Lắm vàng cũng khổ.

Thứ sáu - 18/03/2016 09:55

Lắm vàng cũng khổ.

Thế giới hiện đại đều hết sức ngạc nhiên với bộ lạc Ashanti khi họ đeo cả đống vàng ròng trên người. - Bộ tộc Ashanti nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi. Ghana là một quốc gia nghèo đói, song bộ lạc này lại nổi tiếng vì sở hữu rất nhiều vàng. Với dân số khoảng 3 triệu người, bộ tộc Ashanti có tổ chức như một quốc gia thu nhỏ.
Vương quốc Ashanti nằm biệt lập giữa rừng, sống cuộc sống biệt lập, không giao thương với thế giới bên ngoài.
 Vương quốc này giành độc lập vào thế kỷ XVII. Bộ lạc này sống trên vùng đất có nhiều mỏ vàng, nên việc sở hữu vàng với họ rất đơn giản.Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là, dù sở hữu vô số vàng bạc, song bộ lạc này lại rất nghèo, thậm chí tình trạng đói kém diễn ra khắp nơi.
Trong khi họ đeo cả ký vàng trên người, nhưng lại không có gì ăn. Nạn chết đói diễn ra ở nhiều vùng đất nơi bộ lạc này sinh sống.
   

Người Ashanti hiện vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Trong gia đình, phụ nữ đóng vai trò là chủ, quyết định mọi việc hệ trọng.
   
Mặc dù theo chế độ mẫu hệ, song lại hài hước ở chỗ đàn ông có quyền lấy nhiều vợ.
   

Những đứa trẻ người Ashanti được dạy dỗ rất cẩn trọng từ tấm bé.
 
Người cha sẽ dạy cho các cậu con trai 7-8 tuổi biết đi rừng, săn bắn kiếm sống.
Những bé gái sẽ được mẹ dạy cách trồng trọt, hái lượm, đặc biệt là cách bảo vệ hạnh phúc gia đình.
 
Người Ashanti rất coi trọng đời sống tâm linh. Họ nhìn đâu cũng thấy linh hồn. Từ tảng đá, cây cỏ, chim chóc... đều có linh hồn, do đó họ tôn trọng mọi thứ hiện diện xung quanh mình.
 

Người Ashanti đánh giá sự giàu có dựa trên lượng vàng đeo trên người. Vàng thể hiện địa vị, đẳng cấp, quyền lực. Vì thế, người ta đua nhau đúc vàng đeo trên người.
Vàng cũng là công cụ, là linh hồn của bộ tộc, để họ thể hiện đẳng cấp với các bộ lạc xung quanh. 
Họ cũng đánh giá các đối tác làm ăn thông qua lượng vàng đeo trên người. Tầng lớp tộc trưởng cũng thể hiện quyền lực của mình với những cục đeo mỏi cả đôi chân.

Các chàng trai, cô gái người Ashanti đánh giá đối phương thông qua trọng lượng vàng đính trên cơ thể nhau, chứ không phải trí tuệ hay vóc dáng.
 Mặc dù có rất nhiều vàng, nhưng bộ lạc này vẫn đói, vì họ sống khép kín giữa rừng, không giao thương với thế giới bên ngoài.
 Họ sống theo kiểu tự cung, tự cấp. Vàng được đem ra làm vật trao đổi chả khác gì mớ rau, con cá.
 
Vì ai cũng có vàng, nên thứ vật chất màu vàng này chỉ có giá trị ảo, mang tính tượng trưng, chứ không đem lại no ấm cho người dân.
 Cũng vì đeo rất nhiều vàng trên người, nên bộ lạc Ashanti không dám giao du với thế giới bên ngoài.

Người dân bộ lạc này cũng là con mồi của các băng cướp nguy hiểm. Tại vùng đất thuộc bộ lạc này, đã xảy ra nhiều cuộc cướp bóc, giết người để chiếm đoạt khối tài sản kếch xù từ một người Ashanti bình thường.
Chính vì tự đeo lên mình mối nguy hiểm, nên tốt nhất là người Ashanti trốn ở vùng đất sâu trong rừng thẳm. Và như vậy, vàng không phải là thứ mang lại ấm no cho họ, mà ở một góc độ nào đó, nó kéo họ lùi xa thế giới văn minh.

Tác giả bài viết: SIMON HOA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập33
  • Hôm nay8,909
  • Tháng hiện tại104,357
  • Tổng lượt truy cập34,737,076
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây