Dấu ấn tuần qua: Thành thật với Jerusalem, thành thật với lịch sử

Thứ hai - 11/12/2017 04:45

Dấu ấn tuần qua: Thành thật với Jerusalem, thành thật với lịch sử

Nhiều lời chỉ trích và nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel hôm 6/12.

Người ta cảm thấy khó hiểu, vì sao đang yên đang lành ông Trump lại “rước vạ vào thân” khi quyết định thực hiện điều mà các tổng thống trước ông luôn tìm cách né tránh?

Một lý giải được nhiều người đồng thuận, là ông Trump muốn hoàn thành lời hứa với cử tri trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái. Nhưng cách giải thích cho việc này lại có nhiều khác biệt.

Một số người cho rằng ông Trump cố gắng hoàn thành lời hứa đơn thuần chỉ để giữ lá phiếu ủng hộ từ những người gốc Do Thái hoặc những cử tri thân Do Thái.

Một số khác lại tin rằng đây là hành động chứng tỏ chuẩn mực đạo đức của ông Trump. Nhiều chính trị gia có thể hứa lấy được để lôi kéo cử tri, sau khi đắc cử sẵn sàng “quên” tất cả những lời hứa đó. Nhưng ông Trump không phải là loại người như vậy. Chúng ta có thể thấy ông luôn cố gắng thực hiện những lời hứa khi tranh cử của mình, từ vấn đề nhập cư đến việc xây bức tường Mexico…

 

 

 

Một lý giải khác, đến từ chuyên gia Heather Hurlburt, cố vấn cấp cao tổ chức Mạng lưới An ninh quốc gia trụ sở tại Washington, là ông Trump cảm thấy không thoải mái khi cứ 6 tháng 1 lần phải đặt bút ký sắc lệnh trì hoãn để giữ Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv.

Điều này bắt nguồn từ năm 1995, khi cả 2 đảng và 2 viện của Nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật Đại sứ quán Jerusalem, theo đó Đại sứ quán Mỹ cần phải được đặt ở Jerusalem. Tuy nhiên, kể từ khi luật này được thông qua, các Tổng thống Mỹ trước đây lại liên tục trì hoãn việc phê chuẩn thực thi nó.

Cũng như Tổng thống Trump hiện nay, các vị tổng thống trước đây đều nhận thức rõ họ sẽ trở thành tâm điểm của búa rìu dư luận nếu đặt bút ký thực thi đạo luật này. Do đó, họ luôn tránh né việc thực thi mong muốn của Nghị viện – cơ quan đại diện cho tiếng nói của người dân – với lý do rất “cao cả” là để “không làm tổn hại đến tiến trình hòa bình” ở Trung Đông.

Quang cảnh Jerusalem (Ảnh: Wikipedia)
Quang cảnh Jerusalem (Ảnh: Wikipedia)

Tuy nhiên, thực tế là việc trì hoãn của họ chẳng giúp gì cho tiến trình hòa bình của Trung Đông. Căng thẳng Israel – Palestine vẫn còn nguyên như cách nay hơn 20 năm.

Hôm thứ Tư (6/12), Tổng thống Trump đã bình luận rằng quyết định của ông là “công nhận thực tế”. Tất cả chúng ta đều biết rằng Tổng thống cảm thấy như thế nào về “tin giả mạo”. Hóa ra, ông cũng không thích “lịch sử giả mạo”. Hòa bình ở Trung Đông sẽ không bao giờ xảy ra nếu chúng ta cứ nói dối về lịch sử.

Tin giả gây ra nhiều vấn nạn cho xã hội. Lịch sử giả còn tai hại hơn. Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là cần bảo vệ sự trung thực của lịch sử. Để bảo vệ tính chân thật của lịch sử về vấn đề Jerusalem, có 3 điểm cần lưu ý.

Thứ nhất, việc bác bỏ Nhà nước Do Thái của Israel và phản đối việc Israel tuyên bố Jerusalem là thủ đô của quốc gia dựa trên lịch sử giả mạo.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo chủ chốt đã viết lại lịch sử, phủ nhận sự tồn tại lịch sử của Israel. Con đường tìm kiếm hòa bình ở Trung Đông không thể thông qua việc phủ nhận sự thật lịch sử.

 

 

Một số nước Hồi giáo ngày nay vẽ nên một lịch sử giả mạo kệch cỡm, xoay quanh những tuyên bố rằng chưa từng có một vương quốc Israel cổ đại và người Do Thái chưa bao giờ có một ngôi đền ở Jerusalem.

Không một nhà sử học dòng chính nào và chắc chắn không một nhà khảo cổ có lương tâm nào đồng ý với tuyên bố vô nghĩa như vậy. Tất nhiên Israel cổ đại đã tồn tại – và đã tồn tại ở chính nơi mà Israel ngày nay đang tồn tại.

Nhưng nhiều người Hồi giáo và các nhà lãnh đạo Hồi giáo chỉ đơn giản từ chối chấp nhận sự thật của lịch sử. Và điều kỳ lạ là nhiều nhà lãnh đạo thế giới lại nuông chiều sự giả dối này.

 

Thứ hai, Tổng thống Trump đứng về phía chân thật của lịch sử.

Bằng cách công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Tổng thống Trump khẳng định lịch sử của người Do Thái. Ông cũng sửa chữa một vấn đề lịch sử lâu đời và một sự bất công nặng nề.

Tổng thống Trump không làm gì quá đáng. Sự ủng hộ của ông dành cho Israel là phù hợp với sự ủng hộ của Tây phương cho việc thành lập nhà nước độc lập của Israel thời hậu chiến tranh thế giới thứ 2 và Nạn diệt chủng người Do Thái (Holocaust).

Tổng thống Trump sẽ đến thăm Jerusalem.

Thứ ba, không thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đặt ra một tiền lệ nguy hiểm.

Nếu chúng ta vì e ngại sự trả thù của các phần tử khủng bố Hồi giáo mà phớt lờ sự thật lịch sử, chẳng khác nào chúng ta đang khen thưởng khủng bố. Và nó sẽ ngấm ngầm dẫn đến sự tin tưởng vào các câu chuyện lịch sử giả mạo và các bản đồ giả mạo của thế giới, nơi “Israel” cổ đại chưa từng xuất hiện.

Từ chối lịch sử cổ xưa của Israel giúp những người bài Do Thái chống lại lời tuyên bố của Israel hiện đại đối với đất đai, kể cả thủ đô Jerusalem lịch sử.

Nhiều người Do Thái và Kitô hữu đưa ra các lập luận về thần học, trích dẫn các câu văn của Kinh thánh và những lời tiên tri về Israel là nơi cư ngụ của người Do Thái.

Tranh vẽ Nehemiah xây thành Jerusalem.

Người Do Thái trên thực tế đã sống trên đất Israel hơn 3.000 năm và chiếm thành phố Jerusalem gần như chính xác cách đây 3.000 năm. Họ đã sống ở đó liên tục, mặc dù họ đã không luôn luôn cai trị mảnh đất của mình. Tất cả điều đó đều là sự thật lịch sử, không chỉ đơn giản là vấn đề đức tin.

Do đó, các tuyên bố hợp pháp của Israel đối với đất đai và thành phố Jerusalem phải được chấp nhận – bất kể niềm tin tôn giáo của bạn, hoặc thậm chí nếu bạn không có niềm tin trong bất kỳ tôn giáo nào.

Điều đó, tất nhiên không có nghĩa là người Palestine không có quyền. Họ có. Nhưng kế hoạch hòa bình sẽ không thành công cho đến khi quyền tồn tại của Israel và sự thật lịch sử về Jerusalem được công nhận rộng rãi.

Tổng thống Trump đã đi đúng bước. Những người tôn trọng sự thật lịch sử nên ủng hộ quyết định của ông.

Nếu chúng ta cứ nói dối về lịch sử, thì làm sao có thể xây dựng tương lai?

 

Ưu Đàm

 

 

 

 

Kinh Thánh là có thật? Con dấu của một vị vua trong Kinh Thánh được phát hiện ở Jerusalem

Kinh Thánh là quyển sách được xuất bản nhiều nhất và được đọc nhiều nhất trên thế giới. Nhiều chi tiết trong đó bị nhiều nhà khoa học bác bỏ vì tính huyền hoặc và ảo tưởng. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ và Thần học với niềm tin riêng của mình vẫn không ngừng khai quật và khám phá ra rất nhiều chi tiết trong đó là có thật. Vậy đó chỉ đơn thuần là câu chuyện được Thần thánh hóa, hay là câu chuyện được ghi chép không sai một chi tiết nào? Mời bạn đọc theo dõi loạt bài khám phá về Kinh Thánh của Đại Kỷ Nguyên. 

Con dấu của vua Hezekiah trong Kinh Thánh

Ngày 2 tháng 12 năm 2015, nhà khảo cổ người Israel, Eilat Mazar thông báo đã thực hiện một khám phá lịch sử: tìm được dấu in con dấu của vua Hezekiah trong Kinh Thánh, người đã trị vì ở Jerusalem những năm 700 TCN.

Phát hiện này nói với chúng ta điều gì? Tác động của nó trên bình diện lịch sử và tôn giáo ra sao? Chúng ta cùng giải mã.

Con dấu của vua Hezekiah: con dấu nhỏ nhưng chấn động lớn

Vật được phát hiện đo chỉ hơn 1 cm, nhưng mang một ý nghĩa lớn:

Đó là lần đầu tiên một dòng chữ nhắc đến một vị vua trong Kinh Thánh Do Thái, được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ ở Jerusalem.

Vật này là một dấu in của con dấu trên sắc lệnh bằng đất sét với kích thước 13,4 mm chiều rộng và 11,9 mm chiều cao.

Ở thời cổ đại, con dấu đã được dùng để xác thực văn bản của một nhân vật quan trọng nào đó, như những người có địa vị, quan chức cao cấp, linh mục, thống đốc, hoàng tử …và các vị vua!

Con dấu được khắc các họa tiết hoặc chữ cho phép xác định ra chủ sở hữu. Để niêm phong tài liệu, thì chỉ cần in con dấu trên một bề mặt dẻo như đất sét tươi.

Con dấu hình trụ tìm thấy tại Mari (Louvre, WA 18.368).

 

Nếu văn bản được viết trên một phiến đất sét, con dấu được đóng vào cuối văn bản, như một chữ ký ở cuối thư.

Những phiến đất sét được sử dụng rất phổ biến ở vùng Lưỡng Hà (nay là Iraq) và đến cả Ai Cập qua Syria và Palestine.

 

 

Những con dấu thường có hình trụ, và người ta lăn nó trên phiến đất sét – giống như con lăn ở tiệm bánh – để in họa tiết lên đó.

Nhưng con dấu mà dấu in được phát hiện ở Jerusalem là một loại khác hẳn: đó là một con dấu tròn, nạm trong một chiếc nhẫn được dùng như con dấu.

Văn bản xác thức không phải là một tấm bảng hình nêm, mà là một tờ giấy cói cán, cuộn lại bằng một dây mảnh được thắt nút và sau đó được niêm phong bằng một sắc lệnh đất sét có đóng dấu hoàng gia. Hơn nữa, những dấu vết của giấy cói vẫn còn nhìn thấy được ở mặt sau của sắc lệnh.

Chữ khắc là chữ Do Thái cổ

Con dấu này gồm 3 phần: phần trên và phần dưới là chữ Do Thái, phần giữa gồm 2 họa tiết. Những chữ ở đây hầu như không giống với chữ Do Thái hiện đại, chúng là chữ Do Thái cổ.

Nguồn gốc của chúng bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ hai TCN, khi người Semite cải biên chữ tượng hình Ai Cập để tạo ra bảng chữ cái đầu tiên.

Loại chữ này phát triển chậm chạp trước khi được người Phoenicia, Arameen và Do Thái nói riêng chấp thuận, từ đó cho ra đời chữ cái Hy Lạp, sau đó là chữ Latinh, cũng như chữ Ả Rập. Đây là những gì ta có thể đọc trên con dấu này (ở đây là chữ Do thái truyền thống):

לחזקׄיהו.אחׄ

ז.מלך.יהדׄ [ה]

Có nghĩa là: “Của Hezekiah (con trai của) A-cha,  vua Do Thái”. Vị vua này được đề cập đến trong Kinh Thánh ở cuốn thứ hai sách của các vị vua, chương 16, câu 20:

“A-cha yên nghỉ cùng ông cha mình và được chôn cất với họ trong thành Đa-vít. Hezekiah con trai ông, trị vì tiếp sau đó”.

Các chữ trên con dấu hoàn toàn phù hợp với ghi chép trong kinh thánh; lần đầu tiên trong lịch sử, một vị vua của Kinh Thánh Do Thái xuất hiện trên một dòng chữ phát hiện được trong cuộc khai quật khảo cổ ở Jerusalem!

 

Hezekiah là ai?

Vua Hezekiah trong Kinh Thánh

 

Ta biết gì về vị vua này? Theo Kinh Thánh, Hezekiah trị vì khoảng từ năm 716 đến năm 687 TCN. Triều đại của ông kéo dài và thịnh vượng; Hezekiah đã phát triển thủ đô Jerusalem của vương quốc để có thể đón nhận nhiều người Israel đến định cư sau sự tàn phá đất nước của các đội quân Assyria khoảng năm 722.

Hezekiah đã chiến đấu chống lại các đạo quân Assyria khi chúng bao vây Jerusalem khoảng năm 701.

Kinh Thánh nói chiến thắng của ông là dấu hiệu của sự ưu ái của Thần, kể nhiều đến sự trung thành của ông đối với Yahweh, thần của Israel.

Các họa tiết trên con dấu

Biểu tượng Ankh

 

Giữa hàng chữ bên trên và bên dưới, con dấu của vua Hezekiah có hai họa tiết, chúng có nguồn gốc Ai Cập: Chữ thập trong vòng quai ở đầu, gọi là Ankh, có nghĩa là cuộc sống trong chữ tượng hình Ai Cập.

Mặt trời ở trên đỉnh, bao quanh bởi các tia sáng, cùng với hai cánh rộng lớn với ý nghĩa bảo vệ, đây là một trong những vị thần chính ở Ai Cập (được gọi là Ra), về sau kết hợp với Atum, thành thần mặt trời sáng tạo. Vậy những họa tiết Ai Cập trên con dấu của vua Hezekiah có ý nghĩa gì?

Vì sao có họa tiết Ai Cập?

Pharaoh Akhenaten

 

Từ sau thiên niên kỷ thứ hai TCN, Palestine nằm trong lòng của đế chế Ai Cập hùng mạnh. Người ta đã tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ ở Ai Cập, sự tương đồng giữa pharaoh Akhenaten (thế kỷ XIV, TCN) và thống đốc của Jerusalem, một ‘Abdi-Khéba nào đó. Nửa thế kỷ sau, Pharaoh Seti I dựng một tấm bia tại Beth Shean (ở miền Bắc Israel) để kỷ niệm chiến thắng của mình trong khu vực.

Sự ảnh hưởng của nền văn minh Ai Cập kéo dài hàng thế kỷ, bằng chứng là nhiều đồ vật Ai Cập hoặc đồ thủ công Ai Cập được phát hiện trong các di tích khảo cổ của Palestine cổ đại.

Ptolemy II, một Pharaoh đã trị vì Do Thái

 

Bên cạnh đó, tại thiên niên kỷ sau, trong thế kỷ thứ ba TCN, một Pharaoh nữa, nhà vua Hy Lạp Ptolemy II, đã trị vì xứ Do Thái.

Trong bối cảnh đó, không có gì ngạc nhiên khi một người Do Thái sử dụng các họa tiết Ai Cập trên con dấu của mình, và trường hợp của Hezekiah không phải là độc nhất.

Còn những gì liên quan tới tín ngưỡng aniconique (có nghĩa là không có sự hiện diện của thần) được ca tụng trong một số văn bản kinh thánh, trong thực tế, nó chỉ phát triển hai thế kỷ sau thời Hezekiah.  

Những khai quật khảo cổ tiết lộ sự từ bỏ các đồ vật văn hóa bản địa, trong khi các con dấu không còn thể hiện sự hiện diện của thần nữa.

Một khám phá giàu tính lịch sử

 

Việc phát hiện ra dấu in này khẳng định sự tồn tại của vua Hezekiah của Do Thái 700 năm TCN, đồng thời tôn vinh tính xác thực dấu in của con dấu này đã được công bố cách đây chục năm.

Nó góp thêm bằng chứng vào khối dữ liệu khảo cổ ngày một lớn, chỉ ra dòng chảy trong khuôn khổ lịch sử được nhắc tới trong kinh thánh cho giai đoạn trị vì của các vương quốc Israel và Do Thái.

Ngoài ra, Nó cũng cho thấy sự ảnh hưởng to lớn của Ai Cập đối với dân Do Thái, không chỉ về mặt chính trị, mà còn về mặt văn hóa và tôn giáo, rất lâu trước sự ra đời của Do Thái giáo mà chúng ta biết.

Phát hiện này cho phép hiểu rõ hơn về bộ Kinh thánh Do Thái  bằng cách đặt chúng trong bối cảnh lịch sử của chúng. Những tiên tri, những cảnh báo của Thần trong đó, cũng khiến con người hiện đại phải cẩn trọng ngẫm nghĩ hơn thay vì chỉ cho rằng đó là câu chuyện tưởng tượng. 

 

Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)

Tác giả bài viết: Văn Thạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập31
  • Hôm nay5,085
  • Tháng hiện tại156,022
  • Tổng lượt truy cập32,622,547
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây