Chúa tể bầu trời: 8 khí chất ngược đời kỳ dị – chúng ta ai sánh kịp?

Chủ nhật - 13/05/2018 08:52

Chúa tể bầu trời: 8 khí chất ngược đời kỳ dị – chúng ta ai sánh kịp?

Không hiển nhiên mà đại bàng được mệnh danh là “Chúa tể bầu trời”.


 

Khôn ngoan, tinh anh và đầy sức mạnh – Đó là những yếu tố quyết định để người Mỹ chọn đại bàng làm biểu tượng hùng cường cho quốc gia từ cách đây hơn 200 năm.

Trải qua quá trình tôi luyện của cuộc sống khắc nghiệt, ở đại bàng, luôn tồn tại những khí chất ngược đời. Nhờ đó, chúng mới trở thành “chúa tể” thống lĩnh bầu trời suốt hàng nghìn năm.

 

Từ chuyện lao mình trong gió bão để nâng cao đôi cánh đến những thử thách khắc nghiệt cho “bạn tình” trước khi đồng ý trao niềm tin, hãy xem những phẩm chất của đại bàng mà loài người chúng ta chưa hẳn đã sánh kịp.

1. Vút bay lên độ cao không một loài chim nào địch nổi

Khí chất ngược đời, khác biệt đầu tiên ở đại bàng chính là chọn cô độc để trở thành kẻ mạnh nhất.

Hiếm ai không sợ nỗi cô đơn và sự lạc lõng. Nhưng đối với đại bàng, quăng mình vào thử thách và đối mặt với nỗi cô đơn bất tận chính là cách chúng rèn giũa sức mạnh cho đôi cánh và cái đầu “lạnh” của mình.

Bay ở độ cao mà không loài nào địch nổi, làm tổ ở những nơi vách núi cheo leo hay sẵn sàng đương đầu với bão tố để sải rộng đôi cánh là cách đại bàng thể hiện bản lĩnh thống trị bầu trời của mình.

Đây là một trong những nguyên tắc sống tuyệt vời của đại bàng mà rất hiếm loài động vật nào có được.

Đại bàng không bao giờ lẫn hoặc tự cho phép mình lẫn trong đàn chim sẻ hay các loài chim khác. Chúng luôn một mình chinh phục độ cao và thử thách.

Nếu muốn tạo được đột phá trong cuộc sống, ta hãy tập cách sống hết lòng vì đam mê. Nếu không muốn bị chìm lẫn vào đám đông, hãy tự mình nỗ lực để trở thành nổi bật nhất.

Chẳng phải Hugh MacLeod, một nghệ sĩ hoạt họa người Mỹ, đã từng nói: “Cái giá của việc trở thành con cừu là sự nhàm chán. Còn cái giá phải trả cho việc trở thành con sói là sự cô đơn.” sao?

Đại bàng chọn sự cô đơn để sải cánh rộng lớn trên bầu trời, còn bạn?

2. Đại bàng là loài chim duy nhất… thích bão

Bão đến! Trong khi các loài chim khác đi tìm nơi trú ẩn, đại bàng thì không! Khí chất ngược đời này mang lại điều gì cho đại bàng?

Phản xạ đầu tiên của tất cả các loài chim là trốn tránh mưa bão, ướt áp. Bởi mưa làm ướt đi bộ lông cần nhẹ để bay trong không khí. Và bởi sấm sét có thể khiến chúng bỏ mạng. Còn đại bàng thì sao?

Khí chất của một kẻ thống lĩnh bầu trời ngấm sâu vào huyết mạch của chúng từ thuở lọt lòng không cho phép chúng sợ hãi hay trốn tránh trước những khắc nghiệt của cuộc đời.

Đại bàng hạnh phúc vì có bão bởi chúng thích “đạp” lên những đám mây đang vẫn vũ bầu trời để nhờ gió đưa mình lên cao. Đối với loài chim săn mồi lớn nhất thế giới này, mưa bão là thước đo để chúng trưởng thành và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Đừng để những “cơn bão” cuộc đời nhận chìm bạn. Hãy dùng chính những cơn bão ấy rồi tôi luyện cho mình khôn ngoan hơn, mạnh mẽ hơn và lên một tầm cao mới. Khó khăn cuộc đời – Hãy yêu nó và xem nó là thử thách giúp ta thành công và trưởng thành hơn, thay vì chán nản rồi bị chính nó hủy diệt.

3. Đại bàng con và bài học “Bay hoặc chết” khi còn non

Không một loài động vật nào không tồn tại bản năng yêu và chăm sóc con. Nhưng cách yêu của loài đại bàng lại hoàn toàn khác. Đại bàng yêu con “một cách tàn nhẫn”: Không bao bọc, không mải miết kiếm mồi sẵn cho con cả đời. Chúng quăng con khỏi tổ khi đôi cánh con còn non nớt. Tại sao?

Làm tổ trên cao nơi chênh vênh những vách núi hiểm trở và nhiều bão tố là cách đại bàng dạy con mình về một cuộc đời không hề dễ dàng.

Ngay từ khi sinh ra đến độ tuổi tập bay, ngày nào đại bàng mẹ cũng quăng con ra khỏi tổ. Giữa chấp chới của cơn gió quất và những run rẩy non nớt đầu đời, đại bàng con buộc phải giang đôi cánh rồi tập vỗ cánh nếu nó không muốn tan xương nát thịt.

Có thể, ban đầu những con non không thể vỗ cánh và cha mẹ chúng phải sà xuống đón con khi gần chạm mặt đất. Nhưng đó là cách đại bàng mẹ dạy con về sự nguy hiểm sống còn nó phải đối mặt nếu không biết tự cố gắng – Một bài học tôi luyện về tinh thần dũng cảm.

Cuộc sống vốn không hề dễ dàng, và đầy thử thách. Nếu sớm biết cách xử lý với mọi tình huống khó khăn, thời gian và kinh nghiệm sẽ giúp ta dũng cảm, khôn ngoan và có trách nhiệm hơn với chính cuộc đời mình hơn.

4. Nhãn lực vô địch 5.000m

Trong cuộc đi săn, có rất nhiều yếu tố chi phối và gây khó khăn cho buổi kiếm ăn của đại bàng, tuy nhiên, mặc cho gió bão, giá rét hay chướng ngại vật dưới đất, đại bàng luôn bay ở độ cao khủng khiếp, khiến con mồi mất cảnh giác.

Với thị lực phi thường và khả năng tập trung đạt mức độ tuyệt đối, đại bàng có thể phát hiện con mồi từ khoảng cách khủng khiếp: 5.000m. Đây là tầm cao giúp chúng quan sát được “trận mạc” mà không làm con mồi phát giác.

Bất luận việc có trở ngại gì, một khi đại bàng đã “nhắm đích” con mồi, chúng không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi con mồi nằm ngoan ngoãn trong bộ vuốt sắc nhọn.

Cũng như những khó khăn, cuộc sống có rất nhiều trở ngại khiến ta đôi khi bị “dao động”. Tuy nhiên, không một ai hiểu bạn bằng chính bạn. Hãy tập trung cho một mục tiêu lớn nhất và chinh phục nó đến kiệt cùng.

5. Kền kền ăn xác thối. Đại bàng thì không!

Kền kền chỉ ăn xác thối. Vì chúng không cất công săn mồi. Chúng là loài chuyên ăn sẵn. Có lẽ, bởi vậy mà những thứ kền kền ăn chỉ là đồ thừa đã hỏng của những kẻ săn mồi đã chán chê.

Một lần nữa, khí chất đầy bản năng của kẻ thống lĩnh bầu trời không cho phép chúng tự biến mình thành “kẻ dọn rác” của loài khác.

Sẵn sàng bay xa hàng chục km khỏi tổ để săn mồi từ núi cao đến biển sâu, đại bàng chỉ ăn những con mồi còn tươi mới.

Đại bàng thà chịu đói chứ không chịu ăn xác mồi thối rữa. Chúng ăn có chọn lọc và luôn đòi hỏi “tiêu chuẩn” nhất định của con mồi – Đó chính là đặc điểm tự nhiên vô cùng đặc biệt của “chúa tể bầu trời”.

Phải chăng, vì thế mà chúng trở nên khác biệt với loài kền kền chuyên ăn xác thối kia?

Chúng ta đang sống trong thời đại “thế giới phẳng”. Mọi thông tin đều trở nên cũ kỹ nếu chúng ta không chịu vận động và làm mới chính mình.

6. “Cuộc thử thách địa ngục” của đại bàng cái dành cho “bạn tình”

Hàng giờ đồng hồ là thời gian mà đại bàng cái trao thử thách “nghệ thuật nhặt cành cây” cho đại bàng đực trước khi “yên tâm” trao niềm tin cho bạn tình.

Trước khi cho phép con đực giao phối, đại bàng cái sẽ quắp một nhành cây rồi bay ở nhiều độ cao khác nhau, thả nhành cây xuống để con đực lao theo và nhặt lại nhành cây đó.

Quá trình thử thách cứ diễn đi diễn lại cho đến khi con cái tin rằng, đây là “một nửa” của mình thì việc giao phối mới diễn ra.

“Tin có chọn lọc” chính là “khẩu hiệu” của loài đại bàng. Chúng không dễ dàng trao niềm tin cho bất cứ kẻ nào nếu như đối phương chưa được “thử lửa”.

Chúng ta cũng vậy. Trước khi bước vào một mối quan hệ bền chặt, hãy để thời gian và những thử thách làm thước đo cho sự chân thành và thành thật của đối phương.

7. Kiên nhẫn chờ “thời cơ vàng”

Không chỉ ăn có chọn lọc – tin có chọn lọc – đại bàng còn tự cho mình cơ hội có chọn lọc!

Ta thường dễ bị hấp dẫn bởi những cơ hội ta tưởng sẽ thành công nếu chớp lấy, mà quên mất rằng nếu chỉ có “điều cần cần” mà không có “điều kiện đủ”, thành công sẽ bị khuyết đi một nửa.

Không ngẫu nhiên mà đại bàng được mệnh danh là “loài chim săn mồi quyết đoán”. Để có được khoảnh khắc phi thân chiếm lấy con mồi, đại bàng phải quan sát và chờ đợi thời cơ đến.

Chúng nhanh nhẹn và đầy uy lực nhưng chúng không bao giờ vội vàng và hành động không suy xét. Phải nắm chắc phần thắng thuộc về mình, đại bàng mới phi đòn quyết định đến con mồi.

Gió bão và sự cô đơn của kẻ thống lĩnh bầu trời đã tạo nên “cái đầu lạnh” cho đại bàng trước những quyết định kiến tạo thành công mười mươi.

Thành công thường đến với người biết nắm bắt thời cơ. Tuy nhiên, thời cơ có chín muồi hay không phụ thuộc vào khả năng nắm bắt và xét đoán của chính ta.

Không phải cứ có cơ hội là chúng ta “nhào đến”. Phải biết được rằng, cơ hội đó có hội tụ những điều kiện cần và đủ để chúng ta chớp lấy hay không. Vì đôi khi, cơ hội đến từ chính chúng ta!

8. Lui về tổ khi “sức cùng, lực kiệt”

Tuổi thọ trung bình của đại bàng khoảng 20 – 25 tuổi. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và nguồn dinh dưỡng, đại bàng cũng có thể sống được 50 tuổi.

Tuy nhiên, đối với chúng, khi tự biết mình không còn đủ minh mẫn và mạnh mẽ để sải cánh trên bầu trời rộng lớn; khi biết mình đã “sức cùng lực kiệt”, đại bàng sẽ lui về tổ – một nơi yên bình để đón nhận lẽ thường tình của tạo hóa.

Sau hàng chục năm chinh chiến, thả sức bên bầu trời rộng lớn, đại bàng chọn cho mình cách ra đi thanh thản và cô đơn nhất. Để có sức mạnh chúng chọn cô đơn. Và để kết thúc sức mạnh, cô đơn lại được chúng lựa chọn một lần cuối cùng nữa.

Đó chính là cách đại bàng đã sống, đã chiến đấu!

Rồi sẽ lúc, trải qua những thăng trầm của cuộc đời, chúng ta sẽ có lúc ngồi nhìn lại những việc chúng ta đã làm. Có vấp ngã, có đứng lên. Có đau khổ và những giọt nước mắt.

Cuối cùng, hãy trở về bình yên bên gia đình để tự hào về những gì chúng ta đã làm và hết sức bảo vệ những thành quả đó. Để ngắm nhìn những năm tháng rực rỡ. Và để không phải hối tiếc vì một cuộc đời chúng ta đã hết mình sống!

* Theo Trí Thức Trẻ/soha

Chúa tể bầu trời: 8 khí chất ngược đời kỳ dị – chúng ta ai sánh kịp?



Không hiển nhiên mà đại bàng được mệnh danh là “Chúa tể bầu trời”.

Khôn ngoan, tinh anh và đầy sức mạnh – Đó là những yếu tố quyết định để người Mỹ chọn đại bàng làm biểu tượng hùng cường cho quốc gia từ cách đây hơn 200 năm.

Trải qua quá trình tôi luyện của cuộc sống khắc nghiệt, ở đại bàng, luôn tồn tại những khí chất ngược đời. Nhờ đó, chúng mới trở thành “chúa tể” thống lĩnh bầu trời suốt hàng nghìn năm.

 

Từ chuyện lao mình trong gió bão để nâng cao đôi cánh đến những thử thách khắc nghiệt cho “bạn tình” trước khi đồng ý trao niềm tin, hãy xem những phẩm chất của đại bàng mà loài người chúng ta chưa hẳn đã sánh kịp.

1. Vút bay lên độ cao không một loài chim nào địch nổi

Khí chất ngược đời, khác biệt đầu tiên ở đại bàng chính là chọn cô độc để trở thành kẻ mạnh nhất.

Hiếm ai không sợ nỗi cô đơn và sự lạc lõng. Nhưng đối với đại bàng, quăng mình vào thử thách và đối mặt với nỗi cô đơn bất tận chính là cách chúng rèn giũa sức mạnh cho đôi cánh và cái đầu “lạnh” của mình.

Bay ở độ cao mà không loài nào địch nổi, làm tổ ở những nơi vách núi cheo leo hay sẵn sàng đương đầu với bão tố để sải rộng đôi cánh là cách đại bàng thể hiện bản lĩnh thống trị bầu trời của mình.

Đây là một trong những nguyên tắc sống tuyệt vời của đại bàng mà rất hiếm loài động vật nào có được.

Đại bàng không bao giờ lẫn hoặc tự cho phép mình lẫn trong đàn chim sẻ hay các loài chim khác. Chúng luôn một mình chinh phục độ cao và thử thách.

Nếu muốn tạo được đột phá trong cuộc sống, ta hãy tập cách sống hết lòng vì đam mê. Nếu không muốn bị chìm lẫn vào đám đông, hãy tự mình nỗ lực để trở thành nổi bật nhất.

Chẳng phải Hugh MacLeod, một nghệ sĩ hoạt họa người Mỹ, đã từng nói: “Cái giá của việc trở thành con cừu là sự nhàm chán. Còn cái giá phải trả cho việc trở thành con sói là sự cô đơn.” sao?

Đại bàng chọn sự cô đơn để sải cánh rộng lớn trên bầu trời, còn bạn?

2. Đại bàng là loài chim duy nhất… thích bão

Bão đến! Trong khi các loài chim khác đi tìm nơi trú ẩn, đại bàng thì không! Khí chất ngược đời này mang lại điều gì cho đại bàng?

Phản xạ đầu tiên của tất cả các loài chim là trốn tránh mưa bão, ướt áp. Bởi mưa làm ướt đi bộ lông cần nhẹ để bay trong không khí. Và bởi sấm sét có thể khiến chúng bỏ mạng. Còn đại bàng thì sao?

Khí chất của một kẻ thống lĩnh bầu trời ngấm sâu vào huyết mạch của chúng từ thuở lọt lòng không cho phép chúng sợ hãi hay trốn tránh trước những khắc nghiệt của cuộc đời.

Đại bàng hạnh phúc vì có bão bởi chúng thích “đạp” lên những đám mây đang vẫn vũ bầu trời để nhờ gió đưa mình lên cao. Đối với loài chim săn mồi lớn nhất thế giới này, mưa bão là thước đo để chúng trưởng thành và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Đừng để những “cơn bão” cuộc đời nhận chìm bạn. Hãy dùng chính những cơn bão ấy rồi tôi luyện cho mình khôn ngoan hơn, mạnh mẽ hơn và lên một tầm cao mới. Khó khăn cuộc đời – Hãy yêu nó và xem nó là thử thách giúp ta thành công và trưởng thành hơn, thay vì chán nản rồi bị chính nó hủy diệt.

3. Đại bàng con và bài học “Bay hoặc chết” khi còn non

Không một loài động vật nào không tồn tại bản năng yêu và chăm sóc con. Nhưng cách yêu của loài đại bàng lại hoàn toàn khác. Đại bàng yêu con “một cách tàn nhẫn”: Không bao bọc, không mải miết kiếm mồi sẵn cho con cả đời. Chúng quăng con khỏi tổ khi đôi cánh con còn non nớt. Tại sao?

Làm tổ trên cao nơi chênh vênh những vách núi hiểm trở và nhiều bão tố là cách đại bàng dạy con mình về một cuộc đời không hề dễ dàng.

Ngay từ khi sinh ra đến độ tuổi tập bay, ngày nào đại bàng mẹ cũng quăng con ra khỏi tổ. Giữa chấp chới của cơn gió quất và những run rẩy non nớt đầu đời, đại bàng con buộc phải giang đôi cánh rồi tập vỗ cánh nếu nó không muốn tan xương nát thịt.

Có thể, ban đầu những con non không thể vỗ cánh và cha mẹ chúng phải sà xuống đón con khi gần chạm mặt đất. Nhưng đó là cách đại bàng mẹ dạy con về sự nguy hiểm sống còn nó phải đối mặt nếu không biết tự cố gắng – Một bài học tôi luyện về tinh thần dũng cảm.

Cuộc sống vốn không hề dễ dàng, và đầy thử thách. Nếu sớm biết cách xử lý với mọi tình huống khó khăn, thời gian và kinh nghiệm sẽ giúp ta dũng cảm, khôn ngoan và có trách nhiệm hơn với chính cuộc đời mình hơn.

4. Nhãn lực vô địch 5.000m

Trong cuộc đi săn, có rất nhiều yếu tố chi phối và gây khó khăn cho buổi kiếm ăn của đại bàng, tuy nhiên, mặc cho gió bão, giá rét hay chướng ngại vật dưới đất, đại bàng luôn bay ở độ cao khủng khiếp, khiến con mồi mất cảnh giác.

Với thị lực phi thường và khả năng tập trung đạt mức độ tuyệt đối, đại bàng có thể phát hiện con mồi từ khoảng cách khủng khiếp: 5.000m. Đây là tầm cao giúp chúng quan sát được “trận mạc” mà không làm con mồi phát giác.

Bất luận việc có trở ngại gì, một khi đại bàng đã “nhắm đích” con mồi, chúng không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi con mồi nằm ngoan ngoãn trong bộ vuốt sắc nhọn.

Cũng như những khó khăn, cuộc sống có rất nhiều trở ngại khiến ta đôi khi bị “dao động”. Tuy nhiên, không một ai hiểu bạn bằng chính bạn. Hãy tập trung cho một mục tiêu lớn nhất và chinh phục nó đến kiệt cùng.

5. Kền kền ăn xác thối. Đại bàng thì không!

Kền kền chỉ ăn xác thối. Vì chúng không cất công săn mồi. Chúng là loài chuyên ăn sẵn. Có lẽ, bởi vậy mà những thứ kền kền ăn chỉ là đồ thừa đã hỏng của những kẻ săn mồi đã chán chê.

Một lần nữa, khí chất đầy bản năng của kẻ thống lĩnh bầu trời không cho phép chúng tự biến mình thành “kẻ dọn rác” của loài khác.

Sẵn sàng bay xa hàng chục km khỏi tổ để săn mồi từ núi cao đến biển sâu, đại bàng chỉ ăn những con mồi còn tươi mới.

Đại bàng thà chịu đói chứ không chịu ăn xác mồi thối rữa. Chúng ăn có chọn lọc và luôn đòi hỏi “tiêu chuẩn” nhất định của con mồi – Đó chính là đặc điểm tự nhiên vô cùng đặc biệt của “chúa tể bầu trời”.

Phải chăng, vì thế mà chúng trở nên khác biệt với loài kền kền chuyên ăn xác thối kia?

Chúng ta đang sống trong thời đại “thế giới phẳng”. Mọi thông tin đều trở nên cũ kỹ nếu chúng ta không chịu vận động và làm mới chính mình.

6. “Cuộc thử thách địa ngục” của đại bàng cái dành cho “bạn tình”

Hàng giờ đồng hồ là thời gian mà đại bàng cái trao thử thách “nghệ thuật nhặt cành cây” cho đại bàng đực trước khi “yên tâm” trao niềm tin cho bạn tình.

Trước khi cho phép con đực giao phối, đại bàng cái sẽ quắp một nhành cây rồi bay ở nhiều độ cao khác nhau, thả nhành cây xuống để con đực lao theo và nhặt lại nhành cây đó.

Quá trình thử thách cứ diễn đi diễn lại cho đến khi con cái tin rằng, đây là “một nửa” của mình thì việc giao phối mới diễn ra.

“Tin có chọn lọc” chính là “khẩu hiệu” của loài đại bàng. Chúng không dễ dàng trao niềm tin cho bất cứ kẻ nào nếu như đối phương chưa được “thử lửa”.

Chúng ta cũng vậy. Trước khi bước vào một mối quan hệ bền chặt, hãy để thời gian và những thử thách làm thước đo cho sự chân thành và thành thật của đối phương.

7. Kiên nhẫn chờ “thời cơ vàng”

Không chỉ ăn có chọn lọc – tin có chọn lọc – đại bàng còn tự cho mình cơ hội có chọn lọc!

Ta thường dễ bị hấp dẫn bởi những cơ hội ta tưởng sẽ thành công nếu chớp lấy, mà quên mất rằng nếu chỉ có “điều cần cần” mà không có “điều kiện đủ”, thành công sẽ bị khuyết đi một nửa.

Không ngẫu nhiên mà đại bàng được mệnh danh là “loài chim săn mồi quyết đoán”. Để có được khoảnh khắc phi thân chiếm lấy con mồi, đại bàng phải quan sát và chờ đợi thời cơ đến.

Chúng nhanh nhẹn và đầy uy lực nhưng chúng không bao giờ vội vàng và hành động không suy xét. Phải nắm chắc phần thắng thuộc về mình, đại bàng mới phi đòn quyết định đến con mồi.

Gió bão và sự cô đơn của kẻ thống lĩnh bầu trời đã tạo nên “cái đầu lạnh” cho đại bàng trước những quyết định kiến tạo thành công mười mươi.

Thành công thường đến với người biết nắm bắt thời cơ. Tuy nhiên, thời cơ có chín muồi hay không phụ thuộc vào khả năng nắm bắt và xét đoán của chính ta.

Không phải cứ có cơ hội là chúng ta “nhào đến”. Phải biết được rằng, cơ hội đó có hội tụ những điều kiện cần và đủ để chúng ta chớp lấy hay không. Vì đôi khi, cơ hội đến từ chính chúng ta!

8. Lui về tổ khi “sức cùng, lực kiệt”

Tuổi thọ trung bình của đại bàng khoảng 20 – 25 tuổi. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và nguồn dinh dưỡng, đại bàng cũng có thể sống được 50 tuổi.

Tuy nhiên, đối với chúng, khi tự biết mình không còn đủ minh mẫn và mạnh mẽ để sải cánh trên bầu trời rộng lớn; khi biết mình đã “sức cùng lực kiệt”, đại bàng sẽ lui về tổ – một nơi yên bình để đón nhận lẽ thường tình của tạo hóa.

Sau hàng chục năm chinh chiến, thả sức bên bầu trời rộng lớn, đại bàng chọn cho mình cách ra đi thanh thản và cô đơn nhất. Để có sức mạnh chúng chọn cô đơn. Và để kết thúc sức mạnh, cô đơn lại được chúng lựa chọn một lần cuối cùng nữa.

Đó chính là cách đại bàng đã sống, đã chiến đấu!

Rồi sẽ lúc, trải qua những thăng trầm của cuộc đời, chúng ta sẽ có lúc ngồi nhìn lại những việc chúng ta đã làm. Có vấp ngã, có đứng lên. Có đau khổ và những giọt nước mắt.

Cuối cùng, hãy trở về bình yên bên gia đình để tự hào về những gì chúng ta đã làm và hết sức bảo vệ những thành quả đó. Để ngắm nhìn những năm tháng rực rỡ. Và để không phải hối tiếc vì một cuộc đời chúng ta đã hết mình sống!

* Theo Trí Thức Trẻ/soha

Chúa tể bầu trời: 8 khí chất ngược đời kỳ dị – chúng ta ai sánh kịp?



Không hiển nhiên mà đại bàng được mệnh danh là “Chúa tể bầu trời”.

Khôn ngoan, tinh anh và đầy sức mạnh – Đó là những yếu tố quyết định để người Mỹ chọn đại bàng làm biểu tượng hùng cường cho quốc gia từ cách đây hơn 200 năm.

Trải qua quá trình tôi luyện của cuộc sống khắc nghiệt, ở đại bàng, luôn tồn tại những khí chất ngược đời. Nhờ đó, chúng mới trở thành “chúa tể” thống lĩnh bầu trời suốt hàng nghìn năm.

 

Từ chuyện lao mình trong gió bão để nâng cao đôi cánh đến những thử thách khắc nghiệt cho “bạn tình” trước khi đồng ý trao niềm tin, hãy xem những phẩm chất của đại bàng mà loài người chúng ta chưa hẳn đã sánh kịp.

1. Vút bay lên độ cao không một loài chim nào địch nổi

Khí chất ngược đời, khác biệt đầu tiên ở đại bàng chính là chọn cô độc để trở thành kẻ mạnh nhất.

Hiếm ai không sợ nỗi cô đơn và sự lạc lõng. Nhưng đối với đại bàng, quăng mình vào thử thách và đối mặt với nỗi cô đơn bất tận chính là cách chúng rèn giũa sức mạnh cho đôi cánh và cái đầu “lạnh” của mình.

Bay ở độ cao mà không loài nào địch nổi, làm tổ ở những nơi vách núi cheo leo hay sẵn sàng đương đầu với bão tố để sải rộng đôi cánh là cách đại bàng thể hiện bản lĩnh thống trị bầu trời của mình.

Đây là một trong những nguyên tắc sống tuyệt vời của đại bàng mà rất hiếm loài động vật nào có được.

Đại bàng không bao giờ lẫn hoặc tự cho phép mình lẫn trong đàn chim sẻ hay các loài chim khác. Chúng luôn một mình chinh phục độ cao và thử thách.

Nếu muốn tạo được đột phá trong cuộc sống, ta hãy tập cách sống hết lòng vì đam mê. Nếu không muốn bị chìm lẫn vào đám đông, hãy tự mình nỗ lực để trở thành nổi bật nhất.

Chẳng phải Hugh MacLeod, một nghệ sĩ hoạt họa người Mỹ, đã từng nói: “Cái giá của việc trở thành con cừu là sự nhàm chán. Còn cái giá phải trả cho việc trở thành con sói là sự cô đơn.” sao?

Đại bàng chọn sự cô đơn để sải cánh rộng lớn trên bầu trời, còn bạn?

2. Đại bàng là loài chim duy nhất… thích bão

Bão đến! Trong khi các loài chim khác đi tìm nơi trú ẩn, đại bàng thì không! Khí chất ngược đời này mang lại điều gì cho đại bàng?

Phản xạ đầu tiên của tất cả các loài chim là trốn tránh mưa bão, ướt áp. Bởi mưa làm ướt đi bộ lông cần nhẹ để bay trong không khí. Và bởi sấm sét có thể khiến chúng bỏ mạng. Còn đại bàng thì sao?

Khí chất của một kẻ thống lĩnh bầu trời ngấm sâu vào huyết mạch của chúng từ thuở lọt lòng không cho phép chúng sợ hãi hay trốn tránh trước những khắc nghiệt của cuộc đời.

Đại bàng hạnh phúc vì có bão bởi chúng thích “đạp” lên những đám mây đang vẫn vũ bầu trời để nhờ gió đưa mình lên cao. Đối với loài chim săn mồi lớn nhất thế giới này, mưa bão là thước đo để chúng trưởng thành và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Đừng để những “cơn bão” cuộc đời nhận chìm bạn. Hãy dùng chính những cơn bão ấy rồi tôi luyện cho mình khôn ngoan hơn, mạnh mẽ hơn và lên một tầm cao mới. Khó khăn cuộc đời – Hãy yêu nó và xem nó là thử thách giúp ta thành công và trưởng thành hơn, thay vì chán nản rồi bị chính nó hủy diệt.

3. Đại bàng con và bài học “Bay hoặc chết” khi còn non

Không một loài động vật nào không tồn tại bản năng yêu và chăm sóc con. Nhưng cách yêu của loài đại bàng lại hoàn toàn khác. Đại bàng yêu con “một cách tàn nhẫn”: Không bao bọc, không mải miết kiếm mồi sẵn cho con cả đời. Chúng quăng con khỏi tổ khi đôi cánh con còn non nớt. Tại sao?

Làm tổ trên cao nơi chênh vênh những vách núi hiểm trở và nhiều bão tố là cách đại bàng dạy con mình về một cuộc đời không hề dễ dàng.

Ngay từ khi sinh ra đến độ tuổi tập bay, ngày nào đại bàng mẹ cũng quăng con ra khỏi tổ. Giữa chấp chới của cơn gió quất và những run rẩy non nớt đầu đời, đại bàng con buộc phải giang đôi cánh rồi tập vỗ cánh nếu nó không muốn tan xương nát thịt.

Có thể, ban đầu những con non không thể vỗ cánh và cha mẹ chúng phải sà xuống đón con khi gần chạm mặt đất. Nhưng đó là cách đại bàng mẹ dạy con về sự nguy hiểm sống còn nó phải đối mặt nếu không biết tự cố gắng – Một bài học tôi luyện về tinh thần dũng cảm.

Cuộc sống vốn không hề dễ dàng, và đầy thử thách. Nếu sớm biết cách xử lý với mọi tình huống khó khăn, thời gian và kinh nghiệm sẽ giúp ta dũng cảm, khôn ngoan và có trách nhiệm hơn với chính cuộc đời mình hơn.

4. Nhãn lực vô địch 5.000m

Trong cuộc đi săn, có rất nhiều yếu tố chi phối và gây khó khăn cho buổi kiếm ăn của đại bàng, tuy nhiên, mặc cho gió bão, giá rét hay chướng ngại vật dưới đất, đại bàng luôn bay ở độ cao khủng khiếp, khiến con mồi mất cảnh giác.

Với thị lực phi thường và khả năng tập trung đạt mức độ tuyệt đối, đại bàng có thể phát hiện con mồi từ khoảng cách khủng khiếp: 5.000m. Đây là tầm cao giúp chúng quan sát được “trận mạc” mà không làm con mồi phát giác.

Bất luận việc có trở ngại gì, một khi đại bàng đã “nhắm đích” con mồi, chúng không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi con mồi nằm ngoan ngoãn trong bộ vuốt sắc nhọn.

Cũng như những khó khăn, cuộc sống có rất nhiều trở ngại khiến ta đôi khi bị “dao động”. Tuy nhiên, không một ai hiểu bạn bằng chính bạn. Hãy tập trung cho một mục tiêu lớn nhất và chinh phục nó đến kiệt cùng.

5. Kền kền ăn xác thối. Đại bàng thì không!

Kền kền chỉ ăn xác thối. Vì chúng không cất công săn mồi. Chúng là loài chuyên ăn sẵn. Có lẽ, bởi vậy mà những thứ kền kền ăn chỉ là đồ thừa đã hỏng của những kẻ săn mồi đã chán chê.

Một lần nữa, khí chất đầy bản năng của kẻ thống lĩnh bầu trời không cho phép chúng tự biến mình thành “kẻ dọn rác” của loài khác.

Sẵn sàng bay xa hàng chục km khỏi tổ để săn mồi từ núi cao đến biển sâu, đại bàng chỉ ăn những con mồi còn tươi mới.

Đại bàng thà chịu đói chứ không chịu ăn xác mồi thối rữa. Chúng ăn có chọn lọc và luôn đòi hỏi “tiêu chuẩn” nhất định của con mồi – Đó chính là đặc điểm tự nhiên vô cùng đặc biệt của “chúa tể bầu trời”.

Phải chăng, vì thế mà chúng trở nên khác biệt với loài kền kền chuyên ăn xác thối kia?

Chúng ta đang sống trong thời đại “thế giới phẳng”. Mọi thông tin đều trở nên cũ kỹ nếu chúng ta không chịu vận động và làm mới chính mình.

6. “Cuộc thử thách địa ngục” của đại bàng cái dành cho “bạn tình”

Hàng giờ đồng hồ là thời gian mà đại bàng cái trao thử thách “nghệ thuật nhặt cành cây” cho đại bàng đực trước khi “yên tâm” trao niềm tin cho bạn tình.

Trước khi cho phép con đực giao phối, đại bàng cái sẽ quắp một nhành cây rồi bay ở nhiều độ cao khác nhau, thả nhành cây xuống để con đực lao theo và nhặt lại nhành cây đó.

Quá trình thử thách cứ diễn đi diễn lại cho đến khi con cái tin rằng, đây là “một nửa” của mình thì việc giao phối mới diễn ra.

“Tin có chọn lọc” chính là “khẩu hiệu” của loài đại bàng. Chúng không dễ dàng trao niềm tin cho bất cứ kẻ nào nếu như đối phương chưa được “thử lửa”.

Chúng ta cũng vậy. Trước khi bước vào một mối quan hệ bền chặt, hãy để thời gian và những thử thách làm thước đo cho sự chân thành và thành thật của đối phương.

7. Kiên nhẫn chờ “thời cơ vàng”

Không chỉ ăn có chọn lọc – tin có chọn lọc – đại bàng còn tự cho mình cơ hội có chọn lọc!

Ta thường dễ bị hấp dẫn bởi những cơ hội ta tưởng sẽ thành công nếu chớp lấy, mà quên mất rằng nếu chỉ có “điều cần cần” mà không có “điều kiện đủ”, thành công sẽ bị khuyết đi một nửa.

Không ngẫu nhiên mà đại bàng được mệnh danh là “loài chim săn mồi quyết đoán”. Để có được khoảnh khắc phi thân chiếm lấy con mồi, đại bàng phải quan sát và chờ đợi thời cơ đến.

Chúng nhanh nhẹn và đầy uy lực nhưng chúng không bao giờ vội vàng và hành động không suy xét. Phải nắm chắc phần thắng thuộc về mình, đại bàng mới phi đòn quyết định đến con mồi.

Gió bão và sự cô đơn của kẻ thống lĩnh bầu trời đã tạo nên “cái đầu lạnh” cho đại bàng trước những quyết định kiến tạo thành công mười mươi.

Thành công thường đến với người biết nắm bắt thời cơ. Tuy nhiên, thời cơ có chín muồi hay không phụ thuộc vào khả năng nắm bắt và xét đoán của chính ta.

Không phải cứ có cơ hội là chúng ta “nhào đến”. Phải biết được rằng, cơ hội đó có hội tụ những điều kiện cần và đủ để chúng ta chớp lấy hay không. Vì đôi khi, cơ hội đến từ chính chúng ta!

8. Lui về tổ khi “sức cùng, lực kiệt”

Tuổi thọ trung bình của đại bàng khoảng 20 – 25 tuổi. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và nguồn dinh dưỡng, đại bàng cũng có thể sống được 50 tuổi.

Tuy nhiên, đối với chúng, khi tự biết mình không còn đủ minh mẫn và mạnh mẽ để sải cánh trên bầu trời rộng lớn; khi biết mình đã “sức cùng lực kiệt”, đại bàng sẽ lui về tổ – một nơi yên bình để đón nhận lẽ thường tình của tạo hóa.

Sau hàng chục năm chinh chiến, thả sức bên bầu trời rộng lớn, đại bàng chọn cho mình cách ra đi thanh thản và cô đơn nhất. Để có sức mạnh chúng chọn cô đơn. Và để kết thúc sức mạnh, cô đơn lại được chúng lựa chọn một lần cuối cùng nữa.

Đó chính là cách đại bàng đã sống, đã chiến đấu!

Rồi sẽ lúc, trải qua những thăng trầm của cuộc đời, chúng ta sẽ có lúc ngồi nhìn lại những việc chúng ta đã làm. Có vấp ngã, có đứng lên. Có đau khổ và những giọt nước mắt.

Cuối cùng, hãy trở về bình yên bên gia đình để tự hào về những gì chúng ta đã làm và hết sức bảo vệ những thành quả đó. Để ngắm nhìn những năm tháng rực rỡ. Và để không phải hối tiếc vì một cuộc đời chúng ta đã hết mình sống!

* Theo Trí Thức Trẻ/soha

Chúa tể bầu trời: 8 khí chất ngược đời kỳ dị – chúng ta ai sánh kịp?



Không hiển nhiên mà đại bàng được mệnh danh là “Chúa tể bầu trời”.

Khôn ngoan, tinh anh và đầy sức mạnh – Đó là những yếu tố quyết định để người Mỹ chọn đại bàng làm biểu tượng hùng cường cho quốc gia từ cách đây hơn 200 năm.

Trải qua quá trình tôi luyện của cuộc sống khắc nghiệt, ở đại bàng, luôn tồn tại những khí chất ngược đời. Nhờ đó, chúng mới trở thành “chúa tể” thống lĩnh bầu trời suốt hàng nghìn năm.

 

Từ chuyện lao mình trong gió bão để nâng cao đôi cánh đến những thử thách khắc nghiệt cho “bạn tình” trước khi đồng ý trao niềm tin, hãy xem những phẩm chất của đại bàng mà loài người chúng ta chưa hẳn đã sánh kịp.

1. Vút bay lên độ cao không một loài chim nào địch nổi

Khí chất ngược đời, khác biệt đầu tiên ở đại bàng chính là chọn cô độc để trở thành kẻ mạnh nhất.

Hiếm ai không sợ nỗi cô đơn và sự lạc lõng. Nhưng đối với đại bàng, quăng mình vào thử thách và đối mặt với nỗi cô đơn bất tận chính là cách chúng rèn giũa sức mạnh cho đôi cánh và cái đầu “lạnh” của mình.

Bay ở độ cao mà không loài nào địch nổi, làm tổ ở những nơi vách núi cheo leo hay sẵn sàng đương đầu với bão tố để sải rộng đôi cánh là cách đại bàng thể hiện bản lĩnh thống trị bầu trời của mình.

Đây là một trong những nguyên tắc sống tuyệt vời của đại bàng mà rất hiếm loài động vật nào có được.

Đại bàng không bao giờ lẫn hoặc tự cho phép mình lẫn trong đàn chim sẻ hay các loài chim khác. Chúng luôn một mình chinh phục độ cao và thử thách.

Nếu muốn tạo được đột phá trong cuộc sống, ta hãy tập cách sống hết lòng vì đam mê. Nếu không muốn bị chìm lẫn vào đám đông, hãy tự mình nỗ lực để trở thành nổi bật nhất.

Chẳng phải Hugh MacLeod, một nghệ sĩ hoạt họa người Mỹ, đã từng nói: “Cái giá của việc trở thành con cừu là sự nhàm chán. Còn cái giá phải trả cho việc trở thành con sói là sự cô đơn.” sao?

Đại bàng chọn sự cô đơn để sải cánh rộng lớn trên bầu trời, còn bạn?

2. Đại bàng là loài chim duy nhất… thích bão

Bão đến! Trong khi các loài chim khác đi tìm nơi trú ẩn, đại bàng thì không! Khí chất ngược đời này mang lại điều gì cho đại bàng?

Phản xạ đầu tiên của tất cả các loài chim là trốn tránh mưa bão, ướt áp. Bởi mưa làm ướt đi bộ lông cần nhẹ để bay trong không khí. Và bởi sấm sét có thể khiến chúng bỏ mạng. Còn đại bàng thì sao?

Khí chất của một kẻ thống lĩnh bầu trời ngấm sâu vào huyết mạch của chúng từ thuở lọt lòng không cho phép chúng sợ hãi hay trốn tránh trước những khắc nghiệt của cuộc đời.

Đại bàng hạnh phúc vì có bão bởi chúng thích “đạp” lên những đám mây đang vẫn vũ bầu trời để nhờ gió đưa mình lên cao. Đối với loài chim săn mồi lớn nhất thế giới này, mưa bão là thước đo để chúng trưởng thành và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Đừng để những “cơn bão” cuộc đời nhận chìm bạn. Hãy dùng chính những cơn bão ấy rồi tôi luyện cho mình khôn ngoan hơn, mạnh mẽ hơn và lên một tầm cao mới. Khó khăn cuộc đời – Hãy yêu nó và xem nó là thử thách giúp ta thành công và trưởng thành hơn, thay vì chán nản rồi bị chính nó hủy diệt.

3. Đại bàng con và bài học “Bay hoặc chết” khi còn non

Không một loài động vật nào không tồn tại bản năng yêu và chăm sóc con. Nhưng cách yêu của loài đại bàng lại hoàn toàn khác. Đại bàng yêu con “một cách tàn nhẫn”: Không bao bọc, không mải miết kiếm mồi sẵn cho con cả đời. Chúng quăng con khỏi tổ khi đôi cánh con còn non nớt. Tại sao?

Làm tổ trên cao nơi chênh vênh những vách núi hiểm trở và nhiều bão tố là cách đại bàng dạy con mình về một cuộc đời không hề dễ dàng.

Ngay từ khi sinh ra đến độ tuổi tập bay, ngày nào đại bàng mẹ cũng quăng con ra khỏi tổ. Giữa chấp chới của cơn gió quất và những run rẩy non nớt đầu đời, đại bàng con buộc phải giang đôi cánh rồi tập vỗ cánh nếu nó không muốn tan xương nát thịt.

Có thể, ban đầu những con non không thể vỗ cánh và cha mẹ chúng phải sà xuống đón con khi gần chạm mặt đất. Nhưng đó là cách đại bàng mẹ dạy con về sự nguy hiểm sống còn nó phải đối mặt nếu không biết tự cố gắng – Một bài học tôi luyện về tinh thần dũng cảm.

Cuộc sống vốn không hề dễ dàng, và đầy thử thách. Nếu sớm biết cách xử lý với mọi tình huống khó khăn, thời gian và kinh nghiệm sẽ giúp ta dũng cảm, khôn ngoan và có trách nhiệm hơn với chính cuộc đời mình hơn.

4. Nhãn lực vô địch 5.000m

Trong cuộc đi săn, có rất nhiều yếu tố chi phối và gây khó khăn cho buổi kiếm ăn của đại bàng, tuy nhiên, mặc cho gió bão, giá rét hay chướng ngại vật dưới đất, đại bàng luôn bay ở độ cao khủng khiếp, khiến con mồi mất cảnh giác.

Với thị lực phi thường và khả năng tập trung đạt mức độ tuyệt đối, đại bàng có thể phát hiện con mồi từ khoảng cách khủng khiếp: 5.000m. Đây là tầm cao giúp chúng quan sát được “trận mạc” mà không làm con mồi phát giác.

Bất luận việc có trở ngại gì, một khi đại bàng đã “nhắm đích” con mồi, chúng không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi con mồi nằm ngoan ngoãn trong bộ vuốt sắc nhọn.

Cũng như những khó khăn, cuộc sống có rất nhiều trở ngại khiến ta đôi khi bị “dao động”. Tuy nhiên, không một ai hiểu bạn bằng chính bạn. Hãy tập trung cho một mục tiêu lớn nhất và chinh phục nó đến kiệt cùng.

5. Kền kền ăn xác thối. Đại bàng thì không!

Kền kền chỉ ăn xác thối. Vì chúng không cất công săn mồi. Chúng là loài chuyên ăn sẵn. Có lẽ, bởi vậy mà những thứ kền kền ăn chỉ là đồ thừa đã hỏng của những kẻ săn mồi đã chán chê.

Một lần nữa, khí chất đầy bản năng của kẻ thống lĩnh bầu trời không cho phép chúng tự biến mình thành “kẻ dọn rác” của loài khác.

Sẵn sàng bay xa hàng chục km khỏi tổ để săn mồi từ núi cao đến biển sâu, đại bàng chỉ ăn những con mồi còn tươi mới.

Đại bàng thà chịu đói chứ không chịu ăn xác mồi thối rữa. Chúng ăn có chọn lọc và luôn đòi hỏi “tiêu chuẩn” nhất định của con mồi – Đó chính là đặc điểm tự nhiên vô cùng đặc biệt của “chúa tể bầu trời”.

Phải chăng, vì thế mà chúng trở nên khác biệt với loài kền kền chuyên ăn xác thối kia?

Chúng ta đang sống trong thời đại “thế giới phẳng”. Mọi thông tin đều trở nên cũ kỹ nếu chúng ta không chịu vận động và làm mới chính mình.

6. “Cuộc thử thách địa ngục” của đại bàng cái dành cho “bạn tình”

Hàng giờ đồng hồ là thời gian mà đại bàng cái trao thử thách “nghệ thuật nhặt cành cây” cho đại bàng đực trước khi “yên tâm” trao niềm tin cho bạn tình.

Trước khi cho phép con đực giao phối, đại bàng cái sẽ quắp một nhành cây rồi bay ở nhiều độ cao khác nhau, thả nhành cây xuống để con đực lao theo và nhặt lại nhành cây đó.

Quá trình thử thách cứ diễn đi diễn lại cho đến khi con cái tin rằng, đây là “một nửa” của mình thì việc giao phối mới diễn ra.

“Tin có chọn lọc” chính là “khẩu hiệu” của loài đại bàng. Chúng không dễ dàng trao niềm tin cho bất cứ kẻ nào nếu như đối phương chưa được “thử lửa”.

Chúng ta cũng vậy. Trước khi bước vào một mối quan hệ bền chặt, hãy để thời gian và những thử thách làm thước đo cho sự chân thành và thành thật của đối phương.

7. Kiên nhẫn chờ “thời cơ vàng”

Không chỉ ăn có chọn lọc – tin có chọn lọc – đại bàng còn tự cho mình cơ hội có chọn lọc!

Ta thường dễ bị hấp dẫn bởi những cơ hội ta tưởng sẽ thành công nếu chớp lấy, mà quên mất rằng nếu chỉ có “điều cần cần” mà không có “điều kiện đủ”, thành công sẽ bị khuyết đi một nửa.

Không ngẫu nhiên mà đại bàng được mệnh danh là “loài chim săn mồi quyết đoán”. Để có được khoảnh khắc phi thân chiếm lấy con mồi, đại bàng phải quan sát và chờ đợi thời cơ đến.

Chúng nhanh nhẹn và đầy uy lực nhưng chúng không bao giờ vội vàng và hành động không suy xét. Phải nắm chắc phần thắng thuộc về mình, đại bàng mới phi đòn quyết định đến con mồi.

Gió bão và sự cô đơn của kẻ thống lĩnh bầu trời đã tạo nên “cái đầu lạnh” cho đại bàng trước những quyết định kiến tạo thành công mười mươi.

Thành công thường đến với người biết nắm bắt thời cơ. Tuy nhiên, thời cơ có chín muồi hay không phụ thuộc vào khả năng nắm bắt và xét đoán của chính ta.

Không phải cứ có cơ hội là chúng ta “nhào đến”. Phải biết được rằng, cơ hội đó có hội tụ những điều kiện cần và đủ để chúng ta chớp lấy hay không. Vì đôi khi, cơ hội đến từ chính chúng ta!

8. Lui về tổ khi “sức cùng, lực kiệt”

Tuổi thọ trung bình của đại bàng khoảng 20 – 25 tuổi. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và nguồn dinh dưỡng, đại bàng cũng có thể sống được 50 tuổi.

Tuy nhiên, đối với chúng, khi tự biết mình không còn đủ minh mẫn và mạnh mẽ để sải cánh trên bầu trời rộng lớn; khi biết mình đã “sức cùng lực kiệt”, đại bàng sẽ lui về tổ – một nơi yên bình để đón nhận lẽ thường tình của tạo hóa.

Sau hàng chục năm chinh chiến, thả sức bên bầu trời rộng lớn, đại bàng chọn cho mình cách ra đi thanh thản và cô đơn nhất. Để có sức mạnh chúng chọn cô đơn. Và để kết thúc sức mạnh, cô đơn lại được chúng lựa chọn một lần cuối cùng nữa.

Đó chính là cách đại bàng đã sống, đã chiến đấu!

Rồi sẽ lúc, trải qua những thăng trầm của cuộc đời, chúng ta sẽ có lúc ngồi nhìn lại những việc chúng ta đã làm. Có vấp ngã, có đứng lên. Có đau khổ và những giọt nước mắt.

Cuối cùng, hãy trở về bình yên bên gia đình để tự hào về những gì chúng ta đã làm và hết sức bảo vệ những thành quả đó. Để ngắm nhìn những năm tháng rực rỡ. Và để không phải hối tiếc vì một cuộc đời chúng ta đã hết mình sống!

 


Nguồn tin: * Theo Trí Thức Trẻ/soha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập167
  • Hôm nay9,258
  • Tháng hiện tại272,420
  • Tổng lượt truy cập35,918,765
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây