10 câu nói kinh điển của cổ nhân, mỗi ngày đọc một lần, cả đời sẽ được lợi

Thứ ba - 09/10/2018 05:35

10 câu nói kinh điển của cổ nhân, mỗi ngày đọc một lần, cả đời sẽ được lợi

Những câu nói của cổ nhân tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Đây là những câu nói mà chỉ cần bạn hiểu được cả đời sẽ được hưởng lợi.
10 câu nói kinh điển của cổ nhân, mỗi ngày đọc một lần, cả đời sẽ được lợi 
ảnh minh họa
 

 

1. Con người sống giữa đất trời, cũng giống như con ngựa chạy qua vạch ngăn cách mỏng manh, chớp mắt một cái đã xong rồi

Danh lợi chỉ là những thứ phù phiếm mà chúng ta phải dồn bao tâm sức mới giành được. Thế nhưng, đời người ngắn ngủi lắm, chỉ khoảng mấy chục năm thôi, có khác nào một giấc mơ đâu. Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách trân trọng những thứ đáng quý, buông bỏ những tranh chấp vô nghĩa, quên hết bao phiền muộn sầu lo để được sống một cuộc đời thảnh thơi, vui vẻ.

 

2. Nước không đủ thì không đẩy được chiếc thuyền lớn, gió không đủ thì không dang nổi đôi cánh to

Chiếc thuyền lênh đênh giữa biển khơi phải dựa vào sức nước, đại bàng muốn sải cánh trên trời cao cũng còn phải xem sức gió. Không có đủ sức nước, chiếc thuyền chẳng thể cập được bến, không có đủ sức gió, đại bàng cũng chẳng thể bay suốt quãng đường dài.

Con người muốn thành việc đại sự, thì buộc phải sống thực tế và tập bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất.

 

3. Bỏ những thị hiếu không tốt, cấm những dục vọng không đúng bổn phận, như vậy có thể tránh được nhiều hệ lụy. Ức chế những hành vi không đúng đắn, giảm thiểu các hành vi xấu, như vậy có thể tránh được sai lầm

Người xưa luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trừ bỏ dục vọng. Khổng Tử nói: “Vô dục tắc cương”, nghĩa là “Không có dục vọng ham muốn thì ắt sẽ mạnh mẽ kiên cường”. Bỏ đi những dục vọng dư thừa, mới có thể cương trực không a dua người. Nhưng những đạo lý này nói ra rất dễ, làm được lại rất khó. Ví như “thị hiếu”, “dục vọng” đều là những cái khó mà nhất thời thay đổi được. Nếu thực sự có thể thực hiện được, cần phải lý giải sâu sắc, sau đó dựa vào ý chí kiên cường, lớn mạnh để thực hiện, thì mới có thể thay đổi được.

 

4. Muốn chí hướng kiên định, dốc sức thực hiện, thì phương pháp tốt nhất, không gì bằng đa mưu suy nghĩ sâu xa; phương thức an toàn nhất, không gì bằng an lòng chịu nhẫn nhục; nhiệm vụ quan trọng ưu tiên nhất, không gì bằng tu đức

Toàn tâm dốc sức thực hiện chí hướng, thì đó là cái gốc của lập thân, thành tựu danh vọng. Tầm quan trọng của lập chí cũng không cần nói nhiều. “Chim sẻ, chim én sao biết được chí chim hồng, chim hộc”, từ xưa đến nay, người trong lòng ôm chí lớn đều cô độc. Hoàng Thạch Công gọi đó là: “Tâm độc hành”. Muốn lập chí lớn, làm được đại sự, không thể không an tâm dưỡng đức, dũng cảm chịu nhẫn nhục, mưu tính kế hoạch tỉ mỉ kỹ lưỡng.

 

5. Không thể nói chuyện biển cả với con ếch ngồi đáy giếng, chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè.

Chúng ta chẳng thể nói những chuyện ngoài biển khơi mênh mông với một con ếch chỉ biết quẩn quanh nơi đáy giếng, cuộc sống bị bó hẹp trong tầng tầng lớp lớp giới hạn. Với lũ côn trùng chỉ sống trong mùa hè nắng ấm, người ta cũng không thể kể lể câu chuyện về băng tuyết giá lạnh, bởi chúng chẳng bao giờ có cơ hội được trải nghiệm và cảm nhận cả.

Khi giao tiếp với người khác, cần phải chú trọng cách trình bày, phải dựa vào hoàn cảnh và độ hiểu biết của đối phương để bàn luận. Nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là một bên cứ "đàn gảy tai trâu", còn một bên lại cho rằng người kia đang "không nói tiếng người".

 

6. Người có tài chẳng cần nói nhiều, chỉ có những kẻ bất tài vô dụng mới hay khoe khoang, thể hiện.

Một người thông minh sẽ chẳng bao giờ phải mất công trình bày này nọ hay chứng minh điều gì bằng lời nói, bởi "người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo". Còn đối với những kẻ mồm năm miệng mười, luôn thích thể hiện mình giỏi, ra vẻ ta đây thường sẽ rơi vào tình trạng "nói dài, nói dai thành nói dại" và sớm muộn gì cũng sẽ phải "hiện nguyên hình" mà thôi.

Đôi khi lời nói sẽ bộc lộ sự hiểu biết và trí tuệ của con người, nhưng có những lúc trầm mặc lại thể hiện được sự uyên thâm, chín chắn của họ.

 

7. Trong lòng đã có tài năng, ngậm miệng không nói, thuận ứng với thời cơ, như thế có thể tránh xa oán hận và không bị tội lỗi

Có tài năng để dựa vào nên không dao động, có chỗ đứng nên không bị trở ngại, như thế ắt sẽ lập được công danh. Cần cù lại chăm chỉ, thiện lương lại thiện lương nữa, như thế ắt sẽ đảm bảo lâu dài. Lập công không gì bằng biết giữ gìn, đảm bảo lâu dài không gì bằng không mắc lỗi”.

Làm việc kiên định không lay chuyển, chính trực kiên cường, như thế mới có thể lập công dựng nghiệp.

Làm người cố gắng, nỗ lực, tâm địa thiện lương, như thế mới có mở đầu đẹp và kết thúc đẹp.

 

8. Mưu sự không có chủ kiến ắt lâm vào cảnh khốn đốn, làm việc không có chuẩn bị tất xôi hỏng bỏng không.

Người hay chần chừ, do dự, làm việc không quyết đoán thường sẽ bỏ lỡ những cơ hội quan trọng, không cách nào vãn hồi được, bởi có những cơ hội chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong đời mà thôi.

Làm việc gì cũng cần phải có những phương án dự phòng, cần biết dự liệu để có thể kịp thời xoay sở khi xảy ra những sự cố ngoài ý muốn. Nếu không biết nắm bắt thời cơ thì từ việc lớn cho tới việc nhỏ sẽ sớm tan tành mây khói.

 

9. Chỉ có dùng tình cảm chân thật mới có thể khiến người ta cảm động.

Người chân thành là người sống thật với cảm xúc của mình và có thể dễ dàng dùng tình cảm chinh phục đối phương. Còn người không chân thành thì dù có cơ trí, khôn ngoan cách mấy cũng khó có thể lay động được lòng người.

Chỉ có sự chân thành tột bậc mới đủ sức cảm hóa hay khiến cho người ta cảm động, vì vậy, cho dù làm gì cũng luôn phải chú ý gìn giữ cái tâm.

 

10. Tự mình hoài nghi mình thì sẽ không tin người khác. Tự mình tin mình thì sẽ không nghi ngờ người khác. Kẻ ác quyết chẳng có bạn bè chính trực. Cấp trên lươn lẹo ắt chẳng có cấp dưới cương trực

Tâm lý hồ nghi đa phần là có nguồn gốc từ thiếu tự tin. Nói cách khác, giả sử chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tài cán, năng lực và phẩm hạnh của bản thân mình, thì tự nhiên chúng ta sẽ không nghi ngờ người khác đối đãi thế nào với mình.

Người ta thường nói: vật tụ theo loài, người chia theo nhóm. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể căn cứ vào bạn bè mà một người kết giao để biết được người đó. Vì người có nhân phẩm, hành vi không đoan chính, thì bạn bè họ kết giao đại đa số là chẳng ra gì. Khi chúng ta kết giao bạn bè, đầu tiên phải xác định rõ tiêu chuẩn của bản thân, kết giao với những người phẩm hạnh đoan chính, tâm địa thiện lương, vui vẻ giúp đỡ người khác, cần cù cố gắng có chí tiến thủ. Bạn bè như thế sẽ là bạn tốt, cả đời chúng ta sẽ có được rất nhiều trợ giúp và điều hữu ích.


Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập24
  • Hôm nay15,885
  • Tháng hiện tại308,776
  • Tổng lượt truy cập35,955,121
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây