3 kiểu cơm mà người ta mời mọc đến mấy cũng cố gắng tránh xa

Thứ hai - 06/05/2019 10:01

3 kiểu cơm mà người ta mời mọc đến mấy cũng cố gắng tránh xa

Cuộc sống có rất nhiều lúc tưởng chừng gió yên sóng lặng, nhưng thực ra nguy hiểm trùng trùng. Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng ba chữ "Hồng Môn yến" để lý giải sâu sắc về đạo lý: Nói không thể lung tung, cơm không thể ăn bừa.

"Hồng Môn yến" là một điểm nhấn quan trọng của chiến tranh Hán - Sở diễn ra vào năm 206 TCN tại Hồng Môn bên ngoài Hàm Dương, Trung Quốc. 
Khi đó, Lưu Bang tiến vào Quan Trung trước tiên và giành mất vinh quang của Hạng Vũ khiến Hạng Vũ sinh lòng nghi ngờ, âm thầm lên kế hoạch tấn công Lưu Bang.
Ông ta chuẩn bị một bữa tiệc tại Hồng Môn, ngoài mặt nhằm mục đích giải trí vui vẻ, nhưng bên trong âm thầm chuẩn bị âm mưu ám sát Lưu Bang ngay tại chỗ nhưng chưa thành. Sau đó, Lưu Bang phải giả vờ xin đi vệ sinh rồi vội vàng bỏ trốn khỏi bữa tiệc hung hiểm mà không một lời cáo biệt với Hạng Vũ.
Sau này, mỗi lần nhắc lại sự kiện lịch sử ấy, người ta đều sử dụng thuật ngữ "Hồng Môn yến" theo nghĩa bóng để chỉ một cái bẫy hay một tình huống vui vẻ nhưng trong thực tế lại nguy hiểm vô cùng.
Ngày nay, trong đời sống kinh tế thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, chỉ một quyết sách sai lầm cũng có thể táng gia bại sản, đánh mất cả cơ nghiệp, người ta lại càng phải cẩn trọng hơn từng lời ăn tiếng nói, đặc biệt là những bữa cơm được người khác nhiệt tình mời mọc để tránh gặp họa.Trong đó, nếu gặp 3 kiểu mời cơm sau đây, chúng ta nhất định phải tránh xa và cẩn trọng:. Lời mời từ người không hề thân quenDescription: 3 kiểu cơm mà người ta mời mọc đến mấy cũng cố gắng tránh xa, NUỐT miếng nào là LỖ miếng đó - Ảnh 1.
Một người đã không liên lạc với bạn trong một thời gian dài, đột nhiên một ngày bỗng nhiệt tình gọi điện mời đi ăn. Tình huống này khiến chúng ta phải suy nghĩ cẩn trọng trước khi nhận lời bất cứ việc gì.
Không liên lạc trong một thời gian dài chứng tỏ mối quan hệ giữa hai bên không hề thân thiết, thậm chí còn là xa lạ. Nhưng đột nhiên họ nhiệt tình mời gặp mặt, ăn uống, đây có thể là một cái cớ để nhờ vả hoặc lợi dụng chúng ta nhằm mục đích nào đó.
Trong tình huống này, trước tiên bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra, thử hỏi rõ lý do qua điện thoại rồi hẵng suy nghĩ đến việc nhận lời. Vì lâu ngày không gặp, chúng ta không còn hiểu rõ sự thay đổi của con người họ nên bữa ăn ấy có thể tràn ngập các biến số.
Nếu đột nhiên đang vui vẻ dùng bữa, anh ta bỗng mở miệng xin vay tiền với dáng vẻ quỵ lụy van nài, liệu bạn có thể thẳng thừng từ chối hay lại cả nể làm việc trái với ý muốn bản thân?
2. Lời mời từ những người không có nhân phẩm tốt
Chúng ta đang sống ở thời đại của hai chữ "thành tín". Tính cách của một người chính là hộ chiếu để anh ta nhìn ra ngoài xã hội. Cho dù đưa ra lời nói hay cung cách hành xử, chúng ta đều phải chú ý tới những người xung quanh.
Description: 3 kiểu cơm mà người ta mời mọc đến mấy cũng cố gắng tránh xa, NUỐT miếng nào là LỖ miếng đó - Ảnh 2.
Nếu nhận thấy một người có nhân phẩm không tốt đẹp, chúng ta không nên chủ động cũng như chấp nhận những buổi tụ tập ăn uống có mặt người đó để giảm thiểu tình huống bất lợi không đáng có.
Trên thực tế, nhìn vào các mối quan hệ của một người, chúng ta có thể đánh giá phần nào nhân phẩm của người đó. Nếu mọi người xung quanh luôn thích ra ngoài ăn uống, tụ tập cùng bạn chứng tỏ tính cách của bạn được rất nhiều người công nhận.
Họ đã tình nguyện chia bớt thời gian để về nhà ở bên người thân, vợ con mà đi cùng bạn thì chắc chắn không chỉ vì một bữa ăn, mà đó là vì tình cảm và nhân phẩm.
3. Lời mời từ kẻ thù
Con người ngày càng phức tạp, ân oán giữa xã hội cũng ngày càng gia tăng. Vì lợi ích của cá nhân, chúng ta khó tránh những lúc nảy sinh mâu thuẫn, gây thù chuốc oán với những người xung quanh.
Nếu có một ngày, kẻ thù của chúng ta bỗng chốc trở nên thân thiện, vui vẻ tới mời ta dùng bữa, nhất định phải hết sức cẩn thận khi nhận lời họ.

  •  
Ví dụ như câu chuyện của Lưu Bang và Hạng Vũ tại Hồng Môn Yến, bữa yến tiệc tưởng như vui vẻ hòa thuận để bày tỏ lòng trung thành lại trở thành mồi lửa kích động sự tranh đấu giữa hai bên.
Hoặc ví dụ trong một bữa tiệc nào đó, kẻ thù nhiệt tình chuốc rượu khiến bạn quá chén, không còn tỉnh táo và bất cẩn để lộ ra một bí mật kinh doanh cực kỳ quan trọng hay một sai lầm lớn có thể khiến bạn mất việc, họ sẽ ngay lập tức lợi dụng điều đó để đẩy bạn vào tình thế nguy hiểm trùng trùng.
Do đó, cho dù những lời mời tụ tập ăn uống có hấp dẫn đến đâu, chúng cũng cần được chia thành các tình huống khác nhau, chúng ta không thể tùy tiện nhận lời để rồi đánh mất tương lai chỉ vì một phút bất cẩn.
 
3 kiểu cơm mà người ta mời mọc đến mấy cũng cố gắng tránh xa
Cuộc sống có rất nhiều lúc tưởng chừng gió yên sóng lặng, nhưng thực ra nguy hiểm trùng trùng. Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng ba chữ "Hồng Môn yến" để lý giải sâu sắc về đạo lý: Nói không thể lung tung, cơm không thể ăn bừa.
"Hồng Môn yến" là một điểm nhấn quan trọng của chiến tranh Hán - Sở diễn ra vào năm 206 TCN tại Hồng Môn bên ngoài Hàm Dương, Trung Quốc. 
Khi đó, Lưu Bang tiến vào Quan Trung trước tiên và giành mất vinh quang của Hạng Vũ khiến Hạng Vũ sinh lòng nghi ngờ, âm thầm lên kế hoạch tấn công Lưu Bang.
Ông ta chuẩn bị một bữa tiệc tại Hồng Môn, ngoài mặt nhằm mục đích giải trí vui vẻ, nhưng bên trong âm thầm chuẩn bị âm mưu ám sát Lưu Bang ngay tại chỗ nhưng chưa thành. Sau đó, Lưu Bang phải giả vờ xin đi vệ sinh rồi vội vàng bỏ trốn khỏi bữa tiệc hung hiểm mà không một lời cáo biệt với Hạng Vũ.
Sau này, mỗi lần nhắc lại sự kiện lịch sử ấy, người ta đều sử dụng thuật ngữ "Hồng Môn yến" theo nghĩa bóng để chỉ một cái bẫy hay một tình huống vui vẻ nhưng trong thực tế lại nguy hiểm vô cùng.
Ngày nay, trong đời sống kinh tế thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, chỉ một quyết sách sai lầm cũng có thể táng gia bại sản, đánh mất cả cơ nghiệp, người ta lại càng phải cẩn trọng hơn từng lời ăn tiếng nói, đặc biệt là những bữa cơm được người khác nhiệt tình mời mọc để tránh gặp họa.Trong đó, nếu gặp 3 kiểu mời cơm sau đây, chúng ta nhất định phải tránh xa và cẩn trọng:. Lời mời từ người không hề thân quenDescription: 3 kiểu cơm mà người ta mời mọc đến mấy cũng cố gắng tránh xa, NUỐT miếng nào là LỖ miếng đó - Ảnh 1.
Một người đã không liên lạc với bạn trong một thời gian dài, đột nhiên một ngày bỗng nhiệt tình gọi điện mời đi ăn. Tình huống này khiến chúng ta phải suy nghĩ cẩn trọng trước khi nhận lời bất cứ việc gì.
Không liên lạc trong một thời gian dài chứng tỏ mối quan hệ giữa hai bên không hề thân thiết, thậm chí còn là xa lạ. Nhưng đột nhiên họ nhiệt tình mời gặp mặt, ăn uống, đây có thể là một cái cớ để nhờ vả hoặc lợi dụng chúng ta nhằm mục đích nào đó.
Trong tình huống này, trước tiên bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra, thử hỏi rõ lý do qua điện thoại rồi hẵng suy nghĩ đến việc nhận lời. Vì lâu ngày không gặp, chúng ta không còn hiểu rõ sự thay đổi của con người họ nên bữa ăn ấy có thể tràn ngập các biến số.
Nếu đột nhiên đang vui vẻ dùng bữa, anh ta bỗng mở miệng xin vay tiền với dáng vẻ quỵ lụy van nài, liệu bạn có thể thẳng thừng từ chối hay lại cả nể làm việc trái với ý muốn bản thân?
2. Lời mời từ những người không có nhân phẩm tốt
Chúng ta đang sống ở thời đại của hai chữ "thành tín". Tính cách của một người chính là hộ chiếu để anh ta nhìn ra ngoài xã hội. Cho dù đưa ra lời nói hay cung cách hành xử, chúng ta đều phải chú ý tới những người xung quanh.
Description: 3 kiểu cơm mà người ta mời mọc đến mấy cũng cố gắng tránh xa, NUỐT miếng nào là LỖ miếng đó - Ảnh 2.
Nếu nhận thấy một người có nhân phẩm không tốt đẹp, chúng ta không nên chủ động cũng như chấp nhận những buổi tụ tập ăn uống có mặt người đó để giảm thiểu tình huống bất lợi không đáng có.
Trên thực tế, nhìn vào các mối quan hệ của một người, chúng ta có thể đánh giá phần nào nhân phẩm của người đó. Nếu mọi người xung quanh luôn thích ra ngoài ăn uống, tụ tập cùng bạn chứng tỏ tính cách của bạn được rất nhiều người công nhận.
Họ đã tình nguyện chia bớt thời gian để về nhà ở bên người thân, vợ con mà đi cùng bạn thì chắc chắn không chỉ vì một bữa ăn, mà đó là vì tình cảm và nhân phẩm.
3. Lời mời từ kẻ thù
Con người ngày càng phức tạp, ân oán giữa xã hội cũng ngày càng gia tăng. Vì lợi ích của cá nhân, chúng ta khó tránh những lúc nảy sinh mâu thuẫn, gây thù chuốc oán với những người xung quanh.
Nếu có một ngày, kẻ thù của chúng ta bỗng chốc trở nên thân thiện, vui vẻ tới mời ta dùng bữa, nhất định phải hết sức cẩn thận khi nhận lời họ.

  •  
Ví dụ như câu chuyện của Lưu Bang và Hạng Vũ tại Hồng Môn Yến, bữa yến tiệc tưởng như vui vẻ hòa thuận để bày tỏ lòng trung thành lại trở thành mồi lửa kích động sự tranh đấu giữa hai bên.
Hoặc ví dụ trong một bữa tiệc nào đó, kẻ thù nhiệt tình chuốc rượu khiến bạn quá chén, không còn tỉnh táo và bất cẩn để lộ ra một bí mật kinh doanh cực kỳ quan trọng hay một sai lầm lớn có thể khiến bạn mất việc, họ sẽ ngay lập tức lợi dụng điều đó để đẩy bạn vào tình thế nguy hiểm trùng trùng.
Do đó, cho dù những lời mời tụ tập ăn uống có hấp dẫn đến đâu, chúng cũng cần được chia thành các tình huống khác nhau, chúng ta không thể tùy tiện nhận lời để rồi đánh mất tương lai chỉ vì một phút bất cẩn.
 


Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập182
  • Hôm nay9,396
  • Tháng hiện tại272,558
  • Tổng lượt truy cập35,918,903
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây