Lúc này, gần như toàn bộ tia sáng bị bật ngược trở lại, ra khỏi hạt tuyết. Vì thế, tuyết giữ nguyên màu sắc của ánh sáng Mặt trời là màu trắng.
Tuy nhiên, tuyết có khá nhiều màu sắc khác nhau từ màu vàng, màu đỏ, màu đen... Theo các chuyên gia, hiện tượng ô nhiễm môi trường, không khí là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tuyết có màu lạ như vậy.
Tuyết có khá nhiều màu sắc khác nhau từ màu vàng, màu đỏ, màu đen
Vậy nếu ta không nên ăn tuyết có màu vàng, đen... thì phải chăng với tuyết màu trắng - bạn hoàn toàn có thể ăn được. Bởi xét cho cùng, chúng là những tinh thể nước bị ngưng đọng rồi rơi xuống thôi mà.
Nhưng sự thật là bạn không nên ăn bất cứ loại tuyết nào, dù cho nó có màu trắng đi chăng nữa. Đây cũng là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học môi trường của các chuyên gia thuộc Đại học McGill ở Montreal (Canada).
Lý do được đưa ra đó là trên đường những tinh thể đá rơi xuống mặt đất, chúng đã vô tình hấp thụ rất nhiều chất có hại, bao gồm cả bụi, chất hóa học có trong bầu không khí.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, có 3,3 triệu người chết mỗi năm do hít phải những chất độc hại, hạt vô tình tồn tại trong không khí.
Bên cạnh đó, sự góp mặt của các chất cacbon monoxit (CO), dioxit lưu huỳnh, chất chlorofluorocarbons (CFCs), khí NO2 có trong chất thải của công nghiệp và xe cộ khiến bầu không khí có mùi khó chịu và giảm tầm nhìn xa.
Bởi vậy, việc bạn ăn số tuyết đang rơi xuống, bạn đang gián tiếp đưa những chất có hại cho sức khỏe vào trong cơ thể mình.
Theo các chuyên gia, các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể tạo ra xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, và cả thực phẩm chúng ta tiêu thụ. Một nghiên cứu mới của các chuyên gia thuộc ĐH McGill ở Canada đã được tiến hành.
Theo đó, các chuyên gia đã mô phỏng hiện tượng tuyết rơi trong một căn buồng kín, gọi là "buồng tuyết". Nhóm nghiên cứu cũng "xả" vào trong căn phòng các chất gây ô nhiễm môi trường như khí thải xe hơi, bụi bẩn, khí thải... và đo lượng bám trụ lại của những chất này trong tuyết
Kết quả là cùng với carbon hữu cơ, nồng độ các chất ô nhiễm độc hại khác bao gồm cả benzene, toluene, ethylbenzene và xylene - những chất dễ gây dị ứng trong và sau mỗi lần chạy thử nghiệm.
Các chuyên gia còn phát hiện, chỉ sau một giờ tiếp xúc, mức độ chất ô nhiễm trong tuyết còn tăng lên đáng kể bởi những chất độc hại đã ngấm vào và mắc kẹt trong tinh thể, túi khí bên trong hạt tuyết. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng dù thực sự thích thú trước hiện tượng này thì bạn cũng đừng nên "nếm" thử chúng vì sức khỏe của chính bản thân mình.
Tác giả bài viết: Thanh Thanh
Nguồn tin: Nguồn: IFLScience
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn