(Hình minh họa: Qua beioumanyou)
(Bài viết khiến nhiều người suy ngẫm dưới đây là của tác giả sinh sống công tác tại Phần Lan được đăng tải trên trang Vision Times, xin trích dẫn để mọi người cùng cảm nhận!)
Trên thân thể người Phần Lan không chỉ có sẵn đức tính nhẫn nại mà còn được trang bị sẵn đức tính lương thiện và thành thật, tuân thủ kỷ luật và pháp tắc. Người Phần Lan được thế giới công nhận là những người thành thật nhất.
Người ta có câu nói đùa nhưng lại rất chính xác về người Phần Lan, rằng: “Người Phần Lan bị mắc một loại bệnh, đó là điều gì cũng có thể nói nhưng không thể nói dối, việc gì cũng đều có thể làm nhưng không thể lừa gạt. Họ thật là ‘ngốc’!”
Để quên ví tiền cũng không lo bị mất
Trước đây, tạp chí Reader’s Digest của Mỹ từng tiến hành một thực nghiệm về chủ đề “Thành thật” tại hơn 16 thành phố trên toàn thế giới. Ở mỗi thành phố, trên 12 đường lớn, người ta đặt những chiếc ví bên trong có chứa khoảng hơn 1400 Euro, ảnh chụp gia đình, giấy tờ liên hệ. Một nhân viên của tạp chí này đứng xa quan sát xem người nhặt được ví tiền có tìm kiếm và trả lại ví cho người mất hay không.
Kết quả cho thấy, người dân ở thủ đô Helsinki, Phần Lan là những người thành thật nhất. Trong 12 ví tiền mà tạp chí này đặt trên đường làm thực nghiệm thì có 11 chiếc ví tiền được trả lại cho người chủ của nó.
“Không nhặt của rơi trên đường” đối với người Phần Lan mà nói chỉ là một việc rất tự nhiên. Hồi tôi mới đến Phần Lan sinh sống và công tác. Một lần, nhân tiện trên đường đi đón con, tôi mang theo chiếc ví đựng 500 Euro để mua đồ dùng sinh hoạt. Lúc tôi vào siêu thị mua đồ, thanh toán xong thì vội vàng xách túi đồ bước đi vì con gái đang chờ. Kết quả là để quên chiếc túi xách ở trong xe đẩy hàng bên ngoài siêu thị đó. Đến lúc tới trường đón con, tôi mới nhớ ra, trở lại siêu thị thì phát hiện chiếc túi đã không còn nữa. Người bán hàng của siêu thị sau khi hỏi rõ đã xin số điện thoại của tôi.
Không ngờ, hai ngày sau, người ta đã tìm được chiếc túi xách của tôi. Hóa ra là một vị khách hàng đã nhặt được và gửi lại cho siêu thị, một xu cũng không thiếu. Khi kể với những người bạn Phần Lan về sự việc này, tôi thường xuýt xoa: “Thật là may mắn!” Mấy người bạn Phần Lan nhìn tôi một cách khó hiểu, nói: “Chuyện này không có gì là kỳ lạ cả!”
Mỗi người tự giám sát bản thân mình
(Hình minh họa: Qua vakantiearena)
Mỗi một người Phần Lan, ngay từ nhỏ đều được cha mẹ giáo dục: “Không được lấy những thứ không thuộc về mình!”
Trên các phương tiện giao thông công cộng gần như không có nhân viên kiểm vé, nhưng không vì thế mà có người có tâm lý trốn vé. Ở rất nhiều khu vực, địa phương đều có các “cửa hàng thành tín”, bên trong không có nhân viên bán hàng, cũng không có thiết bị theo dõi giám sát. Khách hàng đến mua hàng hóa ở đây đều tự động quét mã hàng và tự động thanh toán tiền.
Trong trường học, sau khi học sinh sử dụng không hết các nguyên liệu chế biến ở các buổi học nấu ăn, các thầy cô giáo nhất định sẽ tìm kế toán trường để thanh toán tiền rồi mới mang số nguyên liệu không dùng hết ấy về nhà.
Ở Phần Lan, mỗi người đều tự mình “giám sát” bản thân một cách nghiêm khắc. Bởi vậy, cho dù không có người bán vé, không có nhân viên bán hàng, không có người giám sát, nhưng mọi người đều tự giác tuân thủ thành tín. Một người Phần Lan từng nói với tôi rằng: “Bởi vì trên thực tế chúng ta còn có một người giám sát mình, người đó chính là bản thân chúng ta!”
Một người bạn của tôi từng kể: Một lần, vào cuối tuần anh ấy đi đến khu chợ bán đồ cũ. Anh ấy nhìn thấy một bộ đồ ăn màu bạc được chế tạo rất tinh tế, nhìn như là một món đồ cổ quý giá đắt tiền.
Anh tiến đến hỏi người bán hàng: “Xin hỏi ông, bộ đồ ăn này có phải làm bằng bạc tinh khiết không?”
Ông lão bán hàng vội vàng phủ nhận, nói: “Đây không phải là bạc tinh khiết đâu, chỉ là mạ bạc thôi!”
Rồi ông kể thêm rằng, nhiều năm trước, trong một lần đi du lịch tại Trung Đông, nhìn thấy bộ đồ ăn này tưởng là được chế tác bằng bạc tinh khiết nên đã bỏ ra số tiền lớn để mua về. Nhưng nhiều năm sau, ông mới biết được nó chỉ là mạ bạc. Hiện giờ, ông muốn bán nó đi. Ông nói: “Bởi vì đã biết chính xác nó là mạ bạc, nên tôi tuyệt đối không thể để người khác bị mắc lừa được!”
Liêm khiết và thành thật là thước đo của người Phần Lan
(Hình minh họa: Qua 123RF.com)
Thành thật đã trở thành thước đo mà mỗi người Phần Lan đều phải thủ vững. Có thông tin rằng, trong một số cuộc sát hạch đối với nhân viên công vụ ở Phần Lan, đằng sau mặt của đề thi đều có đáp án đính kèm sẵn. Đó là đáp án mà thí sinh dùng để ước lượng số điểm của mình.
Sau khi làm xong bài thi, thí sinh hoàn toàn có thể so sánh với đáp án. Nhưng vô luận là đúng sai thế nào, cũng không thể xóa và sửa, càng không thể sao chép. Người nào biết mình thi không đạt, sẽ tự giác thi lại, cho đến khi đủ tư cách mới thôi.
Người Phần Lan không dựa vào “đường ngang ngõ tắt” để đạt được mục đích của mình. Họ nhất định thông qua thành thực, giữ chữ tín, thông qua lao động thật sự và gian khổ cố gắng để theo đuổi mục tiêu của cuộc đời. Liêm khiết và tự ràng buộc mình đã trở thành nếp sống, nét văn hóa trong xã hội Phần Lan.
Đối với nhân viên công vụ Phần Lan mà nói, nhận lễ cùng với ăn cơm khách mời là chuyện đại sự. Sự kết giao giữa người với người phải tuân thủ nghiêm ngặt đúng mực, giám sát của pháp luật cũng vô cùng nghiêm khắc, thậm chí đến mức hà khắc.
(Hình minh họa: Qua smoove.fr)
Pháp luật Phần Lan quy định, một khi nhân viên công vụ bị chứng thực là có hành vi tham nhũng thì lập tức bị cách chức, nghiêm trọng hơn sẽ bị bỏ tù. Nhưng điều quan trọng hơn là người ấy sẽ thật khó để đối mặt với bạn bè người thân và hàng xóm láng giềng. Người ấy còn bị xã hội xem thường, các doanh nghiệp cũng sẽ không thuê mướn người này. Có thể nói, “phí tổn” cho sự dối trá, tham nhũng ở Phần Lan là vô cùng đắt đỏ.
Bộ trưởng Tư pháp Phần Lan từng nói rằng, ý thức tự ràng buộc của bản thân là biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả nhất. Khi “thành tín”, “liêm khiết” và “sự tự ràng buộc” trở thành một loại môi trường, nếp sống xã hội thì tham nhũng tự nhiên sẽ không còn chỗ để ẩn thân. Chính phủ liêm khiết thì kéo theo đó tất sẽ là tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt sự thành tín.
Một người bạn từng nói với tôi rằng, anh ấy luôn thành thật bởi vì nói dối khiến anh ấy cảm thấy không thoải mái và rất mệt mỏi. Mỗi người đều thành thật đối đãi với người khác thì mọi người sẽ làm việc tuân theo quy tắc.
Người Phần Lan tin tưởng rằng: “Người cần cù sẽ có được các loại may mắn, người lười biếng thì chỉ có một loại bất hạnh”. Câu ngạn ngữ cổ xưa này vừa tràn ngập trí tuệ, vừa là bài học quý giá.
* Theo trithucvn
(Hình minh họa: Qua beioumanyou)
(Bài viết khiến nhiều người suy ngẫm dưới đây là của tác giả sinh sống công tác tại Phần Lan được đăng tải trên trang Vision Times, xin trích dẫn để mọi người cùng cảm nhận!)
Trên thân thể người Phần Lan không chỉ có sẵn đức tính nhẫn nại mà còn được trang bị sẵn đức tính lương thiện và thành thật, tuân thủ kỷ luật và pháp tắc. Người Phần Lan được thế giới công nhận là những người thành thật nhất.
Người ta có câu nói đùa nhưng lại rất chính xác về người Phần Lan, rằng: “Người Phần Lan bị mắc một loại bệnh, đó là điều gì cũng có thể nói nhưng không thể nói dối, việc gì cũng đều có thể làm nhưng không thể lừa gạt. Họ thật là ‘ngốc’!”
Để quên ví tiền cũng không lo bị mất
Trước đây, tạp chí Reader’s Digest của Mỹ từng tiến hành một thực nghiệm về chủ đề “Thành thật” tại hơn 16 thành phố trên toàn thế giới. Ở mỗi thành phố, trên 12 đường lớn, người ta đặt những chiếc ví bên trong có chứa khoảng hơn 1400 Euro, ảnh chụp gia đình, giấy tờ liên hệ. Một nhân viên của tạp chí này đứng xa quan sát xem người nhặt được ví tiền có tìm kiếm và trả lại ví cho người mất hay không.
Kết quả cho thấy, người dân ở thủ đô Helsinki, Phần Lan là những người thành thật nhất. Trong 12 ví tiền mà tạp chí này đặt trên đường làm thực nghiệm thì có 11 chiếc ví tiền được trả lại cho người chủ của nó.
“Không nhặt của rơi trên đường” đối với người Phần Lan mà nói chỉ là một việc rất tự nhiên. Hồi tôi mới đến Phần Lan sinh sống và công tác. Một lần, nhân tiện trên đường đi đón con, tôi mang theo chiếc ví đựng 500 Euro để mua đồ dùng sinh hoạt. Lúc tôi vào siêu thị mua đồ, thanh toán xong thì vội vàng xách túi đồ bước đi vì con gái đang chờ. Kết quả là để quên chiếc túi xách ở trong xe đẩy hàng bên ngoài siêu thị đó. Đến lúc tới trường đón con, tôi mới nhớ ra, trở lại siêu thị thì phát hiện chiếc túi đã không còn nữa. Người bán hàng của siêu thị sau khi hỏi rõ đã xin số điện thoại của tôi.
Không ngờ, hai ngày sau, người ta đã tìm được chiếc túi xách của tôi. Hóa ra là một vị khách hàng đã nhặt được và gửi lại cho siêu thị, một xu cũng không thiếu. Khi kể với những người bạn Phần Lan về sự việc này, tôi thường xuýt xoa: “Thật là may mắn!” Mấy người bạn Phần Lan nhìn tôi một cách khó hiểu, nói: “Chuyện này không có gì là kỳ lạ cả!”
Mỗi người tự giám sát bản thân mình
(Hình minh họa: Qua vakantiearena)
Mỗi một người Phần Lan, ngay từ nhỏ đều được cha mẹ giáo dục: “Không được lấy những thứ không thuộc về mình!”
Trên các phương tiện giao thông công cộng gần như không có nhân viên kiểm vé, nhưng không vì thế mà có người có tâm lý trốn vé. Ở rất nhiều khu vực, địa phương đều có các “cửa hàng thành tín”, bên trong không có nhân viên bán hàng, cũng không có thiết bị theo dõi giám sát. Khách hàng đến mua hàng hóa ở đây đều tự động quét mã hàng và tự động thanh toán tiền.
Trong trường học, sau khi học sinh sử dụng không hết các nguyên liệu chế biến ở các buổi học nấu ăn, các thầy cô giáo nhất định sẽ tìm kế toán trường để thanh toán tiền rồi mới mang số nguyên liệu không dùng hết ấy về nhà.
Ở Phần Lan, mỗi người đều tự mình “giám sát” bản thân một cách nghiêm khắc. Bởi vậy, cho dù không có người bán vé, không có nhân viên bán hàng, không có người giám sát, nhưng mọi người đều tự giác tuân thủ thành tín. Một người Phần Lan từng nói với tôi rằng: “Bởi vì trên thực tế chúng ta còn có một người giám sát mình, người đó chính là bản thân chúng ta!”
Một người bạn của tôi từng kể: Một lần, vào cuối tuần anh ấy đi đến khu chợ bán đồ cũ. Anh ấy nhìn thấy một bộ đồ ăn màu bạc được chế tạo rất tinh tế, nhìn như là một món đồ cổ quý giá đắt tiền.
Anh tiến đến hỏi người bán hàng: “Xin hỏi ông, bộ đồ ăn này có phải làm bằng bạc tinh khiết không?”
Ông lão bán hàng vội vàng phủ nhận, nói: “Đây không phải là bạc tinh khiết đâu, chỉ là mạ bạc thôi!”
Rồi ông kể thêm rằng, nhiều năm trước, trong một lần đi du lịch tại Trung Đông, nhìn thấy bộ đồ ăn này tưởng là được chế tác bằng bạc tinh khiết nên đã bỏ ra số tiền lớn để mua về. Nhưng nhiều năm sau, ông mới biết được nó chỉ là mạ bạc. Hiện giờ, ông muốn bán nó đi. Ông nói: “Bởi vì đã biết chính xác nó là mạ bạc, nên tôi tuyệt đối không thể để người khác bị mắc lừa được!”
Liêm khiết và thành thật là thước đo của người Phần Lan
(Hình minh họa: Qua 123RF.com)
Thành thật đã trở thành thước đo mà mỗi người Phần Lan đều phải thủ vững. Có thông tin rằng, trong một số cuộc sát hạch đối với nhân viên công vụ ở Phần Lan, đằng sau mặt của đề thi đều có đáp án đính kèm sẵn. Đó là đáp án mà thí sinh dùng để ước lượng số điểm của mình.
Sau khi làm xong bài thi, thí sinh hoàn toàn có thể so sánh với đáp án. Nhưng vô luận là đúng sai thế nào, cũng không thể xóa và sửa, càng không thể sao chép. Người nào biết mình thi không đạt, sẽ tự giác thi lại, cho đến khi đủ tư cách mới thôi.
Người Phần Lan không dựa vào “đường ngang ngõ tắt” để đạt được mục đích của mình. Họ nhất định thông qua thành thực, giữ chữ tín, thông qua lao động thật sự và gian khổ cố gắng để theo đuổi mục tiêu của cuộc đời. Liêm khiết và tự ràng buộc mình đã trở thành nếp sống, nét văn hóa trong xã hội Phần Lan.
Đối với nhân viên công vụ Phần Lan mà nói, nhận lễ cùng với ăn cơm khách mời là chuyện đại sự. Sự kết giao giữa người với người phải tuân thủ nghiêm ngặt đúng mực, giám sát của pháp luật cũng vô cùng nghiêm khắc, thậm chí đến mức hà khắc.
(Hình minh họa: Qua smoove.fr)
Pháp luật Phần Lan quy định, một khi nhân viên công vụ bị chứng thực là có hành vi tham nhũng thì lập tức bị cách chức, nghiêm trọng hơn sẽ bị bỏ tù. Nhưng điều quan trọng hơn là người ấy sẽ thật khó để đối mặt với bạn bè người thân và hàng xóm láng giềng. Người ấy còn bị xã hội xem thường, các doanh nghiệp cũng sẽ không thuê mướn người này. Có thể nói, “phí tổn” cho sự dối trá, tham nhũng ở Phần Lan là vô cùng đắt đỏ.
Bộ trưởng Tư pháp Phần Lan từng nói rằng, ý thức tự ràng buộc của bản thân là biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả nhất. Khi “thành tín”, “liêm khiết” và “sự tự ràng buộc” trở thành một loại môi trường, nếp sống xã hội thì tham nhũng tự nhiên sẽ không còn chỗ để ẩn thân. Chính phủ liêm khiết thì kéo theo đó tất sẽ là tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt sự thành tín.
Một người bạn từng nói với tôi rằng, anh ấy luôn thành thật bởi vì nói dối khiến anh ấy cảm thấy không thoải mái và rất mệt mỏi. Mỗi người đều thành thật đối đãi với người khác thì mọi người sẽ làm việc tuân theo quy tắc.
Người Phần Lan tin tưởng rằng: “Người cần cù sẽ có được các loại may mắn, người lười biếng thì chỉ có một loại bất hạnh”. Câu ngạn ngữ cổ xưa này vừa tràn ngập trí tuệ, vừa là bài học quý giá.
Nguồn tin: Theo trithucvnnet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn