Gánh nặng chuyền vai … nợ công trong gia đình.

Thứ bảy - 16/12/2017 07:11

Gánh nặng chuyền vai … nợ công trong gia đình.

Tôi có ông anh họ, trong cuộc di cư năm 1954, chạy vào nam năm 16 tuổi, không cha không mẹ, không anh em bà con thân thuộc, vậy mà sau này ông cũng trở thành một giáo sư bề thế và nổi tiếng ở các trường đại học thời trước 1975.

Gánh nặng chuyền vai … nợ công trong gia đình.

Tôi có ông anh họ, trong cuộc di cư năm 1954, chạy vào nam năm 16 tuổi, không cha không mẹ, không anh em bà con thân thuộc, vậy mà sau này ông cũng trở thành một giáo sư bề thế và nổi tiếng ở các trường đại học thời trước 1975.
Tôi cũng có một số bạn bè đi vượt biên trong giai đoạn 1975-1980 ở cái lứa tuổi vị thành niên. họ qua đảo, qua Mỹ một mình, vậy mà phần đông trong số họ sau này đều thành nhân, thành tài, và có địa vị cũng như chỗ đứng rất khá trong xã hội.
Vì thời cuộc, họ không phải mang nợ.
Tôi đã nghiên cứu nhiều sách vở giáo khoa ở mỹ, mà chẳng bao giờ tìm được những câu răn dạy về “công ơn cha mẹ” hoặc việc phải đền đáp, trả nghĩa cho “công đức sinh thành”, lại càng không thể tìm ra được những gì nói đến “bổn phận phải trả hiếu” của con cái, sau này khi cha mẹ về già.
Người Mỹ, hay nói chung người Tây phương không có cái “đạo lý thánh hiền” nhập cảng từ Tàu ấy. họ suy nghĩ, họ sống một cách hết sức đơn giản và tự nhiên như chim chóc, như thú rừng, nhưng suy cho cùng, học cho kỹ ra, thì thấy rất chí lý và đúng đắn.
Người Mỹ cho rằng, khi các bậc làm cha mẹ sau này, hoặc trong vài phút nông nổi, hoặc đã có ý định từ trước, “dẫn đến cái hậu quả” là cái thai trong bụng và sau 9 tháng thì lòi ra thằng cu, cái tũn.
Chúng nào có ý kiến gì trong việc dự phần trong cái quyết định có mặt trên quả đất?
Chúng nó chỉ là sản phẩm do cha mẹ tạo ra, chứ có cái cơ hội … “đóng góp” vào việc đó đâu, cho dù chỉ là một lá phiếu yes hay no.
Có cặp lỡ có con vì “tai nạn”.. 
Có cặp muốn có con để “cho nó vui cửa vui nhà”. 
Có cặp muốn “có cháu cho ông cho bà bồng ẵm”. 
Lại còn có người muốn “có con để giữ chân người phối ngẫu”. 
Và còn có cả những cặp muốn có con, chỉ để làm “trọn vẹn cái hình ảnh mái ấm gia đình với tiếng khóc trẻ thơ” nữa cơ đấy.
Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ họ có con, vì … thằng cu, cái tũn muốn được có mặt trên đời.
Vậy mà trong các sách giáo khoa, các nền giáo dục trong quá khứ ở mọi thời đại, người ta luôn kể về công ơn của cha mẹ, mang nặng đẻ đau, sớm hôm tảo tần, vất vả nuôi con cái., để rồi đến giờ …
Vậy mà cái xã hội việt nam lại luôn đặt ra những sự kiện đó, như những món nợ vay trả, trả vay giữa cha mẹ và con cái. thế là cái gánh nặng đó lại cứ được chuyền vai từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ mai sau.

Người Mỹ coi đó như một bổn phận và đơn giản như một trách nhiệm của người làm cha mẹ. người Việt coi đó như một ân đức trời biển bao la ban phát cho con cái.
Người Mỹ nhìn thấy cái bổn phận của họ, thế là họ làm cho đúng cái trách nhiệm mà họ phải có. họ nuôi dưỡng con cái trong yêu thương, cho chúng cái cơ hội phát triển gia đình của chúng, trong khi cha mẹ ở Việt Nam lại luôn muốn con cái họ, coi điều đó là ơn huệ được ban phát. họ cũng nuôi dưỡng con cái trong yêu thương, nhưng lại lấy đi cái cơ hội phát triển gia đình của chúng và luôn phải canh cánh bên lòng với cái món “nợ công”, đã có từ khi chúng chưa mở mắt chào đời.
Người Mỹ cho việc con cái giúp đỡ cha mẹ khi về già, như một món quà tặng. người việt cho việc con cái phải phụng dưỡng cha mẹ khi về già, như một món nợ bắt buộc phải trả.
Cha mẹ ở Mỹ chuẩn bị cho con cái hành trang vào đời ở lứa tuổi 18-20, và cứ đến thời điểm thì họ đẩy chúng mạnh dạn bay vào đời.  sau khi cho con cái ra riêng sống tự lập rồi, thì họ còn lại một khoảng thời gian khá dài, để lo cho tương lai về già của chính mình. 

Cha mẹ ở việt nam ấp ủ con cái, kéo dài thời gian chúng sống với mình, cho nên có khi ở cái tuổi 30-35 chúng vẫn còn rất rụt rè chưa dám đối mặt với xã hội. thế là sau khi chúng vào đời rồi, thì cha mẹ đã lụm khụm không còn thời gian để lo cho tương lai tuổi già nữa.
Thế là cái vòng lẩn quẩn với cái món nợ sinh thành ấy, cứ được trao qua vai hết đời này sang đời khác không thoát ra được. để rồi cha mẹ nợ ông bà, chuyển sang con cái nợ cha mẹ. và những món nợ phải vay phải trả đó, cứ tiếp tục như là chỉ để làm khổ nhau, khi hai bên không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nhau.
Ở Mỹ, hai đứa trẻ sau khi ra đời, chúng chỉ phải lo lắng cho tương lai của gia đình chúng.
Ở Việt Nam, hai đứa trẻ sau khi ra đời, chúng không những chỉ phải lo lắng cho tương lai gia đình của chúng, nhưng lại còn phải cõng thêm tương lai của cha mẹ chúng nữa.
Thế thì làm sao để thoát được cái cảnh này?
Chỉ khi nào, các bậc làm cha mẹ ở việt nam thoát ra khỏi cái lối tư duy cổ hủ không thích hợp này, thì cái gánh nặng đó mới cất đi được.
 

Fb Giao Thanh Pha

Tôi cũng có một số bạn bè đi vượt biên trong giai đoạn 1975-1980 ở cái lứa tuổi vị thành niên. họ qua đảo, qua Mỹ một mình, vậy mà phần đông trong số họ sau này đều thành nhân, thành tài, và có địa vị cũng như chỗ đứng rất khá trong xã hội.
Vì thời cuộc, họ không phải mang nợ.
Tôi đã nghiên cứu nhiều sách vở giáo khoa ở mỹ, mà chẳng bao giờ tìm được những câu răn dạy về “công ơn cha mẹ” hoặc việc phải đền đáp, trả nghĩa cho “công đức sinh thành”, lại càng không thể tìm ra được những gì nói đến “bổn phận phải trả hiếu” của con cái, sau này khi cha mẹ về già.
Người Mỹ, hay nói chung người Tây phương không có cái “đạo lý thánh hiền” nhập cảng từ Tàu ấy. họ suy nghĩ, họ sống một cách hết sức đơn giản và tự nhiên như chim chóc, như thú rừng, nhưng suy cho cùng, học cho kỹ ra, thì thấy rất chí lý và đúng đắn.
Người Mỹ cho rằng, khi các bậc làm cha mẹ sau này, hoặc trong vài phút nông nổi, hoặc đã có ý định từ trước, “dẫn đến cái hậu quả” là cái thai trong bụng và sau 9 tháng thì lòi ra thằng cu, cái tũn.
Chúng nào có ý kiến gì trong việc dự phần trong cái quyết định có mặt trên quả đất?
Chúng nó chỉ là sản phẩm do cha mẹ tạo ra, chứ có cái cơ hội … “đóng góp” vào việc đó đâu, cho dù chỉ là một lá phiếu yes hay no.
Có cặp lỡ có con vì “tai nạn”.. 
Có cặp muốn có con để “cho nó vui cửa vui nhà”. 
Có cặp muốn “có cháu cho ông cho bà bồng ẵm”. 
Lại còn có người muốn “có con để giữ chân người phối ngẫu”. 
Và còn có cả những cặp muốn có con, chỉ để làm “trọn vẹn cái hình ảnh mái ấm gia đình với tiếng khóc trẻ thơ” nữa cơ đấy.
Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ họ có con, vì … thằng cu, cái tũn muốn được có mặt trên đời.
Vậy mà trong các sách giáo khoa, các nền giáo dục trong quá khứ ở mọi thời đại, người ta luôn kể về công ơn của cha mẹ, mang nặng đẻ đau, sớm hôm tảo tần, vất vả nuôi con cái., để rồi đến giờ …
Vậy mà cái xã hội việt nam lại luôn đặt ra những sự kiện đó, như những món nợ vay trả, trả vay giữa cha mẹ và con cái. thế là cái gánh nặng đó lại cứ được chuyền vai từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ mai sau.

Người Mỹ coi đó như một bổn phận và đơn giản như một trách nhiệm của người làm cha mẹ. người Việt coi đó như một ân đức trời biển bao la ban phát cho con cái.
Người Mỹ nhìn thấy cái bổn phận của họ, thế là họ làm cho đúng cái trách nhiệm mà họ phải có. họ nuôi dưỡng con cái trong yêu thương, cho chúng cái cơ hội phát triển gia đình của chúng, trong khi cha mẹ ở Việt Nam lại luôn muốn con cái họ, coi điều đó là ơn huệ được ban phát. họ cũng nuôi dưỡng con cái trong yêu thương, nhưng lại lấy đi cái cơ hội phát triển gia đình của chúng và luôn phải canh cánh bên lòng với cái món “nợ công”, đã có từ khi chúng chưa mở mắt chào đời.
Người Mỹ cho việc con cái giúp đỡ cha mẹ khi về già, như một món quà tặng. người việt cho việc con cái phải phụng dưỡng cha mẹ khi về già, như một món nợ bắt buộc phải trả.
Cha mẹ ở Mỹ chuẩn bị cho con cái hành trang vào đời ở lứa tuổi 18-20, và cứ đến thời điểm thì họ đẩy chúng mạnh dạn bay vào đời.  sau khi cho con cái ra riêng sống tự lập rồi, thì họ còn lại một khoảng thời gian khá dài, để lo cho tương lai về già của chính mình. 

Cha mẹ ở việt nam ấp ủ con cái, kéo dài thời gian chúng sống với mình, cho nên có khi ở cái tuổi 30-35 chúng vẫn còn rất rụt rè chưa dám đối mặt với xã hội. thế là sau khi chúng vào đời rồi, thì cha mẹ đã lụm khụm không còn thời gian để lo cho tương lai tuổi già nữa.
Thế là cái vòng lẩn quẩn với cái món nợ sinh thành ấy, cứ được trao qua vai hết đời này sang đời khác không thoát ra được. để rồi cha mẹ nợ ông bà, chuyển sang con cái nợ cha mẹ. và những món nợ phải vay phải trả đó, cứ tiếp tục như là chỉ để làm khổ nhau, khi hai bên không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nhau.
Ở Mỹ, hai đứa trẻ sau khi ra đời, chúng chỉ phải lo lắng cho tương lai của gia đình chúng.
Ở Việt Nam, hai đứa trẻ sau khi ra đời, chúng không những chỉ phải lo lắng cho tương lai gia đình của chúng, nhưng lại còn phải cõng thêm tương lai của cha mẹ chúng nữa.
Thế thì làm sao để thoát được cái cảnh này?
Chỉ khi nào, các bậc làm cha mẹ ở việt nam thoát ra khỏi cái lối tư duy cổ hủ không thích hợp này, thì cái gánh nặng đó mới cất đi được.
 

 


Tác giả bài viết: Fb Giao Thanh Pham

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập897
  • Hôm nay12,612
  • Tháng hiện tại282,509
  • Tổng lượt truy cập36,337,064
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây