Tâm sự của người sản xuất hương trầm quăn đẹp sau khi đốt.

Thứ tư - 09/03/2016 08:53

Tâm sự của người sản xuất hương trầm quăn đẹp sau khi đốt.

Tôi biết rằng, nếu tiếp tục cho sử dụng loại hóa chất đó để sản xuất hương thì tôi sẽ thu hồi vốn rất nhanh, lợi nhuận thu về nhiều nhưng lương tâm của tôi không cho phép. Các anh thử tưởng tượng người tiêu dùng khi hít phải khói của loại hương đó thì hậu quả lâu dài sẽ tai hại như thế nào. Hơn nữa, việc làm hương là để phục vụ việc tâm linh, không nên làm những việc thất đức như thế, mình cố tình làm thì không sớm hay muộn cũng nhận lấy quả báo thôi...”.
Từ trước đến nay, nén hương thơm thắp lên bàn thờ tổ tiên, ông bà trong mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Khi nén hương được thắp lên, người ta cảm nhận được sự giao hòa âm dương giữa người còn sống và người cõi âm. Và, người ta sẽ cảm thấy vui hơn, mãn nguyện hơn nếu sau khi thắp xong, nén hương cuộn lại trên bát hương mà không rụng tàn xuống. Nhưng ít ai biết rằng, để nén hương cháy “đẹp” được như thế, những người sản xuất hương trầm đã phải sử dụng một số loại hóa chất cực độc của Trung Quốc trôi nổi trên thị trường để trộn vào nguyên liệu sản xuất.


Hương trầm có chất phụ gia cực độc

Theo lời giới thiệu của một người bạn, chúng tôi tìm về Trung tâm dạy nghề Diễm Phát của anh Phạm Văn Tám ở xóm Tân Phúc, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ở trung tâm này, anh đang tổ chức dạy nghề mộc và nghề làm hương thơm gia truyền cho những người tàn tật ở trong vùng và các xã phụ cận.

Lý do chúng tôi đến gặp anh Tám không phải để tìm hiểu về công tác dạy nghề của anh mà là để được anh chỉ cho tận mắt thấy công nghệ làm hương thơm chất lượng cao bằng chất độc, mà như anh nói, đó là điều không thể chấp nhận được với một người làm nghề chân chính. Anh kể: Sau một lần bị tai nạn, anh bị liệt hai chân và phải di chuyển đi lại bằng xe lăn. Vốn bản tính chịu khó nên anh cũng mày mò nhiều nghề để sinh sống nhưng không thành công. Một lần, anh tình cờ gặp một ông cụ người Thanh Hóa, biết hoàn cảnh của anh nên ông đã truyền cho anh bí quyết làm hương trầm gia truyền. Được truyền nghề, anh về mở xưởng dạy lại cho những người khuyết tật tại địa phương, vay mượn vốn đầu tư máy móc sản xuất, với hy vọng sẽ giúp bản thân và những người cùng cảnh ngộ vượt lên số phận, tự nuôi sống mình.


huong_tram.jpg
Lõi que hương chưa tẩm (trái) và đã tẩm hóa chất (phải).


Mẻ hương đầu tiên đưa ra thị trường đã không được người tiêu dùng chấp nhận, bạn hàng yêu cầu anh phải sản xuất được loại hương “đậu tàn, trắng tàn”, có nghĩa là nén hương sau khi đốt, tàn không teo, không rụng mà phải quăn lại, màu tàn phải trắng như các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì mới được khách hàng chấp nhận và mới tiêu thụ được... 
Không nản chí, anh mày mò đi khắp nơi để tìm hiểu, học cách làm loại hương đó. Cuối cùng, có người chỉ cho anh mua một loại hóa chất không nhãn mác, không rõ xuất xứ mà chỉ biết là do các đầu nậu nhập về từ Trung Quốc. Khi pha trộn loại hóa chất đó vào nguyên liệu thì sẽ cho ra sản phẩm như yêu cầu của khách hàng là hương sau khi đốt sẽ quăn và có màu trắng mịn.

Tưởng rằng đã học được bí quyết, anh vui mừng trở về tiếp tục sản xuất. Nhưng không ngờ khi pha hóa chất này để ngâm que thì có một mùi hắc xộc vào mũi rất khó chịu, anh đã bị choáng, nôn mửa và ốm mất mấy ngày vì lỡ hít phải dung dịch đó. Những người thợ đứng máy se hương khi tiếp xúc với que nhúng hóa chất mặc dù đã sấy khô, đeo khẩu trang, bảo hộ đầy đủ nhưng da tay vẫn bị bong tróc, mủn từng lớp, da bị nổi mẩn từng đám, miệng khô, phồng rộp và mất hoàn toàn vị giác. Biết mình đã mua phải loại hóa chất cực độc, anh đã cho dừng và tiêu hủy toàn bộ số hàng đã sản xuất.

Để chứng minh, anh đã cho chúng tôi xem hai loại que làm lõi hương, một loại đã nhúng hóa chất và một loại chưa nhúng. Nếu loại chưa nhúng có màu sắc của tre tự nhiên thì loại đã nhúng có màu hồng nhạt, có một lớp như keo bao phủ. Khi đốt lên, que đã nhúng khó cháy và lửa có màu xanh nhạt, đốt đến đâu que cuộn lại đến đó. Lõi hương chưa nhúng hóa chất thì đốt rất dễ dàng, cháy đến đâu tàn rụng đến đó.

Quan sát loại dung dịch mà anh đưa ra, chúng tôi thấy đó là một chất lỏng dạng keo, nặng hơn nước nhiều lần, không màu, không mùi. Khi đổ vào nước thì bốc mùi rất khó chịu, đổ xuống sàn xi măng thì bốc khói, sủi bọt như a xít.

Cái tâm của người làm nghề

Anh Tám cho biết, nếu là hương trầm làm theo kiểu truyền thống thì hoàn toàn sử dụng nguyên liệu có trong tự nhiên như: Gió trầm, Quế, Thảo quả, bột cây Ngâu, cây Mía… chứ không hề được pha trộn bất kỳ một loại hóa chất nào. Loại hương này khi đốt sẽ không đậu tàn, hương cháy đến đâu rụng tàn đến đấy, hương thơm dịu nhẹ tự nhiên, không độc hại. Anh tâm sự: “Tôi biết rằng, nếu tiếp tục cho sử dụng loại hóa chất đó để sản xuất hương thì tôi sẽ thu hồi vốn rất nhanh, lợi nhuận thu về nhiều nhưng lương tâm của tôi không cho phép. Các anh thử tưởng tượng người tiêu dùng khi hít phải khói của loại hương đó thì hậu quả lâu dài sẽ tai hại như thế nào. Hơn nữa, việc làm hương là để phục vụ việc tâm linh, không nên làm những việc thất đức như thế, mình cố tình làm thì không sớm hay muộn cũng nhận lấy quả báo thôi...”.
huong_tram_01.jpg
Anh Phạm Văn Tám trên xe lăn.
 
 
Khi được hỏi, tại sao anh lại cung cấp thông tin này, anh cười hiền và nói: Tôi muốn nhắn gửi những người Việt Nam chúng ta, khi sản xuất, kinh doanh thì đừng vì cái lợi trước mắt mà bất chấp hậu quả, sử dụng tràn lan hóa chất độc hại không có nhãn mác, không có nguồn gốc, xuất xứ để làm hại đồng bào mình. Kinh doanh thì phải có tâm, có đức, có tính cộng đồng thì mới bền vững được, mới tránh được

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập40
  • Hôm nay16,867
  • Tháng hiện tại321,354
  • Tổng lượt truy cập35,967,699
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây