Nhiệt tình cộng với dốt nát thành phá hoại

Thứ hai - 07/01/2019 04:49

Nhiệt tình cộng với dốt nát thành phá hoại

Hương Sơn (Danlambao) - Sau năm 1975, trong phong trào sát nhập các tỉnh, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều được sát nhập lại, từ hai hoặc ba tỉnh thành một tỉnh mới. Trên cả nước, chỉ có 3 tỉnh là Thái Bình, Thanh Hóa và Bến Tre là không bị sát nhập. Để thực hiện chủ trương này, người ta lập luận rằng càng to càng mạnh.Điểm neo

 

 
 
Năm 1976, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được sát nhập lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
 
Thay trời đổi đất sắp xếp lại giang san.
 
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Tỉnh Đảng bộ Nghệ Tĩnh lúc đó, mà người đứng đầu là Trương Kiện, từ làm Chủ tịch rồi lên Bí thư Tỉnh ủy, người ta đề ra chủ trương:
 
“Thay trời đổi đất sắp xếp lại giang san”.
 
Và khẩu hiệu: “Mo cơm quả cà, với tấm lòng người cộng sản, đi xây dựng Chủ Nghĩa xã hội”.
 
Để khuếch trương và quan trọng hóa những việc làm đó, người ta đề ra những khẩu hiệu đao to búa lớn treo nhan nhản khắp nơi như:
 
“Nghiêng đồng đổ nước ra khơi /Vắt đất ra nước thay trời làm mưa”, hoặc: “Chẳng mưa từ chín tầng mây, làm mưa từ những bàn tay con người” v.v...
 
Con sông Nghèn
 
Năm 1976, người ta bắt đầu “Thay trời làm mưa” bằng cách đào con sông tại hai huyện Can Lộc và Thạch Hà (Hà Tĩnh), để làm công trình thủy lợi, phục vụ công tác chống hạn và chống úng cho hai huyện Can Lộc và Thạch Hà. Vì con sông đào này sẽ chảy vào sông Nghèn, nên nhân dân vẫn gọi là Sông Nghèn.
 
Con sông đào này bắt nguồn từ xã Mỹ Lộc (phía Tây của huyện Can Lộc), chạy về phía Đông hạ huyện Can Lộc, sang huyện Thạch Hà, và chảy vào sông Nghèn tại ngã ba Đò Điệm, có chiều dài trên 20 km.
 
Mục đích của con sông đào này, theo tinh toán của lãnh đạo Nghệ Tĩnh, vừa là công trình chống úng vào mùa mưa, đưa nước vùng ngập úng đổ ra sông Nghèn, vừa chống hạn, lấy nước từ sông Nghèn về tưới cho hàng ngàn héc ta lúa vùng này.
 
Vì trước đây phụ thuộc nước trời, nên ruộng đồng mỗi năm chỉ làm một vụ mà cũng bấp bênh. Nay nếu có nước sông bơm lên có thể làm 2 hoặc 3 vụ. Tại miền Bắc thời ấy, hạt lúa hạt gạo là hạt vàng hạt ngọc. Tuy công trình còn nằm trên giấy, nhưng các nhà lãnh đạo đã mơ tưởng rằng từ nay về sau, sẽ không còn cảnh đồng khô cỏ cháy do nắng hạn hàng năm gây ra. Những cánh đồng lúa bạt ngàn chạy dài tít tắp sẽ đem về những mùa gặt bội thu. Người nông dân hết phải chịu cảnh ăn độn “mỗi hạt gạo lãnh đạo năm bảy miếng khoai” như trước.
 
Hàng chục ngàn nam thanh nữ tú tuổi mười tám đôi mươi được huy động cho công trình vĩ đại này. Họ phải mang theo gạo cơm mắm muối để đi làm dân công dưới thời tiết nóng nực gió Lào cát trắng của khí hậu miền Trung lên đến 45 độ C. Tất cả đều làm thủ công, nào cuốc, cào, gồng gánh để đào xúc đổ hàng triệu mét khối đất lên hai bên tạo thành con sông rộng hơn hai chục mét, dài hơn hai chục cây số.
 
Vì tất cả ruộng đất đều là của Hợp tác xã, tất cả là của chung, nên muốn đào con sông này đến đâu thì đào mà chẳng có ai ngăn cản.
 
Điều buồn cười là một điều rất đơn giản mà những đầu óc thiên tài của giới “Đỉnh ca trí tuệ” không nghĩ ra, ấy là khi thủy triều lên thì nước mặn từ biển sẽ chảy theo các con sông vào sâu bên trong đất liền. Do đó khi con sông này đào đến Đò Điệm để thông vào sông Nghèn, thì nước mặn tràn vào, làm mùa màng bị nhiễm mặn và không phát triển được.
 
Kết quả là hàng chục ngàn ngày công lao động của dân các huyện trong tỉnh được huy động phục vụ công trình này chẳng mang lại kết quả gì. Hàng trăm héc ta đất “bờ xôi ruộng mật” tốt nhất vùng này phải bỏ hoang mấy chục năm nay, làm thiệt hại vô cùng to lớn cho nhân dân.
 
Sau này những chỗ nước đọng sâu hơn, người ta đào thêm làm ao nuôi cá, nuôi vịt. Kể ra cũng không đến nỗi mất trắng hàng chục ngàn ngày công lao động của lớp thanh niên trai trẻ ngày ấy.
 
Để ghi nhớ “công ơn” của Chủ tịch Trương Kiện trong việc phá hoại nền kinh tế tỉnh nhà, nhân dân Nghệ Tĩnh đã chế bài “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” nổi tiếng của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, từ câu “Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam gọi núi Hồng, bạn về theo bạn đào núi ngăn sông”…
 
Thành câu hát mới: “Nghệ Tĩnh mình ơi năm nay lại mất mùa, nghe mồm Trương Kiện đào bới lung tung”…
 
Vụ sập cống Hiệp Hòa thuộc công trình kênh Vách Bắc.
 
Có thể nói, vụ sập cống Hiệp Hòa năm 1978 là tai nạn lao động khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Việt Nam từ trước đến nay.
 
Cống Hiệp Hòa (nằm ở thôn Hiệp Hòa, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), nằm trên hệ thống nông giang dẫn nước từ Bara Đô Lương tưới tiêu cho những cánh đồng các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An.
 
Công trình này được người Pháp xây dựng từ năm 1934, (xây theo thiết kế của Hoàng thân Xuvanuvong), và cơ bản hoàn thành vào năm 1937. Lúc khánh thành có sự tham dự của Vua Bảo Đại.
 
Khi hệ thống kênh mương này đi đến thôn Hiệp Hòa, xã Hòa Sơn, người ta phải xẻ núi để làm kênh mương và lắp đặt ống cống dẫn nước. Cống dài khoảng 180 mét, tròn, đường kính 3,8 mét, riêng phần cửa nhận nước rộng hơn 4 mét. Cống được làm bằng bê tông, độ dày trên 10 cm, không có cốt thép. 
 
Khi cống Hiệp Hòa được làm xong, đưa vào vận hành, cống được để lộ thiên. Dưới thời Pháp thuộc, có người được cắt cử, quan sát, bảo vệ, dọn dẹp đất đá rơi vãi phía trên cống. Thế nhưng sau năm 1954, người ta đổ đất lên trên cống, san phẳng để làm đường đi lại.
 
Sau 1975, trải qua thời gian gần 40 năm vận hành, cống bị lắng cặn, lưu lượng nước qua đây không đủ để tưới tiêu cho ruộng đồng các huyện nói trên, nên vấn đề sửa chữa và mở rộng cống Hiệp Hòa được đặt ra.
 
Ông Hồ Như Hồng, một kỹ sư thủy lợi, là người con của đất Quỳnh Lưu, đang là giảng viên Đại học Thủy lợi, được tỉnh Nghệ Tĩnh mời về làm tổng chỉ huy các công trình này.
 
Người ta đã huy động trên 5 vạn nam nữ thanh niên trai tráng phục vụ công trình. Lúc đó nhiều người chưa đủ tuổi nhưng cũng bị bắt đi làm. Từ xa nhìn lại, người ở công trường đông như kiến.
 
Yêu cầu đặt ra là vừa nạo vét lấy sạch đất đá trong lòng cống cũ, vừa xẻ núi mở rộng đường mương để làm thêm cống mới bên cạnh cống cũ. Như vậy, lúc này cống cũ không chỉ lộ thiên mà còn lộ cả một bên sườn (nơi sẽ làm cống mới bên cạnh rộng 4 mét). Để đưa đất đá đưa lên trên núi, người ta thiết lập 14 cái thang suốt chiều dài 180, chiều cao từ đáy cống lên mặt bằng đổ đất khoảng 80 mét.
 
Công việc rất phức tạp, nặng nhọc nhưng hầu như đều làm thủ công. Lúc mới đầu thi công cống Hiệp Hòa, Cục 1 Giao Thông có đến kiểm tra và phát hiện vết nứt phía triền núi, đã báo cho đội thi công cống Hiệp Hòa, đề nghị dừng thi công chờ khắc phục xong mới tiếp tục. Lúc này kỹ sư Hồ Như Hồng đã cấp tốc lên tỉnh báo cho ông Trương Kiện (KS Hồng gọi ông Kiện là cậu) về tình hình vết nứt phía trên núi, và Cục 1 Giao Thông đề nghị ngưng thi công để khắc phục. Tuy nhiên ông Chủ tịch Trương Kiện đã chỉ đạo: "Phàm ý kiến nào làm chậm trễ công trình là đi ngược lại nghị quyết của Tỉnh Ủy và nhân dân quanh cống Hiệp Hòa". Vì vậy KS Hồng Quay về và cho công trình tiếp tục thi công.
 
Theo yêu cầu của Ủy ban tỉnh Nghệ Tĩnh là công trình phải hoàn thành trong vòng 100 ngày để bảo đảm có đủ nước cho vụ đông – xuân và nước sinh hoạt cho dân. Do công tác khảo sát thiết kế không được coi trọng và tính toán cẩn thận, một lượng đất khổng lồ được chuyển lên bằng phương tiện chủ yếu là thang cây cùng hệ thống dây kéo của hàng ngàn con người, bao nhiêu bùn non móc từ dưới lòng cống lại đem lên đổ hai bên bờ, và hàng ngàn con người đi lại thường xuyên trên cống cũ để vận chuyển vật liệu và đất đá đưa lên phía trên, đã tạo nên áp lực quá tải, và tai nạn kinh hoàng đã xảy ra.
 
Vào khoảng 12 giờ ngày 03 tháng 01 năm 1978 – đúng lúc nghỉ ăn trưa và giao ca thì cống sập. Sau một tiếng động lớn, hai vách taluy hai bên núi đổ sập xuống, làm cho khoảng 30 mét cống cũ đổ sập theo. Ông Phan Văn Hợi, nguyên Bí thư Huyện Đoàn Thanh Chương, một trong những người may mắn sống sót nhớ lại: “Tôi đi khảo sát thấy đất ở các cọc lở xuống, cống có thể bị sập. Tôi bảo phải thổi còi để ngừng làm việc và anh chị em phải ra khỏi cống ngay. Chưa kịp thổi còi thì một tiếng “rầm”, mặt đất rung chuyển. Một khối lượng đất đá khổng lồ từ núi đổ ụp xuống”(1).
 
Tiếng la hét, kêu cứu xen tiếng khóc xé lòng. Giữa sự nhốn nháo, hoảng loạn lại xẩy ra sự sập đổ dây chuyền thêm gần 100 mét cống nữa. Sự đổ sập này gây chấn động làm đổ cả bức tường đất được dựng lên tạm thời, 14 chiếc thang bắc từ dưới cống đều bị lấp. Một cảnh hoảng loạn nhốn nháo khi cả ngàn khối bê tông, đất đá đổ xuống vùi lấp hàng trăm người.
 
Những người không bị vùi lấp dùng tay trần đào bới bùn đất, bê tông để cứu người. Trong số những người chết hầu hết là thanh niên tuổi mười tám đôi mươi. Một số vừa nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Một số sắp làm đám cưới. Ngay trong buổi chiều hôm đó, 93 thi thể đã được đưa lên đặt kín sườn đồi, hàng trăm người khác được đưa vào bệnh viện. Gỗ và thợ đóng quan tài quanh vùng được huy động. Cục giao thông 1 gần đó đã tức tốc đến hỗ trợ, dùng thiết bị đào tìm nhưng cũng chỉ có thể lấy được một số xác của các em.
 
Do có nguy cơ tiếp tục sụt lún, nên mọi người quyết định ngưng tìm kiếm và cho lấp đất đá lại để hoàn thành công trình. Và dưới đống đất đá đó mãi mãi là nơi yên nghĩ của một số người(2).
 
Tổng cộng có 102 người chết và 132 người bị thương: “Từ trước đến nay, có số liệu cho rằng, vụ tai nạn tại cống Hiệp Hòa làm 98 người chết, 132 người bị thương, nhưng ông Nguyễn Cảnh Mai - người trực tiếp tham gia lực lượng ứng cứu lúc đó - khẳng định có 102 người chết. “Vì lúc đó, chúng tôi xác nhận con số qua báo cáo của các xã. Con số 98 người chết là chưa tính người của huyện Đô Lương”(3).
 
Sau khi vụ việc kinh hoàng này xẩy ra, lãnh đạo Nghệ Tĩnh muốn cho vụ này chìm xuồng và chỉ xử lý hành chính. Vì vậy ông Hồ Như Hồng chỉ bị cách chức trưởng ban, trưởng phòng, hạ một bậc kỹ sư. Nhưng trước sức ép của dư luận và của những gia đình người chết, người thân của những nạn nhân chịu không nổi, làm đơn tập thể gửi thư ra Trung ương yêu cầu xét xử. Do đó Ban Bí thư đã ra quyết định phải xử lý hình sự. Thế là một phiên tòa được mở tại Thị trấn Đô Lương vào tháng 10/1980 nhằm yên dân. Kết quả có 3 người chịu án là ông Đào Nhiệm, Phó Ty Thủy lợi – 2 năm tù giam; Kỹ sư Trần Nhương, người trực tiếp chỉ huy thi công công trình cống Hiệp Hòa – 2 năm tù giam; ông Hồ Như Hồng, tổng chỉ huy cả cụm công trình, 6 năm tù giam.
 
Nhưng vì ông Hồ Như Hồng là cháu gọi Trương Kiện bằng cậu, nên ông Hồng chỉ ngồi tù 3 năm và sau đó được đặc xá.
 
Lẽ ra với một đại thảm họa làm chết hàng trăm người như thế, nhà nước phải tổ chức quốc tang, và người đứng đầu chính quyền tỉnh Nghệ Tĩnh là Trương Kiện phải vào tù. Thế nhưng Trương Kiện chẳng những không hề hấn gì, mà sau đó lên làm Bí thư Nghệ tĩnh.
 
Sau này khi ông Trương Kiện ra Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Lương thực, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thăm Nghệ Tĩnh, khi nghe báo cáo về công trình sông Nghèn không có hiệu quả, làm cho hàng trăm héc ta ruộng tốt bỏ hoang trong khi dân thiếu đói hàng năm, và vụ sập cống Hiệp Hòa làm chết hàng trăm người, ông Phạm Văn Đồng phải thốt lên:
 
“NHIỆT TÌNH CỘNG VỚI DỐT NÁT BẰNG PHÁ HOẠI”.
 
Và nhờ “Mo cơm quả cà, với tấm lòng người cộng sản, đi xây dựng Chủ Nghĩa xã hội” ấy, đến nay sau hơn 40 miệt mài xây dựng, dưới ngọn cờ vẻ vang và bách chiến bách thắng của đảng, Việt Nam tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì chưa thấy đâu.
 
Nhưng điều có thật là dân tộc này, đất nước này đang XUỐNG HỐ CẢ NÚT là điều có thật.
 
4/01/2019
 

Nhiệt tình cộng với dốt nát thành phá hoại

 
Hương Sơn (Danlambao) - Sau năm 1975, trong phong trào sát nhập các tỉnh, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều được sát nhập lại, từ hai hoặc ba tỉnh thành một tỉnh mới. Trên cả nước, chỉ có 3 tỉnh là Thái Bình, Thanh Hóa và Bến Tre là không bị sát nhập. Để thực hiện chủ trương này, người ta lập luận rằng càng to càng mạnh.
 
Năm 1976, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được sát nhập lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
 
Thay trời đổi đất sắp xếp lại giang san.
 
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Tỉnh Đảng bộ Nghệ Tĩnh lúc đó, mà người đứng đầu là Trương Kiện, từ làm Chủ tịch rồi lên Bí thư Tỉnh ủy, người ta đề ra chủ trương:
 
“Thay trời đổi đất sắp xếp lại giang san”.
 
Và khẩu hiệu: “Mo cơm quả cà, với tấm lòng người cộng sản, đi xây dựng Chủ Nghĩa xã hội”.
 
Để khuếch trương và quan trọng hóa những việc làm đó, người ta đề ra những khẩu hiệu đao to búa lớn treo nhan nhản khắp nơi như:
 
“Nghiêng đồng đổ nước ra khơi /Vắt đất ra nước thay trời làm mưa”, hoặc: “Chẳng mưa từ chín tầng mây, làm mưa từ những bàn tay con người” v.v...
 
Con sông Nghèn
 
Năm 1976, người ta bắt đầu “Thay trời làm mưa” bằng cách đào con sông tại hai huyện Can Lộc và Thạch Hà (Hà Tĩnh), để làm công trình thủy lợi, phục vụ công tác chống hạn và chống úng cho hai huyện Can Lộc và Thạch Hà. Vì con sông đào này sẽ chảy vào sông Nghèn, nên nhân dân vẫn gọi là Sông Nghèn.
 
Con sông đào này bắt nguồn từ xã Mỹ Lộc (phía Tây của huyện Can Lộc), chạy về phía Đông hạ huyện Can Lộc, sang huyện Thạch Hà, và chảy vào sông Nghèn tại ngã ba Đò Điệm, có chiều dài trên 20 km.
 
Mục đích của con sông đào này, theo tinh toán của lãnh đạo Nghệ Tĩnh, vừa là công trình chống úng vào mùa mưa, đưa nước vùng ngập úng đổ ra sông Nghèn, vừa chống hạn, lấy nước từ sông Nghèn về tưới cho hàng ngàn héc ta lúa vùng này.
 
Vì trước đây phụ thuộc nước trời, nên ruộng đồng mỗi năm chỉ làm một vụ mà cũng bấp bênh. Nay nếu có nước sông bơm lên có thể làm 2 hoặc 3 vụ. Tại miền Bắc thời ấy, hạt lúa hạt gạo là hạt vàng hạt ngọc. Tuy công trình còn nằm trên giấy, nhưng các nhà lãnh đạo đã mơ tưởng rằng từ nay về sau, sẽ không còn cảnh đồng khô cỏ cháy do nắng hạn hàng năm gây ra. Những cánh đồng lúa bạt ngàn chạy dài tít tắp sẽ đem về những mùa gặt bội thu. Người nông dân hết phải chịu cảnh ăn độn “mỗi hạt gạo lãnh đạo năm bảy miếng khoai” như trước.
 
Hàng chục ngàn nam thanh nữ tú tuổi mười tám đôi mươi được huy động cho công trình vĩ đại này. Họ phải mang theo gạo cơm mắm muối để đi làm dân công dưới thời tiết nóng nực gió Lào cát trắng của khí hậu miền Trung lên đến 45 độ C. Tất cả đều làm thủ công, nào cuốc, cào, gồng gánh để đào xúc đổ hàng triệu mét khối đất lên hai bên tạo thành con sông rộng hơn hai chục mét, dài hơn hai chục cây số.
 
Vì tất cả ruộng đất đều là của Hợp tác xã, tất cả là của chung, nên muốn đào con sông này đến đâu thì đào mà chẳng có ai ngăn cản.
 
Điều buồn cười là một điều rất đơn giản mà những đầu óc thiên tài của giới “Đỉnh ca trí tuệ” không nghĩ ra, ấy là khi thủy triều lên thì nước mặn từ biển sẽ chảy theo các con sông vào sâu bên trong đất liền. Do đó khi con sông này đào đến Đò Điệm để thông vào sông Nghèn, thì nước mặn tràn vào, làm mùa màng bị nhiễm mặn và không phát triển được.
 
Kết quả là hàng chục ngàn ngày công lao động của dân các huyện trong tỉnh được huy động phục vụ công trình này chẳng mang lại kết quả gì. Hàng trăm héc ta đất “bờ xôi ruộng mật” tốt nhất vùng này phải bỏ hoang mấy chục năm nay, làm thiệt hại vô cùng to lớn cho nhân dân.
 
Sau này những chỗ nước đọng sâu hơn, người ta đào thêm làm ao nuôi cá, nuôi vịt. Kể ra cũng không đến nỗi mất trắng hàng chục ngàn ngày công lao động của lớp thanh niên trai trẻ ngày ấy.
 
Để ghi nhớ “công ơn” của Chủ tịch Trương Kiện trong việc phá hoại nền kinh tế tỉnh nhà, nhân dân Nghệ Tĩnh đã chế bài “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” nổi tiếng của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, từ câu “Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam gọi núi Hồng, bạn về theo bạn đào núi ngăn sông”…
 
Thành câu hát mới: “Nghệ Tĩnh mình ơi năm nay lại mất mùa, nghe mồm Trương Kiện đào bới lung tung”…
 
Vụ sập cống Hiệp Hòa thuộc công trình kênh Vách Bắc.
 
Có thể nói, vụ sập cống Hiệp Hòa năm 1978 là tai nạn lao động khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Việt Nam từ trước đến nay.
 
Cống Hiệp Hòa (nằm ở thôn Hiệp Hòa, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), nằm trên hệ thống nông giang dẫn nước từ Bara Đô Lương tưới tiêu cho những cánh đồng các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An.
 
Công trình này được người Pháp xây dựng từ năm 1934, (xây theo thiết kế của Hoàng thân Xuvanuvong), và cơ bản hoàn thành vào năm 1937. Lúc khánh thành có sự tham dự của Vua Bảo Đại.
 
Khi hệ thống kênh mương này đi đến thôn Hiệp Hòa, xã Hòa Sơn, người ta phải xẻ núi để làm kênh mương và lắp đặt ống cống dẫn nước. Cống dài khoảng 180 mét, tròn, đường kính 3,8 mét, riêng phần cửa nhận nước rộng hơn 4 mét. Cống được làm bằng bê tông, độ dày trên 10 cm, không có cốt thép. 
 
Khi cống Hiệp Hòa được làm xong, đưa vào vận hành, cống được để lộ thiên. Dưới thời Pháp thuộc, có người được cắt cử, quan sát, bảo vệ, dọn dẹp đất đá rơi vãi phía trên cống. Thế nhưng sau năm 1954, người ta đổ đất lên trên cống, san phẳng để làm đường đi lại.
 
Sau 1975, trải qua thời gian gần 40 năm vận hành, cống bị lắng cặn, lưu lượng nước qua đây không đủ để tưới tiêu cho ruộng đồng các huyện nói trên, nên vấn đề sửa chữa và mở rộng cống Hiệp Hòa được đặt ra.
 
Ông Hồ Như Hồng, một kỹ sư thủy lợi, là người con của đất Quỳnh Lưu, đang là giảng viên Đại học Thủy lợi, được tỉnh Nghệ Tĩnh mời về làm tổng chỉ huy các công trình này.
 
Người ta đã huy động trên 5 vạn nam nữ thanh niên trai tráng phục vụ công trình. Lúc đó nhiều người chưa đủ tuổi nhưng cũng bị bắt đi làm. Từ xa nhìn lại, người ở công trường đông như kiến.
 
Yêu cầu đặt ra là vừa nạo vét lấy sạch đất đá trong lòng cống cũ, vừa xẻ núi mở rộng đường mương để làm thêm cống mới bên cạnh cống cũ. Như vậy, lúc này cống cũ không chỉ lộ thiên mà còn lộ cả một bên sườn (nơi sẽ làm cống mới bên cạnh rộng 4 mét). Để đưa đất đá đưa lên trên núi, người ta thiết lập 14 cái thang suốt chiều dài 180, chiều cao từ đáy cống lên mặt bằng đổ đất khoảng 80 mét.
 
Công việc rất phức tạp, nặng nhọc nhưng hầu như đều làm thủ công. Lúc mới đầu thi công cống Hiệp Hòa, Cục 1 Giao Thông có đến kiểm tra và phát hiện vết nứt phía triền núi, đã báo cho đội thi công cống Hiệp Hòa, đề nghị dừng thi công chờ khắc phục xong mới tiếp tục. Lúc này kỹ sư Hồ Như Hồng đã cấp tốc lên tỉnh báo cho ông Trương Kiện (KS Hồng gọi ông Kiện là cậu) về tình hình vết nứt phía trên núi, và Cục 1 Giao Thông đề nghị ngưng thi công để khắc phục. Tuy nhiên ông Chủ tịch Trương Kiện đã chỉ đạo: "Phàm ý kiến nào làm chậm trễ công trình là đi ngược lại nghị quyết của Tỉnh Ủy và nhân dân quanh cống Hiệp Hòa". Vì vậy KS Hồng Quay về và cho công trình tiếp tục thi công.
 
Theo yêu cầu của Ủy ban tỉnh Nghệ Tĩnh là công trình phải hoàn thành trong vòng 100 ngày để bảo đảm có đủ nước cho vụ đông – xuân và nước sinh hoạt cho dân. Do công tác khảo sát thiết kế không được coi trọng và tính toán cẩn thận, một lượng đất khổng lồ được chuyển lên bằng phương tiện chủ yếu là thang cây cùng hệ thống dây kéo của hàng ngàn con người, bao nhiêu bùn non móc từ dưới lòng cống lại đem lên đổ hai bên bờ, và hàng ngàn con người đi lại thường xuyên trên cống cũ để vận chuyển vật liệu và đất đá đưa lên phía trên, đã tạo nên áp lực quá tải, và tai nạn kinh hoàng đã xảy ra.
 
Vào khoảng 12 giờ ngày 03 tháng 01 năm 1978 – đúng lúc nghỉ ăn trưa và giao ca thì cống sập. Sau một tiếng động lớn, hai vách taluy hai bên núi đổ sập xuống, làm cho khoảng 30 mét cống cũ đổ sập theo. Ông Phan Văn Hợi, nguyên Bí thư Huyện Đoàn Thanh Chương, một trong những người may mắn sống sót nhớ lại: “Tôi đi khảo sát thấy đất ở các cọc lở xuống, cống có thể bị sập. Tôi bảo phải thổi còi để ngừng làm việc và anh chị em phải ra khỏi cống ngay. Chưa kịp thổi còi thì một tiếng “rầm”, mặt đất rung chuyển. Một khối lượng đất đá khổng lồ từ núi đổ ụp xuống”(1).
 
Tiếng la hét, kêu cứu xen tiếng khóc xé lòng. Giữa sự nhốn nháo, hoảng loạn lại xẩy ra sự sập đổ dây chuyền thêm gần 100 mét cống nữa. Sự đổ sập này gây chấn động làm đổ cả bức tường đất được dựng lên tạm thời, 14 chiếc thang bắc từ dưới cống đều bị lấp. Một cảnh hoảng loạn nhốn nháo khi cả ngàn khối bê tông, đất đá đổ xuống vùi lấp hàng trăm người.
 
Những người không bị vùi lấp dùng tay trần đào bới bùn đất, bê tông để cứu người. Trong số những người chết hầu hết là thanh niên tuổi mười tám đôi mươi. Một số vừa nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Một số sắp làm đám cưới. Ngay trong buổi chiều hôm đó, 93 thi thể đã được đưa lên đặt kín sườn đồi, hàng trăm người khác được đưa vào bệnh viện. Gỗ và thợ đóng quan tài quanh vùng được huy động. Cục giao thông 1 gần đó đã tức tốc đến hỗ trợ, dùng thiết bị đào tìm nhưng cũng chỉ có thể lấy được một số xác của các em.
 
Do có nguy cơ tiếp tục sụt lún, nên mọi người quyết định ngưng tìm kiếm và cho lấp đất đá lại để hoàn thành công trình. Và dưới đống đất đá đó mãi mãi là nơi yên nghĩ của một số người(2).
 
Tổng cộng có 102 người chết và 132 người bị thương: “Từ trước đến nay, có số liệu cho rằng, vụ tai nạn tại cống Hiệp Hòa làm 98 người chết, 132 người bị thương, nhưng ông Nguyễn Cảnh Mai - người trực tiếp tham gia lực lượng ứng cứu lúc đó - khẳng định có 102 người chết. “Vì lúc đó, chúng tôi xác nhận con số qua báo cáo của các xã. Con số 98 người chết là chưa tính người của huyện Đô Lương”(3).
 
Sau khi vụ việc kinh hoàng này xẩy ra, lãnh đạo Nghệ Tĩnh muốn cho vụ này chìm xuồng và chỉ xử lý hành chính. Vì vậy ông Hồ Như Hồng chỉ bị cách chức trưởng ban, trưởng phòng, hạ một bậc kỹ sư. Nhưng trước sức ép của dư luận và của những gia đình người chết, người thân của những nạn nhân chịu không nổi, làm đơn tập thể gửi thư ra Trung ương yêu cầu xét xử. Do đó Ban Bí thư đã ra quyết định phải xử lý hình sự. Thế là một phiên tòa được mở tại Thị trấn Đô Lương vào tháng 10/1980 nhằm yên dân. Kết quả có 3 người chịu án là ông Đào Nhiệm, Phó Ty Thủy lợi – 2 năm tù giam; Kỹ sư Trần Nhương, người trực tiếp chỉ huy thi công công trình cống Hiệp Hòa – 2 năm tù giam; ông Hồ Như Hồng, tổng chỉ huy cả cụm công trình, 6 năm tù giam.
 
Nhưng vì ông Hồ Như Hồng là cháu gọi Trương Kiện bằng cậu, nên ông Hồng chỉ ngồi tù 3 năm và sau đó được đặc xá.
 
Lẽ ra với một đại thảm họa làm chết hàng trăm người như thế, nhà nước phải tổ chức quốc tang, và người đứng đầu chính quyền tỉnh Nghệ Tĩnh là Trương Kiện phải vào tù. Thế nhưng Trương Kiện chẳng những không hề hấn gì, mà sau đó lên làm Bí thư Nghệ tĩnh.
 
Sau này khi ông Trương Kiện ra Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Lương thực, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thăm Nghệ Tĩnh, khi nghe báo cáo về công trình sông Nghèn không có hiệu quả, làm cho hàng trăm héc ta ruộng tốt bỏ hoang trong khi dân thiếu đói hàng năm, và vụ sập cống Hiệp Hòa làm chết hàng trăm người, ông Phạm Văn Đồng phải thốt lên:
 
“NHIỆT TÌNH CỘNG VỚI DỐT NÁT BẰNG PHÁ HOẠI”.
 
Và nhờ “Mo cơm quả cà, với tấm lòng người cộng sản, đi xây dựng Chủ Nghĩa xã hội” ấy, đến nay sau hơn 40 miệt mài xây dựng, dưới ngọn cờ vẻ vang và bách chiến bách thắng của đảng, Việt Nam tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì chưa thấy đâu.
 
Nhưng điều có thật là dân tộc này, đất nước này đang XUỐNG HỐ CẢ NÚT là điều có thật.
 
4/01/2019
 

Nhiệt tình cộng với dốt nát thành phá hoại

 
Hương Sơn (Danlambao) - Sau năm 1975, trong phong trào sát nhập các tỉnh, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều được sát nhập lại, từ hai hoặc ba tỉnh thành một tỉnh mới. Trên cả nước, chỉ có 3 tỉnh là Thái Bình, Thanh Hóa và Bến Tre là không bị sát nhập. Để thực hiện chủ trương này, người ta lập luận rằng càng to càng mạnh.
 
Năm 1976, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được sát nhập lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
 
Thay trời đổi đất sắp xếp lại giang san.
 
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Tỉnh Đảng bộ Nghệ Tĩnh lúc đó, mà người đứng đầu là Trương Kiện, từ làm Chủ tịch rồi lên Bí thư Tỉnh ủy, người ta đề ra chủ trương:
 
“Thay trời đổi đất sắp xếp lại giang san”.
 
Và khẩu hiệu: “Mo cơm quả cà, với tấm lòng người cộng sản, đi xây dựng Chủ Nghĩa xã hội”.
 
Để khuếch trương và quan trọng hóa những việc làm đó, người ta đề ra những khẩu hiệu đao to búa lớn treo nhan nhản khắp nơi như:
 
“Nghiêng đồng đổ nước ra khơi /Vắt đất ra nước thay trời làm mưa”, hoặc: “Chẳng mưa từ chín tầng mây, làm mưa từ những bàn tay con người” v.v...
 
Con sông Nghèn
 
Năm 1976, người ta bắt đầu “Thay trời làm mưa” bằng cách đào con sông tại hai huyện Can Lộc và Thạch Hà (Hà Tĩnh), để làm công trình thủy lợi, phục vụ công tác chống hạn và chống úng cho hai huyện Can Lộc và Thạch Hà. Vì con sông đào này sẽ chảy vào sông Nghèn, nên nhân dân vẫn gọi là Sông Nghèn.
 
Con sông đào này bắt nguồn từ xã Mỹ Lộc (phía Tây của huyện Can Lộc), chạy về phía Đông hạ huyện Can Lộc, sang huyện Thạch Hà, và chảy vào sông Nghèn tại ngã ba Đò Điệm, có chiều dài trên 20 km.
 
Mục đích của con sông đào này, theo tinh toán của lãnh đạo Nghệ Tĩnh, vừa là công trình chống úng vào mùa mưa, đưa nước vùng ngập úng đổ ra sông Nghèn, vừa chống hạn, lấy nước từ sông Nghèn về tưới cho hàng ngàn héc ta lúa vùng này.
 
Vì trước đây phụ thuộc nước trời, nên ruộng đồng mỗi năm chỉ làm một vụ mà cũng bấp bênh. Nay nếu có nước sông bơm lên có thể làm 2 hoặc 3 vụ. Tại miền Bắc thời ấy, hạt lúa hạt gạo là hạt vàng hạt ngọc. Tuy công trình còn nằm trên giấy, nhưng các nhà lãnh đạo đã mơ tưởng rằng từ nay về sau, sẽ không còn cảnh đồng khô cỏ cháy do nắng hạn hàng năm gây ra. Những cánh đồng lúa bạt ngàn chạy dài tít tắp sẽ đem về những mùa gặt bội thu. Người nông dân hết phải chịu cảnh ăn độn “mỗi hạt gạo lãnh đạo năm bảy miếng khoai” như trước.
 
Hàng chục ngàn nam thanh nữ tú tuổi mười tám đôi mươi được huy động cho công trình vĩ đại này. Họ phải mang theo gạo cơm mắm muối để đi làm dân công dưới thời tiết nóng nực gió Lào cát trắng của khí hậu miền Trung lên đến 45 độ C. Tất cả đều làm thủ công, nào cuốc, cào, gồng gánh để đào xúc đổ hàng triệu mét khối đất lên hai bên tạo thành con sông rộng hơn hai chục mét, dài hơn hai chục cây số.
 
Vì tất cả ruộng đất đều là của Hợp tác xã, tất cả là của chung, nên muốn đào con sông này đến đâu thì đào mà chẳng có ai ngăn cản.
 
Điều buồn cười là một điều rất đơn giản mà những đầu óc thiên tài của giới “Đỉnh ca trí tuệ” không nghĩ ra, ấy là khi thủy triều lên thì nước mặn từ biển sẽ chảy theo các con sông vào sâu bên trong đất liền. Do đó khi con sông này đào đến Đò Điệm để thông vào sông Nghèn, thì nước mặn tràn vào, làm mùa màng bị nhiễm mặn và không phát triển được.
 
Kết quả là hàng chục ngàn ngày công lao động của dân các huyện trong tỉnh được huy động phục vụ công trình này chẳng mang lại kết quả gì. Hàng trăm héc ta đất “bờ xôi ruộng mật” tốt nhất vùng này phải bỏ hoang mấy chục năm nay, làm thiệt hại vô cùng to lớn cho nhân dân.
 
Sau này những chỗ nước đọng sâu hơn, người ta đào thêm làm ao nuôi cá, nuôi vịt. Kể ra cũng không đến nỗi mất trắng hàng chục ngàn ngày công lao động của lớp thanh niên trai trẻ ngày ấy.
 
Để ghi nhớ “công ơn” của Chủ tịch Trương Kiện trong việc phá hoại nền kinh tế tỉnh nhà, nhân dân Nghệ Tĩnh đã chế bài “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” nổi tiếng của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, từ câu “Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam gọi núi Hồng, bạn về theo bạn đào núi ngăn sông”…
 
Thành câu hát mới: “Nghệ Tĩnh mình ơi năm nay lại mất mùa, nghe mồm Trương Kiện đào bới lung tung”…
 
Vụ sập cống Hiệp Hòa thuộc công trình kênh Vách Bắc.
 
Có thể nói, vụ sập cống Hiệp Hòa năm 1978 là tai nạn lao động khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Việt Nam từ trước đến nay.
 
Cống Hiệp Hòa (nằm ở thôn Hiệp Hòa, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), nằm trên hệ thống nông giang dẫn nước từ Bara Đô Lương tưới tiêu cho những cánh đồng các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An.
 
Công trình này được người Pháp xây dựng từ năm 1934, (xây theo thiết kế của Hoàng thân Xuvanuvong), và cơ bản hoàn thành vào năm 1937. Lúc khánh thành có sự tham dự của Vua Bảo Đại.
 
Khi hệ thống kênh mương này đi đến thôn Hiệp Hòa, xã Hòa Sơn, người ta phải xẻ núi để làm kênh mương và lắp đặt ống cống dẫn nước. Cống dài khoảng 180 mét, tròn, đường kính 3,8 mét, riêng phần cửa nhận nước rộng hơn 4 mét. Cống được làm bằng bê tông, độ dày trên 10 cm, không có cốt thép. 
 
Khi cống Hiệp Hòa được làm xong, đưa vào vận hành, cống được để lộ thiên. Dưới thời Pháp thuộc, có người được cắt cử, quan sát, bảo vệ, dọn dẹp đất đá rơi vãi phía trên cống. Thế nhưng sau năm 1954, người ta đổ đất lên trên cống, san phẳng để làm đường đi lại.
 
Sau 1975, trải qua thời gian gần 40 năm vận hành, cống bị lắng cặn, lưu lượng nước qua đây không đủ để tưới tiêu cho ruộng đồng các huyện nói trên, nên vấn đề sửa chữa và mở rộng cống Hiệp Hòa được đặt ra.
 
Ông Hồ Như Hồng, một kỹ sư thủy lợi, là người con của đất Quỳnh Lưu, đang là giảng viên Đại học Thủy lợi, được tỉnh Nghệ Tĩnh mời về làm tổng chỉ huy các công trình này.
 
Người ta đã huy động trên 5 vạn nam nữ thanh niên trai tráng phục vụ công trình. Lúc đó nhiều người chưa đủ tuổi nhưng cũng bị bắt đi làm. Từ xa nhìn lại, người ở công trường đông như kiến.
 
Yêu cầu đặt ra là vừa nạo vét lấy sạch đất đá trong lòng cống cũ, vừa xẻ núi mở rộng đường mương để làm thêm cống mới bên cạnh cống cũ. Như vậy, lúc này cống cũ không chỉ lộ thiên mà còn lộ cả một bên sườn (nơi sẽ làm cống mới bên cạnh rộng 4 mét). Để đưa đất đá đưa lên trên núi, người ta thiết lập 14 cái thang suốt chiều dài 180, chiều cao từ đáy cống lên mặt bằng đổ đất khoảng 80 mét.
 
Công việc rất phức tạp, nặng nhọc nhưng hầu như đều làm thủ công. Lúc mới đầu thi công cống Hiệp Hòa, Cục 1 Giao Thông có đến kiểm tra và phát hiện vết nứt phía triền núi, đã báo cho đội thi công cống Hiệp Hòa, đề nghị dừng thi công chờ khắc phục xong mới tiếp tục. Lúc này kỹ sư Hồ Như Hồng đã cấp tốc lên tỉnh báo cho ông Trương Kiện (KS Hồng gọi ông Kiện là cậu) về tình hình vết nứt phía trên núi, và Cục 1 Giao Thông đề nghị ngưng thi công để khắc phục. Tuy nhiên ông Chủ tịch Trương Kiện đã chỉ đạo: "Phàm ý kiến nào làm chậm trễ công trình là đi ngược lại nghị quyết của Tỉnh Ủy và nhân dân quanh cống Hiệp Hòa". Vì vậy KS Hồng Quay về và cho công trình tiếp tục thi công.
 
Theo yêu cầu của Ủy ban tỉnh Nghệ Tĩnh là công trình phải hoàn thành trong vòng 100 ngày để bảo đảm có đủ nước cho vụ đông – xuân và nước sinh hoạt cho dân. Do công tác khảo sát thiết kế không được coi trọng và tính toán cẩn thận, một lượng đất khổng lồ được chuyển lên bằng phương tiện chủ yếu là thang cây cùng hệ thống dây kéo của hàng ngàn con người, bao nhiêu bùn non móc từ dưới lòng cống lại đem lên đổ hai bên bờ, và hàng ngàn con người đi lại thường xuyên trên cống cũ để vận chuyển vật liệu và đất đá đưa lên phía trên, đã tạo nên áp lực quá tải, và tai nạn kinh hoàng đã xảy ra.
 
Vào khoảng 12 giờ ngày 03 tháng 01 năm 1978 – đúng lúc nghỉ ăn trưa và giao ca thì cống sập. Sau một tiếng động lớn, hai vách taluy hai bên núi đổ sập xuống, làm cho khoảng 30 mét cống cũ đổ sập theo. Ông Phan Văn Hợi, nguyên Bí thư Huyện Đoàn Thanh Chương, một trong những người may mắn sống sót nhớ lại: “Tôi đi khảo sát thấy đất ở các cọc lở xuống, cống có thể bị sập. Tôi bảo phải thổi còi để ngừng làm việc và anh chị em phải ra khỏi cống ngay. Chưa kịp thổi còi thì một tiếng “rầm”, mặt đất rung chuyển. Một khối lượng đất đá khổng lồ từ núi đổ ụp xuống”(1).
 
Tiếng la hét, kêu cứu xen tiếng khóc xé lòng. Giữa sự nhốn nháo, hoảng loạn lại xẩy ra sự sập đổ dây chuyền thêm gần 100 mét cống nữa. Sự đổ sập này gây chấn động làm đổ cả bức tường đất được dựng lên tạm thời, 14 chiếc thang bắc từ dưới cống đều bị lấp. Một cảnh hoảng loạn nhốn nháo khi cả ngàn khối bê tông, đất đá đổ xuống vùi lấp hàng trăm người.
 
Những người không bị vùi lấp dùng tay trần đào bới bùn đất, bê tông để cứu người. Trong số những người chết hầu hết là thanh niên tuổi mười tám đôi mươi. Một số vừa nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Một số sắp làm đám cưới. Ngay trong buổi chiều hôm đó, 93 thi thể đã được đưa lên đặt kín sườn đồi, hàng trăm người khác được đưa vào bệnh viện. Gỗ và thợ đóng quan tài quanh vùng được huy động. Cục giao thông 1 gần đó đã tức tốc đến hỗ trợ, dùng thiết bị đào tìm nhưng cũng chỉ có thể lấy được một số xác của các em.
 
Do có nguy cơ tiếp tục sụt lún, nên mọi người quyết định ngưng tìm kiếm và cho lấp đất đá lại để hoàn thành công trình. Và dưới đống đất đá đó mãi mãi là nơi yên nghĩ của một số người(2).
 
Tổng cộng có 102 người chết và 132 người bị thương: “Từ trước đến nay, có số liệu cho rằng, vụ tai nạn tại cống Hiệp Hòa làm 98 người chết, 132 người bị thương, nhưng ông Nguyễn Cảnh Mai - người trực tiếp tham gia lực lượng ứng cứu lúc đó - khẳng định có 102 người chết. “Vì lúc đó, chúng tôi xác nhận con số qua báo cáo của các xã. Con số 98 người chết là chưa tính người của huyện Đô Lương”(3).
 
Sau khi vụ việc kinh hoàng này xẩy ra, lãnh đạo Nghệ Tĩnh muốn cho vụ này chìm xuồng và chỉ xử lý hành chính. Vì vậy ông Hồ Như Hồng chỉ bị cách chức trưởng ban, trưởng phòng, hạ một bậc kỹ sư. Nhưng trước sức ép của dư luận và của những gia đình người chết, người thân của những nạn nhân chịu không nổi, làm đơn tập thể gửi thư ra Trung ương yêu cầu xét xử. Do đó Ban Bí thư đã ra quyết định phải xử lý hình sự. Thế là một phiên tòa được mở tại Thị trấn Đô Lương vào tháng 10/1980 nhằm yên dân. Kết quả có 3 người chịu án là ông Đào Nhiệm, Phó Ty Thủy lợi – 2 năm tù giam; Kỹ sư Trần Nhương, người trực tiếp chỉ huy thi công công trình cống Hiệp Hòa – 2 năm tù giam; ông Hồ Như Hồng, tổng chỉ huy cả cụm công trình, 6 năm tù giam.
 
Nhưng vì ông Hồ Như Hồng là cháu gọi Trương Kiện bằng cậu, nên ông Hồng chỉ ngồi tù 3 năm và sau đó được đặc xá.
 
Lẽ ra với một đại thảm họa làm chết hàng trăm người như thế, nhà nước phải tổ chức quốc tang, và người đứng đầu chính quyền tỉnh Nghệ Tĩnh là Trương Kiện phải vào tù. Thế nhưng Trương Kiện chẳng những không hề hấn gì, mà sau đó lên làm Bí thư Nghệ tĩnh.
 
Sau này khi ông Trương Kiện ra Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Lương thực, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thăm Nghệ Tĩnh, khi nghe báo cáo về công trình sông Nghèn không có hiệu quả, làm cho hàng trăm héc ta ruộng tốt bỏ hoang trong khi dân thiếu đói hàng năm, và vụ sập cống Hiệp Hòa làm chết hàng trăm người, ông Phạm Văn Đồng phải thốt lên:
 
“NHIỆT TÌNH CỘNG VỚI DỐT NÁT BẰNG PHÁ HOẠI”.
 
Và nhờ “Mo cơm quả cà, với tấm lòng người cộng sản, đi xây dựng Chủ Nghĩa xã hội” ấy, đến nay sau hơn 40 miệt mài xây dựng, dưới ngọn cờ vẻ vang và bách chiến bách thắng của đảng, Việt Nam tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì chưa thấy đâu.
 
Nhưng điều có thật là dân tộc này, đất nước này đang XUỐNG HỐ CẢ NÚT là điều có thật.
 
4/01/2019
 

 

Tác giả bài viết: Hương Sơn

Nguồn tin: danlambaovn.blogspot.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập370
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,446
  • Tổng lượt truy cập36,333,001
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây