Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?

Thứ năm - 11/10/2018 23:06

Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?

Có nghi ngờ rằng mối quan hệ bắt đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây đang chuyển từ biểu hiện của tranh chấp thương mại sang bóng dáng của một chiến lược ngăn chặn toàn diện. Từ suy nghĩ chủ quan ban đầu của ngay cả người Trung Quốc rằng chiến tranh thương mại đến từ tính cách bốc đồng của một Tổng thống thiếu tầm nhìn, những đánh giá gần đây đã có sự chuyển hướng, coi Tổng thống Donald Trump như một tay chơi có khả năng dàn trận đến mức lão luyện.

Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?

Posted on 11/10/2018 by The Observer

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

Có nghi ngờ rằng mối quan hệ bắt đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây đang chuyển từ biểu hiện của tranh chấp thương mại sang bóng dáng của một chiến lược ngăn chặn toàn diện. Từ suy nghĩ chủ quan ban đầu của ngay cả người Trung Quốc rằng chiến tranh thương mại đến từ tính cách bốc đồng của một Tổng thống thiếu tầm nhìn, những đánh giá gần đây đã có sự chuyển hướng, coi Tổng thống Donald Trump như một tay chơi có khả năng dàn trận đến mức lão luyện.

Những hành động của Mỹ nếu được khâu nối lại sẽ cho thấy một mặt trận khá chỉnh thể đang giăng ra với Trung Quốc. Từ việc đánh thuế hàng hóa cho tới nay là 250 tỷ đô la và có khả năng sẵn sàng nâng lên mức hơn 500 tỷ đô la, tranh chấp Mỹ Trung đang mở rộng sang các mặt trận kinh tế và thậm chí là ngoại giao và quân sự.

Mỹ trong năm 2018 tiếp tục duy trì sự ủng hộ và bán vũ khí cho Đài Loan với trị giá 1,4 tỷ và 330 triệu đô la. Sự hiện diện máy bay B52 của Mỹ và tàu chiến của các nước Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Australia trên biển Đông đang tạo ra những căng thẳng và sức ép lớn đối với Bắc Kinh. Trên mặt trận kinh tế, việc ký kết hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) và có khả năng sau đó là với Nhật Bản, EU, Hàn Quốc đang tạo ra nền tảng để Mỹ dàn thành trận thế và tập trung sức lực trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Vậy Trung Quốc đang ứng phó ra sao? Phản ứng ban đầu là khá mạnh mẽ, với mức đánh thuế vào hàng hóa Mỹ tương ứng với 50 và 60 tỷ đôla. Tuy nhiên gần đây người ta đang thấy sự xuống thang tương đối mềm mại, ngoài cứng trong mềm của Bắc Kinh. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải tại cuộc gặp gỡ các quan chức Mỹ và các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa hai cường quốc trong khi tư tưởng “cạnh tranh” với Trung Quốc đang trở nên phổ biến và giới tinh hoa Mỹ. Để kích thích nền kinh tế, hạn chế làn sóng các nhà đầu tư rút tiền khỏi Trung Quốc, gần đây Bắc Kinh đã thực hiện giải pháp nới lỏng tiền tệ, bơm 750 tỷ nhân dân tệ tương đương 109,2 tỷ đô la vào hệ thống ngân hàng.

Người ta đang đặt dấu hỏi về những diễn biến tiếp theo trong mối quan hệ giữa hai cường quốc bên miệng hố của chiếc “bẫy Thucydides”. Kết quả cuộc đối đầu bên cạnh nội lực sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc lôi kéo và hỗ trợ của các đồng minh mỗi nước. Nước Mỹ có mối quan hệ khăng khít với EU, Nhật Bản là những đối tác mạnh, vẫn đang giữ vai trò đầu tàu về kinh tế, khoa học và quân sự trên thế giới. Cho dù đang phải đối mặt với những cáo buộc về tranh chấp thương mại, các vấn đề về toàn cầu hóa, những đối tác lớn này không dễ rời xa nhau. Việc này đã được chứng minh qua những nỗ lực không thành của Bắc Kinh trong cố gắng lôi kéo thành lập một mặt trận chung chống cuộc chiến thương mại của Mỹ. Từ Canberra đến London và Berlin, các nước Châu Âu đang nghi ngại và dựng lên những rào cản chống lại làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cao, nhạy cảm của Trung Quốc.

Những nước có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc như Nga, Iran, Pakistan… liệu có phải là những đối tác và đồng minh tin cậy, có thể giải quyết những vấn đề toàn cầu và mang tính chiến lược như vậy? Mối quan hệ ngày càng khăng khít và cuộc tập trận chung Vostok – 2018 giữa Nga và Trung Quốc đã gửi những thông điệp về sức mạnh không thể xem thường tới Washington và các đối tác Châu Âu. Chính sức ép và các lệnh trừng phạt của Mỹ đã đẩy Nga từ mối quan hệ đầy nghi ngờ và gượng ép trở nên nồng ấm và thân thiết hơn với Trung Quốc. Người ta không biết cục diện Tam Quốc trên thế giới hiện nay sẽ ra sao nếu như Nga và Trung Quốc thật sự trở thành những đồng minh chiến lược. Tuy nhiên câu chuyện liên Nga kháng Trung hay liên Nga kháng Mỹ vẫn còn là một câu hỏi lớn mà chìa khóa thuộc về việc hoạch định chiến lược của hai nước Mỹ – Trung.

Với hơn một tỷ dân và mạng lưới Hoa kiều đông đảo phân bổ khắp thế giới, nhân tài trên các lĩnh vực ngày càng gia tăng đông  đảo, với nguồn sức mạnh và cố kết văn hóa, Trung Quốc có lợi thế trong một cuộc đua dai sức và đường trường. Nước Mỹ, với thế mạnh kinh tế và quân sự hùng hậu, hệ thống đồng minh vững chắc, có lợi thế với những đòn tấn công bao vây và phủ đầu toàn diện. Cơn giận dữ tức thời hay cuộc chiến tranh lạnh 2.0 của Rồng và Đại bàng sẽ quyết định tương lai thế kỷ 21 và có thể là rất xa hơn nữa của chúng ta.

Tác giả Nguyễn Phú Trường là Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.


 

Posted on 11/10/2018 by The Observer

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

 

Những hành động của Mỹ nếu được khâu nối lại sẽ cho thấy một mặt trận khá chỉnh thể đang giăng ra với Trung Quốc. Từ việc đánh thuế hàng hóa cho tới nay là 250 tỷ đô la và có khả năng sẵn sàng nâng lên mức hơn 500 tỷ đô la, tranh chấp Mỹ Trung đang mở rộng sang các mặt trận kinh tế và thậm chí là ngoại giao và quân sự.

Mỹ trong năm 2018 tiếp tục duy trì sự ủng hộ và bán vũ khí cho Đài Loan với trị giá 1,4 tỷ và 330 triệu đô la. Sự hiện diện máy bay B52 của Mỹ và tàu chiến của các nước Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Australia trên biển Đông đang tạo ra những căng thẳng và sức ép lớn đối với Bắc Kinh. Trên mặt trận kinh tế, việc ký kết hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) và có khả năng sau đó là với Nhật Bản, EU, Hàn Quốc đang tạo ra nền tảng để Mỹ dàn thành trận thế và tập trung sức lực trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Vậy Trung Quốc đang ứng phó ra sao? Phản ứng ban đầu là khá mạnh mẽ, với mức đánh thuế vào hàng hóa Mỹ tương ứng với 50 và 60 tỷ đôla. Tuy nhiên gần đây người ta đang thấy sự xuống thang tương đối mềm mại, ngoài cứng trong mềm của Bắc Kinh. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải tại cuộc gặp gỡ các quan chức Mỹ và các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa hai cường quốc trong khi tư tưởng “cạnh tranh” với Trung Quốc đang trở nên phổ biến và giới tinh hoa Mỹ. Để kích thích nền kinh tế, hạn chế làn sóng các nhà đầu tư rút tiền khỏi Trung Quốc, gần đây Bắc Kinh đã thực hiện giải pháp nới lỏng tiền tệ, bơm 750 tỷ nhân dân tệ tương đương 109,2 tỷ đô la vào hệ thống ngân hàng.

Người ta đang đặt dấu hỏi về những diễn biến tiếp theo trong mối quan hệ giữa hai cường quốc bên miệng hố của chiếc “bẫy Thucydides”. Kết quả cuộc đối đầu bên cạnh nội lực sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc lôi kéo và hỗ trợ của các đồng minh mỗi nước. Nước Mỹ có mối quan hệ khăng khít với EU, Nhật Bản là những đối tác mạnh, vẫn đang giữ vai trò đầu tàu về kinh tế, khoa học và quân sự trên thế giới. Cho dù đang phải đối mặt với những cáo buộc về tranh chấp thương mại, các vấn đề về toàn cầu hóa, những đối tác lớn này không dễ rời xa nhau. Việc này đã được chứng minh qua những nỗ lực không thành của Bắc Kinh trong cố gắng lôi kéo thành lập một mặt trận chung chống cuộc chiến thương mại của Mỹ. Từ Canberra đến London và Berlin, các nước Châu Âu đang nghi ngại và dựng lên những rào cản chống lại làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cao, nhạy cảm của Trung Quốc.

Những nước có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc như Nga, Iran, Pakistan… liệu có phải là những đối tác và đồng minh tin cậy, có thể giải quyết những vấn đề toàn cầu và mang tính chiến lược như vậy? Mối quan hệ ngày càng khăng khít và cuộc tập trận chung Vostok – 2018 giữa Nga và Trung Quốc đã gửi những thông điệp về sức mạnh không thể xem thường tới Washington và các đối tác Châu Âu. Chính sức ép và các lệnh trừng phạt của Mỹ đã đẩy Nga từ mối quan hệ đầy nghi ngờ và gượng ép trở nên nồng ấm và thân thiết hơn với Trung Quốc. Người ta không biết cục diện Tam Quốc trên thế giới hiện nay sẽ ra sao nếu như Nga và Trung Quốc thật sự trở thành những đồng minh chiến lược. Tuy nhiên câu chuyện liên Nga kháng Trung hay liên Nga kháng Mỹ vẫn còn là một câu hỏi lớn mà chìa khóa thuộc về việc hoạch định chiến lược của hai nước Mỹ – Trung.

Với hơn một tỷ dân và mạng lưới Hoa kiều đông đảo phân bổ khắp thế giới, nhân tài trên các lĩnh vực ngày càng gia tăng đông  đảo, với nguồn sức mạnh và cố kết văn hóa, Trung Quốc có lợi thế trong một cuộc đua dai sức và đường trường. Nước Mỹ, với thế mạnh kinh tế và quân sự hùng hậu, hệ thống đồng minh vững chắc, có lợi thế với những đòn tấn công bao vây và phủ đầu toàn diện. Cơn giận dữ tức thời hay cuộc chiến tranh lạnh 2.0 của Rồng và Đại bàng sẽ quyết định tương lai thế kỷ 21 và có thể là rất xa hơn nữa của chúng ta.

Tác giả Nguyễn Phú Trường là Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.


Tác giả bài viết: Nguyễn Phú Trường là Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập25
  • Hôm nay15,885
  • Tháng hiện tại305,210
  • Tổng lượt truy cập35,951,555
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây