Những phong tục đón Tết cổ truyền

Thứ năm - 08/02/2018 08:55

Những phong tục đón Tết cổ truyền

Tết nguyên đán là những ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam, gắn liền với những phong tục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

 

TTXVN/Báo Tin tức

 

 

 

Lần đầu tái hiện không gian lều chõng trong Hội chữ Xuân

Một không gian lều chõng giống như quang cảnh trường thi xưa lần đầu tiên được tái hiện trong Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018.

Quang cảnh trường thi xưa. Ảnh: Tư liệu
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, năm 2018 là năm đầu tiên Trung tâm thí điểm việc tái hiện quang cảnh trường thi xưa tại Hội chữ Xuân 2018, nhằm khơi gợi và phát huy truyền thống hiếu học của cha ông ngày xưa. 
 
Chia sẻ lý do thực hiện thí điểm tái hiện quang cảnh trường thi xưa trong Hội chữ Xuân 2018, ông Lê Xuân Kiêu cho biết, năm 2019 là năm kỷ niệm 100 năm kỳ thi Hán học cuối cùng, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để kỷ niệm sự kiện này. Để chuẩn bị tốt cho các hoạt động kỷ niệm trong năm 2019, trong Hội chữ Xuân 2018, BTC đã đưa ra ý tưởng thí điểm tái hiện quang cảnh trường thi xưa trong Hội chữ Xuân 2018, vừa để cho công chúng, đặc biệt là các thế hệ trẻ có thể phần nào hiểu được không gian thi cử của cha ông ngày xưa, đồng thời hoạt động này cũng như một sự thử nghiệm, để trên cơ sở đó BTC rút kinh nghiệm cho các hoạt động kỷ niệm chính thức trong năm 2019 được tổ chức tốt hơn. 
Cảnh sĩ tử lều chõng đi thi được tái hiện trong phim "Lều chõng" của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân. 
Cũng theo ông Lê Xuân Kiêu, hoạt động thử nghiệm trong năm 2018 này, không gian tái hiện quang cảnh trường thi mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động như tái hiện nhà thập đạo, chòi canh, lều chõng,… với cuộc sống ông đồ xưa, cảnh các sĩ tử đi thi và một số hoạt động của các làng nghề chế tác các vật dụng của các sĩ tử xưa như giấy dó… Việc tái hiện các không gian này được BTC thực hiện dựa trên sử sách ghi lại và có sự tham vấn của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử. 
 
Theo ông Lê Xuân Kiêu, việc tái hiện không gian quang cảnh trường thi xưa góp phần khơi lại giá trị về truyền thống hiếu học của cha ông, cội nguồn sản sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất nước. Thông qua đó, mong muốn phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài” của các bậc tiền nhân, khích lệ các thể hệ trẻ phát huy giá trị truyền thống hiếu học của cha ông, không ngừng nỗ lực học tập vươn lên, thể hiện trách nhiệm kế thừa, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông và trở thành những bậc hiền tài, giúp cho đất nước. 
 
Đại diện BTC cho biết, Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 chính thức khai mạc vào 16h ngày 9/2/2018, tức ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu, và kéo dài đến hết ngày 22/2/2018, tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất. 
Hội chữ Xuân Mậu Tuất có chủ đề "Hiền tài" với mong muốn ngày càng có nhiều người hiền tài góp sức xây dựng đất nước.  
Ông Lê Xuân Kiêu cho biết, chủ đề “Hiền tài” được lựa chọn trong Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 với 2 lý do, thứ nhất, là “Hiền tài” là giá trị mà Văn Miếu – Quốc Tử Giám lưu giữ từ ngàn xưa, đó là trên tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám năm 1442, có viết câu nói của cụ Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, chính vì vậy, chủ đề này được lựa chọn nhằm tôn vinh giá trị mà Văn Miếu – Quốc Tử Giám đang lưu giữ hiện nay. Bên cạnh đó, chủ đề “Hiền tài” cũng thể hiện mong muốn ngày càng có nhiều người hiền tài xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực, để cho đất nước ngày càng hưng thịnh, ngày càng phát triển bền vững. 
 
Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 có nhiều hoạt động hấp dẫn như triển lãm thư pháp cũng với chủ đề “Hiền tài”, trưng bày khoảng 30 bức thư pháp chữ Hán Nôm và chữ Quốc ngữ; hoạt động cho chữ, xin chữ đầu xuân của các ông đồ viết thư pháp Hán Nôm, thư pháp Quốc ngữ là thành viên các Câu lạc bộ thư pháp tại Hà Nội hoặc người viết tự do, đã qua kỳ khác tuyển thẩm định trình độ của Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám năm 2018. 
 
Bên cạnh đó, công chúng đến Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 còn có nhiều hoạt động như cơ hội được tham gia trải nghiệm và tìm hiểu các quy trình làm giấy dó, tìm hiểu về ba dòng tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ và tranh Kim Hoàng; tham quan các gian hàng làng nghề truyền thống như lụa tơ tằm, sơn mài, khảm trai, mây tre đan nghệ thuật, gốm sành sứ, hoa, cây cảnh, mâm ngũ quả ngày tết; thưởng thức và tham gia lễ hội hoa đăng thả đèn xuống mặt bồ với mong muốn cho một năm mới an khang, thịnh vượng, như ý… tham gia các chương trình ca nhạc dân gian tổng hợp, quan họ, ca trù, hát xẩm, hát xoan, bài chòi, chèo, chầu văn…; tham gia trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, đập niêu đất, nhảy sạp, kéo co ngày đầu xuân…; tham gia các hoạt động trải nghiệm gói bánh trưng ngày tết, giới thiệu một số món ăn truyền thống của Việt Nam. 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Phương Lan

Nguồn tin: /Báo Tin Tức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm67
  • Hôm nay13,251
  • Tháng hiện tại278,605
  • Tổng lượt truy cập35,544,886
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây