Nhiều người gọi lớp màng này là mí mắt thứ 3 và khoa học cũng đặt cho nó một cái tên rất đàng hoàng: plica semilunaris. Tuy nhiên trên thực tế lớp mí mắt này gần như không có tác dụng gì. Vậy tại sao chúng ta lại có nó?
Để cho đỡ nhầm lẫn khi bạn nhìn vào khu vực nàybạn sẽ thấy 2 thứ: một phần mô mắt nhô lên được gọi là nhú tuyến lệ - lacrimal caruncle - còn khu vực hình tam giác màu hồng kế tiếp đó mới chính là mí mắt thứ ba - plica semilunaris.
Nhú tuyến lệ
Khu vực này từ trước đến nay đã gây ra rất nhiều tranh cãitrong đó chủ yếu là hai luồng ý kiến theo hai lý thuyết: thuyết tiến hóa và thuyết sáng tạo.
Những người theo thuyết tiến hóa cho rằng đây là sản phẩm còn sót lại của quá trình tiến hóa và là bằng chứng cho thấy con người từng có một mí mắt thứ 3 giống như các loài chim, thằn lằn và một số loài thú hiện nay.
Cụ thể hơn các loài vật này có một lớp mí mắt đóng vai trò như một cánh cửa kéo ngang. Quá trình đóng mở cánh cửa này được gọi là "nictitating membrane" giúp các loài vật tạo thành một lớp màng chắn bảo vệ mắt khỏi ánh Mặt trời (như kính râm)hoặc trở thành "kính bơi" khi chúng xuống nước. Chưa hết mí mắt thứ 3 cũng là một công cụ làm sạch mắt vô cùng hữu hiệu.
Qua thời gianmí mắt thứ 3 ở người đã bị vô hiệu hóachỉ còn lại một dấu tích nhỏ và trở thành một cơ quan rất... vô dụng. Theo các chuyên giasở dĩ con người để lại một chút dấu tích này là vì nó vẫn chưa gây hại gì cho quá trình tiến hóa.
Tuy nhiên những nhà theo thuyết sáng tạo thì không nghĩ như vậy. Họ cho rằng plica semilunaris không phải là mí mắt thứ 3vì chức năng thực sự của nó là thu thập "giấc ngủ" trong mắt vào mỗi sáng.
Theo họgiấc ngủ thực chất là sự kết hợp giữa các tuyến lệcác tế bào hình trụ trong kết mạc tuyến meibomian (tuyến ngoại tiết phía sau lông mi)và thậm chí cả tuyến nhầy ở mũi. Và trong plica semilunaris có chứa các tế bào hình trụ giúp các tuyến trên tiết ra dịch nhầy.
Vậy tóm lạivì sao chúng ta có plica semilunaris và nó có vai trò gì?
Theo như những gì đã nêu ở trên plica semilunaris và tuyến lệ đều có chứa những tế bào giúp con người chảy nước mắt. Đây cũng chính là một cơ chế giúp bảo vệ mắt duy trì độ ẩm của nhãn cầu.
Nhưng chức năng này thực chất cũng không thể phủ nhận quan điểm của các nhà khoa học theo thuyết tiến hóa.
Chỉ có điềunhững người theo giả thuyết này vẫn chưa thể giải thích được hoàn toàn lý do vì sao con người lại từ bỏ chức năng rất tuyệt vời như vậy. Hãy tưởng tượng một ngày bạn đi lặn không cần mang kính bơi mà vẫn nhìn rõ dưới nước thì còn gì bằng nữa?
Nguồn: DiplySayWhyDoI