Y học cổ truyền gọi sỏi tiết niệu là chứng sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm. Người bệnh có biểu hiện chủ yếu là đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Bệnh có nhiều thể: can uất khí trệ, thấp nhiệt, thận hư…
Sỏi đường niệu.
Đối với thể thấp nhiệt, sỏi lâu ngày tích lại, thấp nhiệt trở trệ làm hao tổn chính khí dẫn đến hư nhược thể hiện: đau vùng thắt lưng, đau lan xuống bàng quang và cơ quan sinh dục kèm theo đái dắt, đái buốt, đái khó, ăn không ngon, thân thể nặng nề, gầy yếu, miệng khát nhưng không uống được nhiều, rêu lưỡi bẩn, mạch hoãn trầm. Phép chữa là lợi thấp hóa ứ, tán kết thông trở, bổ thận ích khí. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1:
Niệu lộ kết thạch thang: hải kim sa 15g, kim tiền thảo 15g, xa tiền tử 10g, mộc thông 10g, bạch linh 10g, thanh bì 10g, trần bì 10g, hoạt thạch 15g, hổ phách giã nát nghiền bột 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 15-20 ngày. Công dụng: lợi thấp hóa ứ, tán kết thông trở, bổ thận ích khí. Gia giảm:
Bài 2:
hoạt thạch 20g, cam thảo 3g, hỏa tiêu 20g. Các vị nghiền nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g, chiêu bằng thang kê nội kim 15g.
Bài 3:
cỏ râu mèo (miêu tu thảo) 60g. Sắc uống.
Quả dứa khoét lõi cho phèn chua vào, nướng chín ép nước uống là bài thuốc dân gian trị sỏi niệu hiệu quả.
Bài 4:
sừng bò sấy khô nhỏ lửa, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g, chiêu bằng rượu loãng và giấm gạo.
Bài 5:
Niệu lộ bài thạch thang: kim tiền thảo 30g, thạch vĩ 30g, xa tiền tử 25g, mộc thông 10g, cù mạch 15g, biển súc 25g, chi tử 25g, đại hoàng 10g, hoạt thạch 15g, chích thảo 10g, ngưu tất 15g, chỉ xác 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 30 ngày. Công dụng: tiêu thạch thông lâm, hành khí hóa ứ, thanh nhiệt lợi thấp nhiệt.
Bài 6:
Lấy 1 quả dứa, khoét 1 lỗ trong lõi, cho phèn chua 25g, đậy lại bằng miếng khoét, dùng tăm tre cố định. Nướng nhỏ lửa khoảng 30 phút, lấy ra ép lấy nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Tác dụng làm tiêu sỏi thận phosphat.
Bài thuốc dùng ngoài:
lấy 3 -5 củ hành sống, một nhúm muối ăn. Giã nát trộn đều, vê thành viên như quả táo, đặt vào các huyệt: thần khuyết, tiểu trường du, bàng quang du; băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
- Thần khuyết: huyệt ở ngay lỗ rốn.
- Tiểu trường du: Dưới đốt xương thiêng 1, đo ngang 1,5 tấc, chỗ lõm giữa gai chậu sau-trên và xương cùng.
- Bàng quang du: Ngang đốt xương thiêng 2, cách 1,5 tấc, chỗ lõm giữa gai chậu sau và xương cùng.
Tác giả bài viết: Lương y Thảo Nguyên
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn