Sai lầm vứt bỏ thực phẩm và thuốc men...

Thứ sáu - 02/02/2018 08:03

Sai lầm vứt bỏ thực phẩm và thuốc men...

Đồng ý với nội dung bài viết của ông Brad Mackee/AARP Bulletin: 1. Về thực phẩm có 2 loại: a- Loại tươi sống, tức chưa chế biến, chưa nấu, chưa xào, chưa kho hay rang (các loại thịt, cá, đậu, trứng ... thì ta nên theo dõi tình trạng tươi tốt của các loại rau, quả, hạt mà sử dụng, đừng vất đi uổng lắm.
Đồng ý với nội dung bài viết của ông Brad Mackee/AARP Bulletin:
1. Về thực phẩm có 2 loại:
a- Loại tươi sống, tức chưa chế biến, chưa nấu, chưa xào, chưa kho hay rang (các loại thịt, cá, đậu, trứng ... thì ta nên theo dõi tình trạng tươi tốt của các loại rau, quả, hạt mà sử dụng, đừng vất đi uổng lắm.
b. Các loại thực phẩm đã chế biến như cơm cháo đã nấu, canh rau, canh thịt, phở, bún bò, riêu cua, ốc… thì bỏ trong tủ lạnh (ngăn dưới mát) thì có thể theo dõi xem các thức ăn đó có thay đổi mầu sắc chưa, có mùi hôi chưa, nếu có thì nên bỏ, còn nếu không có mùi hôi thì không nên bỏ, và nếu có "chút nghi ngờ" thì nên nấu sôi hay hâm nóng trong microwave để diệt trùng rồi ăn được không sao. Trong các bài giảng về vi trùng, các bác sĩ giáo sư y khoa thường "nói đùa" rằng chính vi trùng cũng là một nguồn protein (chất bổ dưỡng đấy, vì các vi trùng là các sinh vật, động vật). Sữa chua (yaourt) là hiện tượng lên men dấm (chua) do các men dấm (vi trùng tiết ra phân hóa tố lactase là phân hóa tố làm lên men sữa, nếu ta biết làm cách bớt chua, chúng ta vẫn ăn được ngon lành và bổ ích. Trong bao tử, ruột chúng ta có một số vi trùng (mà y khoa gọi là vi trùng tốt flore intestinale) sinh sống gúp biến hóa nhiều chất tốt cho cơ thể.. Năm 1978, xuống làm việc tại bệnh viện Cà Mâu, làm trưởng phòng ngoại chẩn nhi khoa, mỗi khi cho toa thuốc thì toa thường bị các dược sĩ trả lại với lý do không có thuốc (vì thuốc bị "nhà nước ta" chở về Bắc hết rồi còn đâu, ngay đến cả aspirine, và thuốc ho vào dịp cảm cúm cũng không có, tôi phải đến pharmacy hỏi, thì các cô dược sĩ chỉ trên kệ bảo chỉ còn mấy thứ đó không có thứ nào anh cho hết, tôi bèn phải nói với các cô dược sĩ để tôi trèo nên kệ xem thử và tìm các thuốc "đơn" trong các thuốc “kép” pha chế nhiều thứ xem thứ nào có trong đó rồi cho toa thì các cô dược sĩ mới dám giao thuốc cho bệnh nhân. Có một kỷ niệm vui mà tôi vẫn nhớ mãi là trong số 2 cô dược sĩ trẻ (và 2 nha sĩ trẻ) có cô Khổng Thị Tú Anh là con thầy giáo Khổng Trọng Thu, tác giả sách tập đọc mà tôi và nhiều người có học sách ấy (xin lỗi thầy đã quên mất tên sách đầy đủ, dù còn nhớ khuôn khổ và bìa sách), nhà thầy ở khu Bàn Cờ... Biết là con thầy mà tôi luôn nhớ ơn thầy nên rất quý cô, nhưng cũng chẳng giúp được gì vì lúc đó bữa ăn còn không no, còn nói gi đến giúp (khi bệnh nhân vô thì ngóc cổ lên khám bệnh, bệnh nhân ra thì gục đầu xuống bàn chịu trận (trong trại học tập cải tạo, người ta còn phải ăn bất cứ thứ gì, mà mấy anh bạn về nói "cứ thấy nhúc nhích được là ăn". Có mấy lần Võ Ngọc Thái bảo mấy nhân viên y tá là: Chủ nhật này, mày bảo vợ mày làm thứ gì để tao và thằng Sắc đến ăn". Tội nghiệp Thái là người Nam (em của cô y tá Võ Thị Bé làm trong Khu Răng Hàm Mặt của thầy Nguyễn Văn Dương (và nha sĩ Trần Quang Đôn -em BS Trần Quang Dự (bác sĩ giáo sư gây mê Đại Học Y Khoa Saigon) và cô giáo Trần Thị Phi Oanh, giáo sư Trung Học Hùng Vương -Đỗ Hữu Phương cũ- là thầy dậy cháu Lê Trí Dũng của tôi) nên cứ yên trí như người Nam vốn chân thành, chất phác, quên rằng lúc đó VC vô, người dân sợ quy chụp thành phần tư sản, đấu tố nên đâu có ai dám mời đến ăn, đến độ ăn mày còn bị chết đói, vì không ai dám cho... nên mấy người y tá im thin thít, chẳng trả lời…
Trở lại chuyện cô DS Khổng Thị Tú Anh, có lần về phép thăm cha mẹ ở Saigon, xin tôi một toa thuốc mua vài thứ thuốc cần cho gia đình, thấy thật tội nghiệp, ngày xưa thuốc thang e hề, có bao giờ dược sĩ phải đi xin toa mua thuốc đâu, đến độ chẳng bao giờ thắc mắc về thuốc thang, mà nay phải ra xin tôi ký toa thuốc mua 2 thứ thuốc. Tôi bảo cô muốn gì thì cứ ghi vào toa, tôi sẽ ký. Chỉ ký cho cô một toa thuốc nhỏ mọn vậy mà cô cũng cảm thấy ngại ngùng, cứ hỏi anh có gửi về cho cha mẹ thứ gì không em đem về cho. Ngày ấy VC kiểm soát “kinh tế kỹ lắm, đem về 5, 3 ký gạo cho gia đình cũng không được, thế mà cô cứ năn nỉ “trả ơn” bằng cách nói mãi, tôi đành đưa hộp sữa nhờ cô chuyển về. Về Saigon, cô đưa xuống nhà ở Phú Thọ ngay. Sau đó, tôi vượt biên (tháng 2 năm 1979), không biết thầy cô và cô Tú Anh có đi được không, tôi không biết tin tức gì. Bây giờ, nếu cô Tú Anh nếu ở ngoại quốc thì cho biết để hỏi thăm gia đình.
Sở dĩ tôi nhắc đến chuyện này là tôi muốn nói đến chuyện” thuốc cũ”. Ngày đó, thuốc cũ đến thế nào mà các bác sĩ lắc lên mà thuốc (nước) không đục là cứ chích, cứ uống, còn thuốc viên mà không biến mầu thì cứ việc dùng… Ngày tôi vượt biên, đi ba cậu cháu (Lê Thị Kim Ngân, Lê Trí Dũng), chủ tầu bớt cho tôi “một cây” để lấy tiền mua thuốc đặng khi cần dọc đường thì có thấy thuốc, có thuốc… Ngày đó, tôi tự dưng nhớ mang theo thêm cái ống thông bọng đái (thông bí tiểu), trên tầu thông được cho một bà bầu và một thanh niên vì vượt biên sợ quá, nín tiểu lâu, bàng quang căng lâu, không còn co bóp tống nước tiểu ra được, nên tôi có 2 dịp “hành nghề” ngày ấy. Các thuốc ngày ấy đem đi (toàn là thuốc chữa bệnh), hầu như chẳng cần gì nên vẫn còn đến bây giờ, thuốc nước vẫn trong, thuốc viên vẫn không đổi mầu. Được vậy là mừng vì Chúa cho mọi người bình yên, không mất mát người nào, chứ nếu mà phải dùng tới thuốc thang là điều không tốt. Trong giới y khoa thường nói “ngay thuốc bổ cũng độc” nên tôi và 2 cháu chẳng cần đụng đến một viên thuốc nào mà ngay cả cha Lê Ngọc Triêu (đi cùng tầu) cũng không bao giờ cần đến. Ngày đó, ở Pulau Bidong có bệnh xá và có nơi khám bệnh từng khu mà cũng ít người khám bệnh chứ không xếp hàng dài như tại Việt Nam !!! Lại có tầu “Il de Lumimèrre” (Đảo Ánh Sáng của Pháp đến giúp) nên những người bệnh nặng được giới thiệu xuống trị bệnh, mổ và những sản phụ được sinh đẻ săn sóc cẩn thận.
Ngày ấy, tháng 3/1979,  gặp DS Trần Hán Hồ ở đảo Pulau Bidong Lúc ấy, DS Trần Hán Hồ đang làm Trưởng Ban Vệ Sinh Phòng Dịch, tôi bèn theo giúp. Đến Khi DS Hồ được đi tỵ nạn thì tôi thay thế, và từ đó tôi viết các bài hướng dẫn về vệ sinh, ngăn ngừa bệnh tật, ví tình trạng ở Đảo Pulau Bidong thật mất vệ sinh nguy hiểm. Tháng 4/1979, em tôi, BS Lê Văn Thu đến được Pulau Bidong, đem được vợ 3 con và hai cháu Hà, Hùng, con kế của bà chi cả. Tôi gộp cả hai cháu Hà Hùng vào gia đình mình. Tháng 10/1979, được đi định cư, gia đình 5 người chuyển trại sang Kuala Lampur, nghĩ đến người ở trại Pulau Bidong, vẫn viết bài hướng dẫn gửi về trại (qua các tầu đưa người tỵ nạn từ Pulau Bidong đến Kuala Lumpur), cho đọc trên máy phóng thanh. Việc lo vệ sinh phòng dịch lúc đó cũng hợp với khả năng của tôi, vì tôi là nhân viên của Khu Y Khoa Cộng Đồng của BS Văn Văn Của tại Đại Học Y Khoa Saigon. Môn Y Khoa Cộng Đồng là môn mới, chỉ Mỹ mới có danh từ Cộng Đồng (community), các khu vực dân cư (cộng đồng) tự lo lấy việc quản trị, kể cả việc góp phần xây trường học, bệnh xà (clinic), bệnh viện (hospital). Chương trình này được đem áp dụng thí nghiệm tại khu nhà cháy Tết Mậu Thân, nhưng việc cũng không được khả quan vì lúc bấy giờ Việt Cộng đã tấn công khắp nơi, nên chính quyền phải lo đối phó với chiến sự.
Sang Trại Chuyển Tiếp (transit camp) ở Kuala Lumpur(Malaysia), có gặp bác sĩ bạn (quên tên) và một nha sĩ (hình như Đào Phi Hùng) kể chuyện có gặp BS GS Bùi Duy Tâm, cùng 30 bác sĩ khác tổ chức vượt biên, trong nhóm có 3 anh em Lộc, Báy, và Đặng Phú Ân…
Cũng xin hõi thăm ông Trần Hồ (người dịch và gửi bài viết này) có phải là Dược Sĩ Trần Hán Hồ không nhỉ? Ngày xuống làm tại bệnh viện Cà Mâu, tỉnh Minh Hải, thì các bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ ở đó đã bỏ đi gần hết. Bên nha sĩ thì còn 2 em nha sĩ trẻ tuổi (hình như một em tên Sơn thì phải), hai cô dược sĩ (một cô là Khổng Thị Tú Anh đã nói đến ở trên, cô kia nhỏ tuổi hơn, nhưng tôi không biết tên), còn các bác sĩ thì đi gần hết, khu nội khoa chỉ còn Bác Sĩ Nguyễn Văn Nhã (vợ là nữ hộ sinh quốc gia, phục vụ tại khu sản khoa), Khu Giải Phẩu chỉ còn Bác Sĩ Phạm Long Phi, dược sĩ chỉ còn Dược Sĩ Nguyễn Văn Hớn, còn Dược Sĩ Trần Hán Hồ đã đi rồi. Riêng BS Nguyễn Văn Hưởng giải phẫu (nổi tiếng là bác sĩ mổ giỏi), gốc là thầy tu công giáo, xuất tu làm bác sĩ, sau vượt biên, sang Mỹ ở thành phố San Gabriel, Nam California. Còn BS Nguyễn Tú Vinh (ông cậu họ nhà tôi) thì cũng là người mổ giỏi, vừa mổ vừa hút thuốc liên tu bất tận. Ông Vinh là bố của Bác Sĩ Nguyễn Tú Hoa (sau lấy BS Vĩnh Đại), còn bà BS Nguyễn Tú Vinh và bà BS Nguyễn Tôn Hoàn là các “cô” ngày xưa được ra Hà Nội học Nữ Hộ Sinh và là những người đầu tiên đã hát bài Sinh Viên Hành Khúc (này sinh viên ơi quốc gia đến ngày giải phóng…) tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Ngày ấy Lưu Hữu Phước chưa theo Cộng Sản.
Khi tôi xuống làm ở Bệnh Viện Cà Mâu thì không biết tên DS Nguyễn Văn Bảy (bà vợ DS Bảy cũng là dược sĩ) vì DS Bẩy đã đi rồi. Sau này gặp ở San Jose, anh mới cho biết anh là em của “bà” Nguyễn Tú Vinh. Và tôi và nhà tôi thường đùa chào anh bằng “ông” (vì là em “bà mợ” mà). Câu cuối cùng, xin nhắc lại thực phẩm và thuốc là những “của quý”, không nên vất đi phí phạm nghe quý vị.
BS Lê Văn Sắc
On Wednesday, January 31, 2018,  PST, 'luu vu' via DiendanTuoiHac <xomnhala_yamaha@googlegroups.com> wrote:
 
 
 
F-rom: Tran Ho TranHo 
 
 
 
 Sai lầm vứt bỏ thực phẩm... 

                                Hiểu sai về hạn sử dụng
 
MỘT BÀI RẤT ĐÁNG ĐỌC.
 
Vì hiểu sai về hạn dùng, 90% người  Mỹ ngay cả người vn cũng vậy! 
Họ đã phạm sai lầm là vứt bỏ thực phẩm và thuốc quá sớm.
 
1/. Thực phẩm
 
image
 
Họ nghĩ rằng thực phẩm sẽ không còn dùng được sau ngày qui định đó, trong khi thật ra ý nghĩa đúng nhất mà các nhà sản xuất muốn nói đến là thực phẩm sẽ đạt tình trạng tươi tốt nhất vào ngày qui định trên nhãn hiệu, chứ không phải là sẽ bị hư hỏng ngay sau ngày đó. 
 
image
 
Một cuộc nghiên cứu mới đây do ban bảo vệ nguyên liệu thiên nhiên phối hợp với ban quy định điều lệ thực phẩm của đại học Harvard cho thấy phần đông người tiêu dụng thường lẫn lộn về ý niệm “bán đến ngày” (sell by), “tiêu thụ đến ngày” (use by), “dùng tốt nhất trước ngày” (best before).
 
Theo bà Dara Gunders, một trong những người tham gia cuộc nghiên cứu trên thì ý niệm lệch về ngày tháng hết hạn khiến cho biết bao thực phẩm và nguyên liệu để chế biến chúng đã bị lãng phí vì ai cũng sợ ăn vào sẽ mang bệnh. 25% người dân thậm chí còn vứt bỏ thực phẩm sớm hơn ngày quy định. 
 
Nhóm nghiên cứu trên nghĩ rằng nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn chính là vấn đề thiếu sót của liên bang trong việc xác định tiêu chuẩn từng nguồn thực phẩm, đưa đến sự tự tiện ra luật lệ ở cấp tiểu bang về cách đánh giá thực phẩm và cách ghi ngày tháng hạn định trên bao bì.
 
image
 
image
 
 
image
 
Nói cách khác như bà Dara Gunders nhận định thì thật là một việc rối nùi, mà hậu quả gây ra khiến cho hằng năm có 40% thực phẩm còn tốt không được sử dụng tới, trị giá lên đến 165 tỉ đô la, tính bình quân ra là 455 đô la lãng phí đối với một  gia đình 4 người. 
 
Cũng theo các nhà nghiên cứu thì trong khi họ đang đề nghị các bộ ngành thực phẩm phải có một công thức chuẩn mực rõ ràng về thời hạn, cách tốt nhất đối với người tiêu dùng là tự tìm hiểu cấu trúc thực phẩm và cách bảo quản, tồn trữ của từng loại thức ăn, trong đó một kiến thức quan trọng là cách xử dụng hữu hiệu  tủ lạnh để vừa bớt tốn điện vừa kéo dài sự tươi tốt của thực phẩm.
 
image
 
2/. Thuốc
 
Hàng năm người Hoa Kỳ đã liệng đi cả tỷ bạc Mỹ Kim thuốc Tây mà nhãn hiệu của các nhà bào chế nói là "quá hạn" theo lời dặn là phải của các dược sĩ là phải vứt đi.
Sự thật như thế nào?
Có phải liệng đi những thuốc "bị quá hạn" không?
Có đúng là thuốc "bị quá hạn" sẽ hết hiệu nghiệm hay là sẽ "hư hại" sau ngày "quá hạn" dán ngoài hộp thuốc?
 
Gerald Murphy, là một dược sĩ nay đã về hưu hiện cư ngự tại Ormond Beach, TB Florida không nghĩ như thế. Ông ta nói rằng đa số các thuốc "quá hạn" vẫn còn tốt và hiệu nghiệm nhiều năm sau ngày "hết hạn", mà do các hãng dược phẩm "cố ý" dán vào bao thuốc, để bắt người tiêu thụ phải mua thuốc mới để kiếm tiền mà thôi.
 
image
 
Ông đã trải qua cả chục năm tranh đấu cho việc "đặt để ngày hết hạn thuốc" phải dựa trên tiêu chuẩn khoa học chứ không phải dựa theo "chu kỳ" do các hãng dược phẩm tự ý "chọn lựa" được. Tại nhiều Tiểu Bang các dược sĩ tự động "cho" một ngày quá hạn khác - nhiều khi sớm hơn ngày quy định của các hãng bào chế nữa. Ông nói: "Họ làm tiền bằng cách khuyến khích người tiêu thụ liệng đi những thuốc hãy con tốt, để mua thuốc mới."
 
Ông Murphy được một "thắng lợi nho nhỏ" năm 2005, là Quốc Hội Florida đã nói với Hiệp Hội các dược sĩ Florida là "Không cần phải ghi ngày quá hạn trên các hộp thuốc nữa" như họ đã làm từ năm 1993.
 
Ông Murphy không phải hành động đơn độc. Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm, Thuốc Men Hoa Kỳ ( US Food and Drug Administration=FDA ), trong những thử nghiệm cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, đã xác nhận rằng đa số các thuốc tây bán theo toa bác sĩ, hay bầy bán tại các tiệm thuốc vẫn còn hiệu nghiệm và an toàn rất lâu sau ngày "quá hạn" của các nhà bào chế. ( The U.S. Food and Drug Administration, in tests for the Defense Department has determined that most prescription and over-the-counter drugs remain safe and effective long after the manufacturer's expiration date - in some cases, may years longer.)
 
image
 
Nhưng khảo cứu của cơ quan FDA không kể đến những thuốc để trong những phòng tắm có hơi ẩm hay trong xe nóng bỏng mùa hè. Bà Mary L. Euler, phụ tá khoa trưởng tại trường Đại Học Dược Khoa Missouri tại Kansas City, và là phát ngôn viên của Hiệp Hội Dược Phẩm Hoa Kỳ nói:
 
"Tôi có nghĩ rằng một cuộc khảo cứu rất cần thiết để tìm hiểu rõ về vần đề này không? - Tôi tin chắc chắn như vậy"
 
Năm 2001 Hiệp Hội Dược Sĩ Toàn Quốc Hoa Kỳ yêu cầu kỹ nghệ bào chế thuốc Tây đầu tư vào việc nghiên cứu kia, nhưng không được trả lời. (*)
 
Dân Biểu CH-Tb Pennsylvania là Tim Murphy đã yêu cầu cơ quan FDA cho một ban chuyên viên nghiên cứu riêng về vấn đề "quá hạn này".
 
Ông nói: "Có cái gì rõ ràng là không ổn. Ngay bây giờ, các ngày quá hạn đều do các nhà bào chế thuốc tự động quy định, làm sao mà biết được thực hư?"
 
image
 
Ông Armon Neel Jr, một dược sĩ tại Griffin TB Georgia mà công tác đặc biệt là xem xét lại các loại thuốc dùng trong các nhà dưỡng lão và phải ký giấy huỷ bỏ các loại thuốc "hết hạn" quả làm lòng ông không yên ổn. 
Ông nói: " Thấy thuốc bị đưa vào lò đốt đi - cả triệu triệu Mỹ Kim - thật không đúng chút nào hết. " 
Các bệnh nhân nào nếu còn thuốc dư, mà nghĩ rằng hãy còn tốt thì nên hỏi bác sĩ riêng của mình. 
 
(*) .- Các nhà bào chế làm thinh là đúng quá rồi, vì chạm đến túi tiền của họ. Bệnh nhân và người tiêu thụ phải vứt thuốc cũ đi để mua thuốc mới thì họ được lợi bao nhiêu? Nên nhớ rằng mỗi năm có hàng ngàn dự luật "làm lợi" cho người dân Hoa Kỳ bị "nằm chết" trong các hộc bàn của các vị Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, nhất là các vị được làm Trưởng Ban hay Trưởng Tiểu Ban.
 
image
 
Vì dụ điển hình là "Dự Luật cho người dân Hoa Kỳ mua thuốc từ bên Canada giá rẻ bằng 1/10 giá thuốc ở Mỹ" đã chết thảm vì sự "chống đối mãnh liệt" (chạy chọt vận động - lobby) của các hãng bào chế Hoa Kỳ và Hiệp Hội Dược Sĩ Mỹ Quốc.
 
Việc đề nghị hỏi các ông bác sĩ gia đình cũng không xong, vì mấy vị bác sĩ này không có rành về thuốc lắm vả lại họ còn sợ bị đưa ra toà nữa, nếu "cho phép" bệnh nhân dùng thuốc cũ rồi sau naỳ sinh chuyện không lành.
 
 

Tác giả bài viết: Brad Mackee /AARP Bulletin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập175
  • Hôm nay8,544
  • Tháng hiện tại271,706
  • Tổng lượt truy cập35,918,051
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây