn danh mà tôi chỉ biết qua Twitter, những cuộc trò chuyện giữa chúng tôi thường trở nên gay gắt và mang tính châm chọc, nhưng cả hai đều biết điểm dừng. Thay vì khiến mâu thuẫn trầm trọng hơn, anh sẽ đổi chủ đề. Anh sẽ kể một câu chuyện cười, giới thiệu một quyển sách hoặc nhẹ nhàng viện cớ để rút khỏi cuộc trò chuyện. Cả hai đều biết cuộc trò chuyện chưa kết thúc mà chỉ tạm dừng để hai bên bình tĩnh lại.
Việc này có vẻ hiển nhiên, thế nhưng một tác dụng phụ của việc có niềm tin quá vững vàng là đôi khi ta sẽ cho rằng ta không cần phải bảo vệ quan điểm của mình vì nó rõ ràng đúng đắn, rằng nếu người khác không hiểu được quan điểm đó thì đó là vấn đề của họ - việc giúp họ hiểu được quan điểm này không phải là việc của ta. Nhưng nếu mọi chuyện đơn giản như thế thì tất cả chúng ta đều sẽ nhìn nhận mọi thứ theo cách giống nhau.
Chúng ta đều là sản phẩm của quá trình giáo dục, và niềm tin của ta phản ánh trải nghiệm của ta. Ta không thể trông mong người khác tự động thay đổi suy nghĩ của họ được. Nếu muốn họ làm thế, ta phải đưa ra lý lẽ của mình.
Tác giả bài viết: Van Thanh
Nguồn tin: Nguồn: Megan Phelps-Roper/Nguyễn Phước Vinh/UBrand Content Team
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn